Tìm hiểu khái niệm VÔ THỨC – Bí ẩn đằng sau những ấn phẩm truyền thông.

Bài viết theo kiểu tự sự, dưới góc nhìn của một gã từng dùng kha khá thời gian tuổi thanh niên để “tiêu xài” những ấn phẩm truyền thông.

Trước hết xin cám ơn 2 bộ óc xuất chúng của thế kỷ 20 này:

Freud và Carl Jung.

Phương Tây họ có cụm từ “escapism”  (“Chủ nghĩa chạy trốn hiện thực” – https://redpillvn.org/escapism-chu-nghia-chay-tron-hien-thuc/), và “Escapist Entertainment” – (Ngành giải trí thoát ly hiện thực). Những cụm từ này với người Việt còn mới lạ. Đọc hết bài viết để hiểu chính xác nó là gì.

Bài viết cũng sẽ giúp người đọc có lời giải cho 3 câu hỏi lớn:

  1. Vậy cái cốt lõi, bí quyết đằng sau những ấn phẩm truyền thông thành công nhất ngoài kia là gì? Tại sao khán giả lại đón nhận nó nồng nhiệt, và những người làm truyền thông ấy lại thu lợi nhuận lớn đến vậy?
  2. Nếu muốn bước chân vào ngành truyền thông, bạn phải làm gì để được thành công giống như họ?
  3. Vô thức – giải thích đơn giản nó là như thế nào?

Mở ngoặc một chút, khi nói đến “ấn phẩm truyền thông” tôi muốn ám chỉ đến tất cả những sản phẩm liên quan tới văn hóa nghe – nhìn – đọc của con người. Văn hóa “đọc”, chúng ta có các thể loại truyện, tiểu thuyết, sách báo… Phần “nghe”, chúng ta có các kênh radio, podcast, những bài hát… Phần “nhìn”, ấy là phim ảnh, video…

Vào thẳng vấn đề chính luôn:

—————————————

Một ấn phẩm truyền thông thành công, ấy là khi nó đáp ứng được những khát khao trong VÔ THỨC của khán giả.

—————————————

Khát khao trong VÔ THỨC”, bởi vì đa số khán giả còn không biết mình có những khát khao này. Nó không nằm trong tầng Ý THỨC, nơi người ta có thể nhận biết về sự tồn tại.

Những khát khao, mong đợi, ước muốn thầm kín của một (hoặc một nhóm người). Họ không nói ra, hoặc không thể diễn tả chúng bằng lời, thế nhưng qua những ấn phẩm truyền thông mà họ sử dụng cho mục đích giải trí, người ta đoán được chúng là gì.

—————————————

“Theo Freud, ông tổ của ngành phân tâm học, “vô thức” là một kho tàng chứa đầy các cảm xúc, suy nghĩ, ham muốn, ký ức nằm bên ngoài vùng kiểm soát ý thức. Hầu hết các nội dung của vùng vô thức đều khá khó chịu và không được chủ thể chấp nhận, như là cảm giác đau đớn, tủi hổ, lo âu, xung đột…

Cũng theo Freud, phần vô thức không ngừng ảnh hưởng lên hành vi và trải nghiệm của mỗi chúng ta, thậm chí người ta còn không biết đến sự tồn tại của nguồn sức mạnh này.

Vô thức còn có thể bao gồm cả những cảm xúc bị đè nén, những ký ức, thói quen, suy nghĩ, khao khát và phản ứng được ẩn giấu kỹ càng”.

–Trích từ tạp chí tâm lý học psychologytoday.

——————————————–

 

Vô thức, phần lớn nhất của tảng băng mà ít người nhìn thấy.

Trong tiếng Anh họ có một từ đó là “daydream” (a series of pleasant thoughts about something you would prefer to be doing or something you would like to achieve in the future – Cambridge Dictionary) mô tả chính xác trạng thái này. Không giống như những giấc mơ bình thường trong trạng thái ngủ, “mơ giữa ban ngày – daydream” ấy là khi người ta được chìm đắm (và khá thỏa mãn) trong trí tưởng tượng bản thân về một VIỄN CẢNH tươi đẹp trong tương lai, họ đạt được những thành tựu, hay được thực hiện những hành động từng mong mỏi. Tất cả mọi người đều có “daydream”, tôi chắc chắn luôn.

 

Đây là “daydream” thời thơ ấu của tôi. Còn bạn thì sao?

Có những thời điểm, “daydream” của đám trẻ nít chúng tôi còn mạnh đến nỗi, chúng tôi tập trung lại, mang hết những vật dụng bỏ đi trong nhà (chai lọ, nồi niêu, đồ cũ…) quyết tâm đưa cái túi thần kì của Doraemon ra thế giới thực. Chúng tôi chia nhóm, lập kế hoạch, lên bản vẽ thiết kế… cho những món “bửu bối” yêu thích. Trạng thái mơ mộng đó kéo dài chừng 2 ngày, cho đến khi bố mẹ phát giác ra kế hoạch động trời và ngu xuẩn ấy. 

