4 nguồn lực giá trị mỗi con người.

Trong rất nhiều bài trước tôi đề cập đến khái niệm “giá trị” (value) của Đàn Ông. Vậy chính xác nó là những gì? Xây dựng nó như thế nào? Bài này bạn sẽ có tất cả những câu trả lời liên quan.

“Red Pill” này chẳng có gì mới mẻ. Ở Việt Nam gần đây đã có người chỉ ra nó rồi: https://www.youtube.com/watch?v=Buf5dob6BN8

Khi nói đến khái niệm “giá trị” của một người, đa số thường chỉ nhắc đến một giá trị duy nhất: TIỀN (hay là bất cứ loại vật chất hữu hình nào như là bất động sản, trang sức, cổ phiếu, tài sản….). “Có tiền mua tiên cũng được”. TIỀN, là “giá trị” duy nhất tồn tại định hình nên một con người, họ cho là như vậy. Nhưng điều đó liệu có chính xác không?

Trong thực tế tồn tại tận 4 giá trị nguồn lực:

  1. Giá trị cá nhân (Personal capital).
  2. Giá trị về mặt cảm xúc, hay tinh thần (Emotional Capital)
  3. Giá trị xã hội (Social capital).
  4. Giá trị vật chất (Financial capital).

==================================

4 nguồn lực giá trị mỗi con người

I. GIÁ TRỊ CÁ NHÂN.

1. Khái niệm

Đơn giản là những thứ sở hữu thuộc về TÂM TRÍCƠ THỂ bạn.

Những “nguồn vốn” ấy có thể là do người ta được thừa kế từ cha mẹ: chỉ số IQ, chiều cao, ngoại hình xinh đẹp…

 

Hoặc là do chính họ phải đầu tư mà nên:

  • Hằng ngày họ học hỏi được những gì? Mỗi cuốn sách họ đọc, những bài giảng họ nghe… đều góp phần làm “giàu” lên giá trị cá nhân nằm trong bộ não.
  •  Họ chăm sóc cơ thể ấy như thế nào? Có bỏ thời gian tới phòng gym, tập thể dục, chạy bộ, đi bơi… hay không?
  •  Họ ăn uống có điều độ, đảm bảo sức khỏe hay không?

Tất cả những hoạt động chăm sóc thể chấttrí não ấy đều là khoản đầu tư vào NGUỒN VỐN CÁ NHÂN (I).

2. Những sai lầm trong đầu tư:

Ngoài kia có rất nhiều người (thực đáng buồn ấy là đa số) xem nhẹ nguồn lực này. Họ gần như không hề đầu tư vào sức khỏe thể chất hay trí não. Họ viện đủ lý do để thoái thác: nào là không có thời gian, không có tiền, không có điều kiện…

Những “tỉ phú thời gian” ấy thà đem ném sọt rác những thứ vô bổ hơn là nguồn lực cá nhân quan trọng. TIỀN cũng chỉ là cái cớ, những cuốn sách bán ngoài tiệm mang đầy kiến thức hữu ích với cái giá rất rẻ, nhưng họ ít khi đụng tới. Chạy bộ ngoài công viên thường không mất một xu nào, thế nhưng họ chưa bao giờ có ý định.

Có nhiều người thì quá ỷ lại vào nguồn lực cá nhân do được THỪA KẾ. Những cô nàng trẻ trung xinh đẹp ngoài kia là một ví dụ. Thời thanh xuân họ mặc sức ăn chơi phung phí thứ nhan sắc được thừa hưởng từ cha mẹ ấy (họ may mắn hơn những người khác nhờ sinh ra từ bụng một Phụ Nữ đẹp) mà không chịu “đầu tư” một cách khôn ngoan. Đáng tiếc cho họ, thứ “tài sản thừa kế” này chỉ ở lại với họ trong một thời gian rất ngắn ngủi. 

Hoặc có nhiều gã Đàn Ông dựa dẫm vào chỉ số IQ cao hay ngoại hình vượt trội, những “tài sản” thừa kế từ cha mẹ. Họ có thể học rất giỏi trong trường, có thể có ngoại hình bắt mắt, thế nhưng ra đời họ thiếu đi cái động lực vượt qua khó khăn, dẫn đến ít khi họ đạt được thành tựu đặc biệt nơi “trường đời”. 