Và quan trọng hơn hết, khi người ta lớn lên, những trạng thái “daydream” đó không hề mất đi, chúng chỉ được chuyển đổi sang hình thái khác.

Một ấn phẩm truyền thông thành công, ấy là khi nó tương đồng, đáp ứng được với “daydream” của nhóm khán giả sử dụng nó. Để bạn đọc dễ hình dung hơn tôi xin liệt kê ra một loạt ví dụ.

 =====================================

Phần I: CÁC SIÊU ANH HÙNG (super heroes).

Đây là chủ đề “gà đẻ trứng vàng” của ngành công nghiệp truyện tranh (comic books) từng ăn nên làm ra trong một thời gian dài. Tuổi thơ ấu của chúng ta chẳng lạ lẫm gì với những ấn phẩm dạng này.

 

Gần đây các hãng phim bắt đầu khai thác chủ đề này, đưa chúng thành các dạng thức khác như hoạt họa, phim hành động, phim truyền hình…  Song song với chúng là những tên tuổi lớn như DC, Marvel, Disney…

Spider Man.

Lấy ví dụ nhân vật này: Peter Parker. Anh ta là ai?

  • Không mấy đẹp trai, gia đình không có điều kiện, một căn nhà trọ tồi tàn, một công việc nhàm chán đáng ghét, tính tình hiền lành nhút nhát. Anh yêu Mary Jane, và thật không may, cô lại đem lòng thương một gã nhà giàu, ga lăng, mang tính cách “alpha” hơn Parker. Đây là mẫu hình của số đông nam thanh niên Mỹ hiện đại. Họ là những “nice guys” mà nhiều bài viết tôi nhắc tới, “sản phẩm” đặc trưng của mô hình xã hội ngày nay.

————————————-

Mọi chàng trai trẻ đều thấy bản thân mình hiện diện đâu đó trong nhân vật này.

————————————-

  • Quá trình anh chuyển biến, hóa thân thành một siêu anh hùng cứu nhân độ thế, rồi nhiều lần uất ức bởi vì không được Mary jane đón nhận tình cảm, rồi chính anh lại cứu nàng dưới lớp áo người nhện. Rồi nhân vật phản diện kia không phải ai khác mà lại chính là bố con cái thằng nhà giàu “alpha f.u.c.k boy” chết tiệt đã cướp người tình trong mộng của anh, cái kết bộ phim luôn là khi anh đập nó nhừ tử rồi tha thứ cho nó như một quý ông chân chính… Hầu hết những chàng trai trẻ tuổi đời trên dưới 20 đều từng trải qua những cảm xúc này.

 

Tôi cứu em nhưng tôi đếch thèm nói thân phận thật ra đâu nhé, phải để em tự nhận ra sự thật tôi là ai, như thế chẳng phải trông tôi  sẽ “cool” hơn bao nhiêu hay sao?

  •  Từ một thằng bé vô dụng, chẳng có gì trong tay, giờ này cả thành phố New York này đều ngưỡng mộ/trọng vọng/tôn sùng, tất cả đám người tầm thường ấy đều cần đến tôi.

Thấy gì không? Đây là khát khao trong vô thức của hàng triệu nam thanh niên trẻ – nhóm khán giả chính của loạt phim/comic ăn khách này.

ĐẤY LÀ KHAO KHÁT CHÍNH ĐÁNG. Bởi họ còn trẻ, bàn tay chưa gây dựng được nhiều giá trị. Xã hội CHƯA đánh giá cao bọn họ. Phụ Nữ không để ý tới họ. Họ cần được cảm thấy sự tôn trọng từ xã hội. Họ cần cái cảm giác sở hữu QUYỀN LỰC (cho dù nó một thứ quyền lực khá “ảo”, không hề tồn tại trong thực tế).

Cái cảm giác đắm chìm trong “daydream” với sự hóa thân vào các siêu anh hùng nó phê pha đến không tưởng. Tới tận bây giờ khi đã ngoài 30 tuổi tôi vẫn không quên được cảm xúc ấy.

Đấy chỉ là một ví dụ mà thôi. Tất cả chúng ta đều có thể thấy bản thân mình hiện diện đâu đó nơi bọn họ, những siêu anh hùng sản sinh ra từ trí tưởng tượng. Nói tôi biết bạn là ai trong đám này?

 

Iron Man.

Một gã tỉ phú tiêu tiền như rác. Một tay chơi có thể ngủ với bất cứ cô đào nào mà hắn muốn. Một bộ óc thông minh xuất chúng. Một bộ “đồ chơi” mang sức mạnh hủy diệt có thể cân tất cả các thể loại phản diện đến từ trong địa cầu cho tới ngoài hành tinh? Ở nhân vật này còn có gì mà đám thanh niên trẻ không khao khát nữa không?

 

Một “Nice guy” điển hình, có khao khát cháy bỏng phải bảo vệ nước Mỹ, mỗi tội cơ thể anh “nhược vcd”. Đâu có hề gì, một vài sự can thiệp từ quân đội là xong. Màn “lột xác” ấy thỏa mãn khát khao sâu thẳm của mọi khán giả trẻ. Một siêu anh hùng mang vẻ ngoài điển trai, vừa không bao giờ già đi, vừa không đánh mất cái vỏ bọc cao thượng lịch thiệp của Đàn Ông Mỹ. Sức mạnh của anh không dùng để tấn công, mà là để PHÒNG THỦ (Đa số những nam thanh niên Mỹ ngày nay lớn lên được dạy dỗ và cài đặt cái mindset này. Sức mạnh của cá nhân họ không được phục vụ cho mục đích xâm lăng và gây hấn, mà phải dùng để phục vụ và bảo vệ).

Ồ, đừng tưởng chỉ có ở nước Mỹ mới sản sinh ra các “siêu anh hùng” nhé. Các xứ Á đông từ xưa kia cũng đã tồn tại hàng loạt các anh tài mang đặc tính na ná tương tự. Các anh ấy có khả năng võ nghệ tuyệt luân, bắn chưởng bùm chéo, khinh công … hầu hết đều có xuất xứ từ Hồng Kong, Đài Loan, Trung Hoa đại lục…

 

Viết tới đây lại nhớ anh tài này. Một thanh niên xuất thân thấp kém, ngáo ngơ, loser vcd nhưng được cái căn cơ tốt. Một mô típ quen thuộc: rớt xuống vực – lụm bí kíp – xưng bá thiên hạ. Nó thỏa mãn cái tôi (ego) của hàng triệu thanh niên Đông Á thời bấy giờ. Chẳng cần đi đâu xa xôi, nếu bạn muốn đi vào mảng truyền thông giải trí hãy học từ Kim Dung đã quá đủ. Có 3 bước rõ ràng:

  1. Xác định nhóm khách hàng tiềm năng của mình là ai. (Trong trường hợp này là những thanh niên trẻ độ tuổi từ 12-30).
  2. Xác định điều gì đang là khát khao trong thầm kín trong vô thức của họ? (Ở đây là sự mưu cầu vị thế, sự trọng vọng, quyền lực, hay khả năng võ thuật, hay đàn bà?)
  3. Vẽ nên một câu chuyện giả tưởng làm thỏa mãn những khát khao đó.

“Escapist Entertainment” đấy. Cá nhân tôi chẳng có quan điểm tiêu cực gì với những ấn phẩm truyền thông – giải trí dạng “thoát ly thực tại” này. Cuộc sống này khó khăn và chán ngắt, con người ta ai cũng cần một vài liều “get high”, giải tỏa sau chuỗi ngày làm việc chứ. Còn gì tuyệt vời hơn là một tối thứ 7 ngồi chill Netflix cùng với gia đình và bạn bè?

Đấy là mặt tích cực của vấn đề, vậy còn mặt trái tiêu cực của Escapist Entertainment thì sao? Nếu những khách hàng sử dụng nó đi quá xa khỏi công dụng chính là sự giải trí thì sao? 

Xin được đưa ra 2 dẫn chứng là mặt trái, là những ảnh hưởng xấu của “Escapist Entertainment” đến người xem.

—————————————————-

  1. Ấy là khi họ chọn thoát ly thực tại, và KHÔNG MUỐN QUAY VỀ thực tại.

Đám trẻ trong xóm tôi ngày xưa xuất hiện một hai thằng bị cái chứng “ngộ chưởng”.

“Ngộ chưởng” tức là khi nó xem quá nhiều phim kiếm hiệp Tàu mà trở nên điên khùng. Từ đi đứng, nói năng không còn ra người bình thường nữa. Tay chân luôn múa may “luyện công”, “bắn chưởng”, “tung chiêu”… Nói chuyện với bạn bè xưng “ta” gọi  “đệ”, xưng hô với bố mẹ nó kêu “bổn thiếu gia”…

Đầu óc chúng nó tối ngày mơ màng về cái thế giới kiếm hiệp giả tưởng. Họ không muốn thoát ra mà nhìn vào cái thực tại khắc nghiệt, để mà lớn, để mà trưởng thành, đối diện với cuộc sống. Sau đây là vài ví dụ.

 

 

Phương Tây ngày nay có rất nhiều “ca” dạng như thế này. Sẽ chẳng sao hết nếu một thằng nhóc tiểu học sở hữu vài ba món “đồ chơi siêu nhân”, nhưng đây là những gã Đàn Ông ĐÃ TRƯỞNG THÀNH, mấy ông đang làm cái mẹ gì thế hở giời?

“Giải trí thoát ly thực tại” – Escapist Entertainment nó như những liều ma túy tinh thần vậy. Sử dụng “đủ liều”, cuộc sống của bạn trở nên thi vị hấp dẫn. Nếu như “quá liều”, ấy là khi bạn để bao ngày tháng thanh xuân quý giá trôi tuột vào sọt rác…

Những thằng trai trẻ tối ngày mơ màng săn đón tin tức về các siêu anh hùng màn bạc, rồi đời tư diễn viên, bàn luận và tưởng tượng diễn biến mạch truyện.