Người ta có được khỏe mạnh, đầu óc có thông tuệ hay không phụ thuộc vào khoản “đầu tư” này đây. Cơ thể của bạn 20 năm đầu đời là do cha mẹ ban cho, ngoại hình và đầu óc bạn thời điểm này phụ thuộc vào cách nuôi dạy của họ, còn sau 20 tuổi, đây là quãng đời bạn phải tự chịu trách nhiệm với bản thân mình.

“You are what you eat”. Bạn “ăn” thứ gì thì con người bạn trở nên đúng như vậy. 

==================================

II. Giá trị cảm xúc, hay giá trị tinh thần (Emotional capital).

Nguồn lực này cũng là vô cùng quan trọng, nhưng lại ít người chú ý đến. Nó gồm 2 yếu tố:

1. Khả năng chịu đựng và vượt qua nghịch cảnh: Khi một dự án lớn thất bại (thi trượt, bị mất job, cháy nhà…etc), khi mất đi người thân.

2. Động lực phấn đấu: Đây là thứ thúc đẩy một người có thể ra ngoài thế giới đoạt lấy thứ họ muốn. Bạn muốn mở một dự án kinh doanh, hoàn thành deadline công việc, hay vượt qua một kì thi khó khăn sắp tới… Đều cần đến nguồn lực này.

——————————————–

 

Trên đời này để đạt được bất cứ thành tựu nào, những yếu tố như thời gian, tiền bạc, may mắn… là chưa đủ. người ta còn cần tới thứ nguồn lực tinh thần (Emotional capital) này nữa.

Nó mang về sự tự tin/sức bền trong công việc/tính chắc chắn/sự quả quyết/nghị lực, kể cả khi người ta phải đối diện với những tình huống khắc nghiệt nhất.

Bởi một lẽ đơn giản, con người ở bất cứ thời đại nào, dù muốn hay không, họ đều phải đối mặt với những khó khăn thách thức trong cuộc sống.

Người ta có NĂNG LƯỢNG để theo đuổi, chinh phục được bất cứ điều gì quan trọng hay không là nằm ở yếu tố này.

 

Được ở bên cạnh những người có dư thừa nguồn lực cảm xúc này rất “sướng”, họ luôn mạnh mẽ, tự tin, hào sảng. Người đối diện như luôn được tiếp thêm năng lượng khi bên cạnh họ. Phụ Nữ luôn cảm thấy an tâm và cảm mến, còn Đàn Ông thì muốn kết giao bằng hữu.

Ngược lại, ta cũng gặp hay nhóm người “thiếu hụt” cái nguồn vốn quan trọng này. Nếu bạn đọc còn nhớ thì tôi đã liệt kê họ trong rất nhiều bài viết trước:

——————————–

Nguồn lực này là cực kỳ quan trọng, nhưng lại bị đám đông xem nhẹ.

——————————–

Họ để đầu óc bị vấy bẩn bởi những ấn phẩm truyền thông độc hại.

Họ để bản thân vây quanh bởi những con người độc hại không kém. 

Họ không chịu tìm đến những liệu pháp chữa lành hay an dưỡng tâm trí. 

Họ hiếm khi dành thời gian chăm sóc những người thân yêu, thứ sẽ làm cảm xúc họ trọn vẹn… 

Tất cả những hành động trên đều chứng tỏ sự xem nhẹ nguồn lực cảm xúc.

 

Đã bao lần bạn ở bên cạnh một người mà họ luôn khiến bạn cảm thấy “khó ở”, “khổ sở”, “mệt mỏi”, “cạn kiệt năng lượng”… Những “Energy Vampire” này xuất hiện đầy ngoài kia (có thể là chính bạn, người đang đọc bài này nữa). Họ chìm đắm trong một vũng lầy cảm xúc tối tăm, và họ cũng bắt những người khác chịu đựng vấn đề tương tự.

Sau chuỗi ngày làm việc mệt nhoài, bạn về nhà gặp một cô vợ/ông chồng luôn trong trạng thái ủ dột u ám, cằn nhằn, chì chiết những việc nhỏ nhặt. Bạn đang bị rút cạn năng lượng cảm xúc đấy.

Đã bao lần bạn nhìn thấy những đứa bé lớn lên với đầy đủ điều kiện vật chất, thế nhưng nó lại gặp rất nhiều vấn đề rối loạn về tâm lý?

==================================

III. NGUỒN LỰC XÃ HỘI (Social capital).

1. Khái niệm:

Đơn giản là những con người nằm trong vòng tròn quan hệ của chúng ta. Bạn tương tác với bao nhiêu người, thân thiết cỡ nào, và chất lượng mối quan hệ ấy tới đâu?