Những đứa con gái đã ngoài 20 tuổi, cái tuổi BẮT BUỘC phải đối diện với cuộc đời khắc nghiệt, mấy em đang làm cái gì thế? Tối ngày vác cái laptop ngồi “lên đồng” với hết cuốn sách ngôn tình Tàu, cho đến phim điện ảnh Hàn Quốc (phần sau sẽ nói rõ hơn về điều này).

———————————————

2. Họ có cái nhìn hoàn toàn lệch lạc về thế giới thực tại.

Tôi rất buồn khi nhìn thấy rất đông (thậm chí ĐA SỐ) thanh niên ngoài kia mắc cái hội chứng hoang tưởng lệch lạc thực tại này.

“Lệch lạc” tức là sao?

Phải nhắc lại điều này, “truyền thông giải trí” nó thỏa mãn khát khao trong vô thức, tức “daydream” của đám đông. Thế nhưng khi áp dụng vào thực tế thì nó không phù hợp một chút nào.

Những thằng bé (kể cả mấy “thằng lớn” luôn) bỏ quá nhiều thời gian vào Escapist Entertainment, ở dưới bất cứ dạng thức nào (game, truyện tranh, hoạt hình, phim ảnh…) thường có chung một vài chứng bệnh trong tư duy:

  • Thứ nhất, họ luôn đòi hỏi NGƯỜI KHÁC phải nhanh chóng thỏa mãn điều mình muốn, giống như trong phim vậy, như tôi từng giải thích trong bài này https://redpillvn.org/mot-vien-bluepill-dien-hinh-ma-truyen-thong-ban-gieo-vao-nao-ban/. Cuộc sống thực tại này nó khắc nghiệt và rắc rối. Anh muốn đạt được một thứ gì đó phải đánh đổi bằng vô số thời gian và công sức. Sẽ không bao giờ có cái chuyện anh nhanh chóng đạt được thành tựu mong muốn, chỉ nhờ anh ngã xuống vách núi (truyện kiếm hiệp), anh bị một con nhện ngoài hành tinh cắn (spider man), hay trải qua một cuộc thí nghiệm của quân đội (Hulk+ captain America)…

“Dục tốc bất đạt”, “Có công mài sắt có ngày nên kim”, ông bà ta đã dạy rồi. Muốn đạt được điều gì thì nhấc cái mông lên mà LAO ĐỘNG đi, chớ ngồi đấy tưởng tượng viển vông.

  • Thứ hai, nếu như không được thỏa mãn nhanh chóng, ấy là khi họ chọn phương thức BẠO LỰC để giải quyết vấn đề.

Luôn là hằng loạt sự đòi hỏi thiếu thực tế từ những đứa – trẻ – không – chịu – lớn. Xã hội loài người đã tiến lên một nấc thang mới văn minh hơn, ở đây người ta giải quyết những mong muốn cá nhân dưới dạng thức trao đổi – thỏa hiệp – thương lượng. Anh phải GIVE SOMETHING (trao đi thứ gì đó), để GET SOMETHING (lấy về thứ gì đó), một quy luật tất yếu của xã hội mới.

Những thanh niên mang tâm thức trẻ con này, trong đầu chứa đầy phim viễn tưởng siêu anh hùng (hay bất cứ ấn phẩm truyền thông dạng bạo lực nào khác), thường không nhận ra quy luật này.

Cứ nhìn đám thanh niên trẻ sẵn sàng dùng nắm đấm với người lạ mặt khi không được như ý là hiểu. Nhìn xem thường ngày họ giải trí bằng thứ gì? Họ nghe-nhìn-xem gì? Đây là hệ quả tất yếu. Bởi vì từ trong bộ não họ, BẠO LỰC (bằng ngôn từ, hay bằng nắm đấm) là phương án DUY NHẤT để giải quyết vấn đề.

Những thể loại game bạo lực gây ảnh hưởng lên não bộ.

Tham khảo: Những hiệu ứng tâm lý của game bạo lực https://www.nytimes.com/2013/02/12/science/studying-the-effects-of-playing-violent-video-games.html

Game cũng là một loại hình truyền thông. Những game bạo lực/đấm đá/ chém giết máu me… cũng đáp ứng được nhu cầu bản năng của những thằng bé trai. Từ trong vô thức tập thể (collective unconscious) chúng là những chiến binh, được thừa hưởng nguồn gene xâm lăng từ tổ tiên xa xưa.

 =====================================

Phần II: CÁC ẤN PHẨM NGÔN TÌNH DÀNH CHO PHÁI NỮ.

Cũng tương tự như các siêu anh hùng (superheroes) dành cho phái nam, Phụ Nữ cũng có những “đồ chơi” riêng. Thậm chí họ còn có phần chìm đắm sâu hơn, họ gần như muốn sống với thế giới giả tưởng (fantasy world) do truyền thông vẽ ra hơn cả thế giới thực (reality).

Để tôi lấy vài ví dụ cho bạn đọc dễ hình dung.

“twilight” hay Chạng vạng.

Tham khảo loạt bài viết về “badboy”

Đọc tham khảo để bạn nhận ra một sự thực rằng, MỌI PHỤ NỮ đều có mang những yếu điểm (weak spot) khi ở gần những gã badboy. Họ không nói ra, nhưng từ trong vô thức họ khát khao những phẩm chất ấy.

Vậy thì với Phụ Nữ nói chung, còn gì tuyệt vời hơn là được ngã vào vòng tay của một gã hung hiểm, tàn bạo, mang khả năng sát thương vô cùng lớn (lớn đến nỗi phần “con thú” trong gã sẵn sàng bục phát bất cứ lúc nào và lấy đi sinh mạng nàng)?

Ở chiều ngược lại, hắn còn vô cùng đẹp trai và tài hoa, được nhiều người mến mộ, và quan trọng hơn hết, HẮN YÊU NÀNG và sẵn sàng làm mọi thứ (kể cả hy sinh) vì nàng?

“Beauty and the Beast”- người đẹp và quái vật.

Đây cũng tương tự này. Motip phim này không phải tự dưng mà lại trở nên ăn khách. Tôi phải nhắc lại, nó đáp ứng được khát khao trong VÔ THỨC của đối tượng khán giả tiếp cận – những Phụ Nữ trẻ.

Các nhà làm điện ảnh Hàn Quốc cũng “bắt sóng” được yếu tố này mà làm hàng loạt bộ phim ăn khách với cùng na ná nội dung:

 

Phim “werewolf boy” năm 2012.

 

Phim “Giày thủy tinh” năm 2002.

——————————————-

Hãy cho tôi biết những bộ phim yêu thích của bạn là gì, tôi sẽ chỉ ra những khát khao ẩn tàng trong vô thức của bạn. Inbox page để nhận lịch tư vấn sớm nhất hehe.——Pill.

——————————————–

Hoặc là nếu bạn đã biết về bản năng “hypergamy” của Phụ Nữ, tham khảo:

Việc họ mong muốn có được một gã tình nhân có địa vị xã hội hơn mình, thậm chí hơn vượt trội, là chuyện đương nhiên. Còn gì hơn là một triệu phú trẻ trung, lịch lãm, giàu có, địa vị xã hội cao, được cả triệu cô gái trẻ thầm thương trộm nhớ, một “sát thủ trên giường ngủ” theo nghĩa đen. Ngoài mặt gã cư xử lạnh lùng nhưng trong thâm tâm hắn yêu nàng điên dại…

Gã thỏa mãn GIẤC MƠ của mọi cô gái trẻ. Kệ mẹ chứ nhỉ? Ai đi đánh thuế giấc mơ cơ chứ?

Thì đây, các cô muốn thì chúng tôi trao thứ các cô cần. Nhớ bỏ tiền đến rạp để thỏa mãn giấc mơ nhé:

 

Ảnh phim “50 sắc thái – Fifty shades of grey”.

Đấy là lý do “ngành công nghiệp ngôn tình” lại ăn nên làm ra tới như vậy. Cứ ra hiệu sách mà xem, cả cả ngàn vạn cuốn sách-truyện ngôn tình từ Trung-Hàn-Đài với mô tip na ná như vậy. Những thiếu gia con trai độc nhất của chủ tịch tập đoàn, đẹp trai, lịch lãm, những “ông vua con” thời hiện đại… lại đem lòng đi yêu mấy em gái hoàn toàn tầm thường, làm công việc dọn vệ sinh part time. Lấy ví dụ minh họa vậy thôi chứ tôi chẳng thèm đọc mấy ấn phẩm dạng này đâu.

Phim “Hậu duệ mặt trời”

Đây cũng là một ví dụ điển hình. Ở một đất nước mà nghề quân nhân được xếp ở thứ bậc cao trong xã hội như Hàn Quốc, thì còn gì tuyệt vời hơn là được kết đôi với một anh sĩ quan vừa trẻ, vừa đẹp trai, vừa giỏi giang thiện chiến… Được chàng đón đi date trên một chiếc trực thăng chuyên cơ chỉ dành cho đặc vụ liên hiệp quốc. Sướng! Có chết cũng cam lòng, nhỉ?

Phim “Boys over Flowers”.

Con gái bà lao công, nhan sắc lẫn thân phận hoàn toàn bình thường (thậm chí tầm thường) lại được 2 thiếu gia tập đoàn sừng sỏ của Hàn Quốc, toàn những hot boy soái ca từ sao hỏa rớt xuống, yêu điên dại. Hỏi 9/10 em gái xem phim này mà xem cảm xúc họ ra sao? Có phê pha không tưởng hay không?

——————————————-

Những nhà sản xuất phim, hay bất cứ những người làm truyền thông thành công nào, bọn họ đều là những bậc thầy nắm bắt tâm lý đám đông. 

“Bầy cừu” khao khát điều gì, họ bán cho điều ấy.

Tham khảo: https://redpillvn.org/hanh-trinh-free-thinker-phan-vii-cuu/

———————————————

 

Phim “Điên thì có sao – It’s ok to not be OK”

Một bộ phim đang làm mưa làm gió những ngày gần đây. Trong một xã hội tôn sùng những “nữ cường nhân” khao khát địa vị xã hội, một nữ nhà văn trẻ, thành công, xinh đẹp, kiêu sa, từng bộ cánh cô khoác lên mình đều được đầu tư chăm chút kỹ lưỡng thậm chí khá “khủng”… Một mẫu “Super Hero” dành cho chị em ta là đây chứ đâu?

Và cũng thật “trùng hợp”, cô mang trong mình nhiều chấn thương tâm lý khó chữa lành từ thời ấu thơ (Damage Woman), điều mà khiến cho nhiều cô gái trẻ thấy sự đồng cảm. Họ nhìn thấy mình na ná, giông giống, thấy bản thân mình ở đâu đó trong nhân vật.

Cô yêu một anh chàng mang địa vị xã hội thấp hơn. Chẳng sao cả, bởi anh ta là chàng trai đặc biệt, người nhìn thấy yếu điểm chết người và có khả năng chữa lành tâm hồn cô.

Tôi không cần xem phim. Đọc review thôi đã là quá đủ.

Cũng tương tự như ảnh hưởng của các siêu anh hùng (superhero) lên đám con trai, phim/truyện ngôn tình cũng gây tác hại không kém lên nhóm khán giả tôn sùng nó – những em gái trẻ.

  1. Họ đang lãng phí quá nhiều thời gian tuổi thanh xuân: Không ai cấm các em chill hay mơ mộng cả. Thế nhưng cái việc các em dành 3 tiếng mỗi tối, 6 buổi tối 1 tuần cho phim ảnh ngôn tình là có chuyện đấy.

Thực tại (reality) này quá nhàm chán, và họ chọn sống trong thế giới giả tưởng (fantasy), không muốn quay về nữa.

Thời điểm thanh xuân của người con gái là QUAN TRỌNG NHẤT cuộc đời. Có vô vàn thứ quan trọng phải học hỏi, để mà ra những quyết định liên quan đến hạnh phúc bản thân sau này. Hãy cân nhắc việc sử dụng quãng thời gian quý giá này.

2.Họ mang một lăng kính hoàn toàn lệch lạc về xã hội thực tại nơi họ sống.

Dân mình hay ám chỉ mấy em gái bị “lậm” văn hóa ngôn tình là đây. Đầu óc họ mơ mơ màng màng, không còn chút thực tế nào.

  • Đầu tóc, điện thoại, quần áo, mỹ phẩm… đều lấy từ những “chuẩn mực” trong phim ảnh Hàn Quốc mà ra. Họ quên mất rằng Việt Nam này là xứ đang phát triển, người dân chúng ta có mức sống thua xa bọn họ. Để đáp ứng những tiêu chuẩn bề ngoài kể trên, một là ba mẹ em phải cực giàu, hai là em phải “bán” đi cái thứ quan trọng mà ai cũng biết nó là gì đấy.
  •  Những em gái có chút nhan sắc (hay tự cho rằng mình có nhan sắc) thường hay mắc chứng bệnh ảo tưởng về giá trị bản thân. “Ồ mình soi gương thấy mặt mộc cũng đâu có kém gì Goo Hye Sun đâu? Mình cũng phải kiếm thằng nào cỡ Goo Jun Pyo cho nó xứng đôi vừa lứa chứ?

Toang ! Đến 28 30, hết lựa chọn, ế cả loạt lúc đấy hối hận không kịp nữa rồi.

  • Thực tại trong hôn nhân (hay bất cứ mối quan hệ nam nữ nào khác) nó vô cùng NHÀM CHÁN. Họ không chịu được cảnh nhàm chán đó mà sẽ liên tục tìm kiếm đến những “Drama” tương tự những bộ phim họ xem. Người Đàn Ông kia phải tạo cho họ những “trải nghiệm” chỉ thấy trên phim ảnh: sung sướng, đau đớn, hờn dỗi, dằn vặt, xót xa, uất hận v..vv…

Kết quả như chúng ta thấy, ngày trẻ, đa số các em gái sẽ chọn đâm đầu vào đám alpha, f.u.c.k boy, asshole như tôi từng nhắc trong bài này: https://redpillvn.org/cau-chuyen-mat-biec-single-mom-va-su-dao-duc-gia-cua-dam-dong/. Toang tập 2 !

 =====================================

Phần III: VÀ NHỮNG SẢN PHẨM TRUYỀN THÔNG KHÁC.

Đừng cho rằng chỉ có những nhà làm phim của Hollywood và Hàn Quốc mới có khả năng thu phục khán giả. Nhầm to.

Trên mạng xã hội một thời gian trước rộ lên phong trào làm video ngắn mang thông điệp na ná nhau: “Giả nghèo thử lòng người yêu và cái kết…”

 

Nó đáp ứng được những ẩn ức nằm trong vô thức của một bộ phận lớn nam thanh niên trẻ. Ở tuổi ấy, ai cũng từng một lần bị gái từ chối (vì nghèo, hoặc chưa trưởng thành, hoặc chưa sự nghiệp…), hoặc bị người yêu đá (trước khi cô ấy đi lấy chồng).

“Cái kết” luôn là sự bẽ bàng (khóc lóc, xin lỗi, lậy lục) của những cô gái sau bài test về tài chính.

Nó thỏa mãn những cảm xúc hờn, dỗi, cay đắng, tủi nhục… ẩn chứa trong đầu óc tụi thanh niên trẻ. Xem xong mà cảm thấy nó đã, nó sướng gì đâu !

 

Hay bộ truyện này cũng như vậy. Bất cứ người trưởng thành nào cũng thấy bản thân mình đâu đó trong câu chuyện. Tụi con trai, đứa nào mà chả một thời thầm thương trộm nhớ bóng hồng nào đó, làm tất cả vì nàng, và cuối cùng nàng đi theo thằng khác?

—————————————–

Nhắc lại lần nữa: “Vô thức còn có thể bao gồm cả những cảm xúc bị đè nén, những ký ức, thói quen, suy nghĩ, khao khát và phản ứng được ẩn giấu kỹ càng”.

—————————————–

 

Ảnh series phim truyền hình kinh dị ăn khách “The Walking Dead”.

Tham khảo bài này: https://redpillvn.org/black-pill-hien-tuong-can-thuoc-qua-da/

Đây là một dạng “bệnh” tâm lý chung của đa số con người sống trong xã hội hiện đại. “Black pill” là những người mang cái nhìn tiêu cực: nhịp sống thường nhật này buồn tẻ và chán ngắt, con người đã quá tha hóa và ích kỷ, sống trên đời này liệu còn có điều gì có ý nghĩa nữa đâu?

Ấy là khi các nhà làm truyền thông mang đến cho bạn món quà giải trí đáp ứng mọi nhu cầu khao khát thầm kín: Một đại dịch xác sống.

Ở thế giới ấy, con người bị “càn quét” toàn bộ, từ gã hàng xóm lắm mồm, cho đến tay sếp già khó tính, cho đến bà vợ/ông chồng bạn đã hết thấy tình cảm yêu thương…

Những mẫu “siêu anh hùng” (super heroes) không còn quá xa vời nữa, mà giờ này họ được nhào nặn trở nên thật hơn, real hơn, gần gũi hơn với khán giả.

Những nguy hiểm luôn rình rập, cuộc sống chán chường khi xưa giờ trở thành một cuộc đua sinh tồn. Sống nay chết mai. Liệu có còn thấy nhàm chán nữa không?

Và đây là quả chốt.

 

Viết bài đả kích truyền thông thoát ly thực tại (Ecapist Entertainment) mà không nhắc tới series ăn khách này thì là một thiếu sót lớn.

Đây là một “super combo”, một nồi lẩu thập cẩm chứa đựng tất cả các yếu tố ăn khách của nghệ thuật truyền thông: Có ngôn tình drama nhé, có siêu anh hùng nhé, có đấu trí – tranh đoạt quyền lực nhé, Có yếu tố L.G.B.T và cảnh nóng 18+ nhé, Rồng và Zombie nhé…

 =====================================

Phần IV: VẬY NHỮNG NGƯỜI LÀM TRUYỀN THÔNG CÓ XẤU XA ÁC ĐỘC HAY KHÔNG?

Rất nhiều người khi mới ăn Red Pill sẽ có cái băn khoăn nghi ngờ này.

“Họ lan truyền toàn những thông tin sai lạc so với sự thực, tất nhiên họ là người xấu”.

“Bọn họ rõ ràng có toan tính, đám đông ngu dốt kia xem và tin theo họ, cuối cùng TOANG cả loạt rồi đấy !”

“Chắc chắn có một thế lực ngầm nào đứng sau sai khiến bọn họ”.

Xin trả lời luôn. Nhận định như trên là SAI. Bạn đang lậm sang Black Pill và lỗi tư duy trắng đen (https://redpillvn.org/hanh-trinh-free-thinker-phan-iv-loi-tu-duy-trang-den/).

Tất nhiên là vẫn có tồn tại những doanh nghiệp làm truyền thông bị thao túng bởi các thế lực đứng sau, với mục đích điều khiển đám đông. Thế nhưng nếu bạn nhận định rằng TẤT CẢ những người làm truyền thông đều ác ôn, rác rưởi, thì đấy là nhận định ấu trĩ.

Sự việc đơn giản và dễ hiểu hơn nhiều.

Lấy ví dụ một chủ đề ăn khách thời gian gần đây đi: “Zombie – đại dịch xác sống”. Khởi đầu nó chỉ là 1 vài bộ Comic book được người ta sáng tác nên. Nó được khán giả chào đón nồng nhiệt. Những tác giả ấy kiếm ra tiền. Nguồn LỢI NHUẬN ấy là động lực thôi thúc các hãng truyền thông khác bắt chước theo, tiếp tục đầu tư vào, sản xuất ra nhiều ấn bản truyền thông xoay quanh chủ đề này. Một loạt các phim kinh dị điện ảnh, rồi series phim truyền hình, rồi các short film được các hãng phim lẻ sản xuất đẩy lên youtube…

————————————-

Với những người sản xuất – bên bán hàng (ở đây là những người sản xuất các sản phẩm truyền thông giải trí), LỢI NHUẬN chính là động lực của họ.

————————————-

Họ được pháp luật cho phép. Khán giả bỏ tiền ra tiêu thụ sản phẩm. Họ thu được lợi nhuận. Mọi hậu quả tâm lý gây ra cho người xem hay những rủi ro tác động lên xã hội sau đó, họ đều không quan tâm.

Nó cũng giống như việc trong quá khứ gia đình tôi từng mở dịch vụ kinh doanh quán game internet vậy (Xét về khía cạnh nào đó, chúng tôi cũng đang làm truyền thông). Tôi biết rằng sản phẩm dịch vụ ấy gây tác hại lên tụi trẻ, rồi gia đình bố mẹ chúng nó không ưa gì mô hình kinh doanh ấy, thế nhưng nó lại là nguồn LỢI NHUẬN lớn nuôi sống chúng tôi. Pháp luật cho phép chúng tôi làm điều ấy. Vậy thì cứ làm thôi.

Quy luật rất đơn giản: 

  1. Một vài cá nhân đi đầu sản xuất và tạo nguồn lợi nhuận.
  2. Hàng loạt các hãng truyền thông khác ăn theo, tạo nên một làn sóng.

====================================

Phần V: KẾT.

Bài khá dài, tổng hợp lại có mấy ý chính sau đây thôi:

  •  Thứ nhất, nếu bạn là những người TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRUYỀN THÔNG ( hay khách hàng – Consumer). Nên nhớ rằng những ấn phẩm ấy làm ra với mục đích GIẢI TRÍ (entertain), hãy chọn cách làm một nhà tiêu dùng khó tính. Tách bạch chúng ra, nhận diện đâu là sự thật (reality) đâu là ảo tưởng (fantasy) do người khác vẽ nên.
  • Thứ hai, nếu bạn là người SẢN XUẤT NỘI DUNG TRUYỀN THÔNG (Producer). Bí mật đằng sau nó rất đơn giản:
  1. Xác định nhóm đối tượng mà bạn tiếp cận.
  2. Xác định khao khát nằm sâu trong VÔ THỨC của họ là gì. (“daydream” của họ).
  3. Xây dựng nên cốt truyện thỏa mãn khao khát ấy.

Bạn cần một chút kiến thức về phân tâm học cùng với khả năng tưởng tượng nữa, chúc may mắn.

À còn nữa. Những “ấn phẩm truyền thông” này không phải mới xuất hiện gần đây nhé, nó đã có từ rất rất lâu rồi. Ban đầu cũng chỉ là những câu chuyện tưởng tượng của một (hoặc một nhóm người), và nó được lưu truyền hết năm này qua năm khác, từ đời này sang đời khác qua phương thức TRUYỀN MIỆNG.

Nhóm đối tượng sử dụng ấy là những ai? Còn ai vào đây nữa, ngoài những đứa trẻ và những người Phụ Nữ, những người bà, người chị, người mẹ trực tiếp kể lại cho chúng?

Nếu đọc kỹ nội dung của những câu chuyện cổ tích, ta dễ dàng nhận ra những “ẩn ức” nằm sâu trong vô thức của những người Phụ Nữ. Tại sao lớp nhân vật “dì ghẻ” lại thường bị coi là xấu xa đê tiện đến như vậy, trong khi trên thực tế họ chỉ đơn giản là một người Phụ Nữ đến sau trong gia đình? Chẳng phải đây là nỗi sợ hãi ẩn chứa trong vô thức từng người Đàn Bà hay sao. Người Phụ Nữ “đến sau” ấy sẽ tranh giành nguồn lực trong gia đình, chiếm lấy sự yêu thương từ người Đàn Ông, sẽ đối xử không tốt với những đứa con của họ?

 

Một cô gái ngủ mê cả trăm năm không tỉnh, thế mà nhan sắc không hề phai nhạt đi, cuối cùng được đánh thức bởi nụ hôn của chàng hoàng tử?

 

Một cô gái xuất thân thấp hèn, nhờ đánh rơi chiếc giày mà được chàng hoàng tử đi khắp đất nước tìm kiếm?

—————————————————-Pill.

 

Chia sẻ để phát triển cộng đồng:

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Donate cho tác giả tại đây để duy trì website và phát triển thêm những nội dung hữu ích khác.

Related Posts

0 0 votes
Article Rating
guest

1 Comment
Inline Feedbacks
View all comments
hiếu
hiếu
10 months ago

em thích phim: pulp fiction, the hateful eight, once upon a time in holly wood, no country for old men, the revenant, godfather,