Một thầy giáo cũ của tôi thời năm cấp 3 gặp khó khăn về tài chính. Ông mất gần như tất cả tài sản, thậm chí không còn chỗ ở. Thật may mắn là nhóm học sinh cũ của ông rất nhiều người thành đạt, và cuối cùng họ hùn nhau mua được được một căn chung cư giá rẻ tại Hà Nội cho đôi vợ chồng già. Đây chính là sức mạnh của “social capital”.

Trong những thời khắc khó khăn khắc nghiệt nhất, thời điểm bạn “ngã ngựa” ấy, ai sẽ chìa tay ra giúp đỡ? Bởi thế mới có câu: Lúc gian nan khốn khó mới biết được lòng người”.

Là Đàn Ông, anh thử rơi vào trạng thái bần cùng không một xu dính túi mà xem, ai mới là người ở lại bên cạnh? Là Phụ Nữ, cứ tưởng tượng một khi nhan sắc phai nhạt, cơ thể xấu xí, liệu ai sẽ là người ở lại chăm sóc sớm hôm?

 

Nếu câu trả lời là KHÔNG, không một ai, thì nguồn lực này của bạn đang là bằng 0 đấy !

2. Sai lầm trong đầu tư: 

Ngày nay rất nhiều người mắc vào cái bẫy này. Họ dùng tiền để “mua” bạn, thế rồi họ lại trách móc bạn bè chỉ đến với mình bởi tiền. Họ không hiểu một điều rằng có những mối quan hệ không thể mua được bằng tiền.  Các mối quan hệ của bạn đã thực sự chất lượng chưa, hay là vẫn chọn bạn theo kiểu “random”, ai đến thì mình chơi?https://redpillvn.org/quy-luat-quai-dan-pareto-80-20-phan-ii-chon-ban-ma-choi/

Chúng ta gặp trong quá khứ chúng ta đã biết rất nhiều vua chúa, hay những người giàu có ngày nay đều mắc cái bẫy này. Họ có trong tay có cả núi của cải, địa vị, quyền uy. Thế nhưng họ có rất ít (hoặc gần như không) bạn bè thân cận, những người có thể gửi gắm niềm tin vào những lúc khó khăn. Những mối quan hệ xung quanh họ đều là CÓ ĐIỀU KIỆN. Họ luôn sống trong lo âu sợ hãi, rằng đám người ngoài kia đến với họ không thực lòng, và sẵn sàng “hạ bệ” họ khi có cơ hội.

==================================

IV. NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH.

 

Đơn giản là anh có bao nhiêu tiền !

Bởi đây là nguồn vốn dễ nhận thấy nhất, nổi bật nhất, cho nên nó mới được đám đông nhìn nhận là nguồn lực đặc trưng ở một người. Tiền tất nhiên là quan trọng, thậm chí vô cùng quan trọng trong một số trường hợp. Thế nhưng người ta dường như chỉ chú trọng DUY NHẤT vào nguồn lực này mà bỏ qua mọi yếu tố còn lại. Phần sau tôi sẽ chứng minh cho bạn thấy tư duy này sai lầm như thế nào.

==================================

SỰ LUÂN CHUYỂN GIỮA 4 NGUỒN LỰC.

Red Pill ngày hôm nay đơn giản là như vậy. Bạn chỉ cần nhận dạng được 4 nguồn lực đang sở hữu, và đầu tư vào từng hạng mục cho hợp lý.

—————————————–

Một điều thú vị nữa cần nhớ: Ấy là 4 nguồn lực này không phải là dạng thức cố định mà nó còn luân chuyển qua lại cho nhau, và từ người này sang người khác.

—————————————–

1. Luân chuyển dưới dạng thức THỪA KẾ:

Ấy là khi cha mẹ truyền lại cho những đứa con những nguồn lực họ đã gây dựng.

Những chàng trai thông minh bẩm sinh, hoặc có ngoại hình đẹp trai cao ráo, hay những cô nàng có vẻ ngoài xinh đẹp bắt mắt, đều là do được thừa kế nguồn lực cá nhân từ cha mẹ (số I).

Nguồn lực số II (emotional capital) cũng được thừa kế. Đứa trẻ lớn lên trong vòng tay cha mẹ, được cảm nhận tình thương và hơi ấm, sự chở che và dẫn dắt, nó ra đời bao giờ cũng tự tin và bản lĩnh hơn những đứa không được may mắn ấy.

Những người sinh ra đã ở vạch đích, thừa hưởng khối tài sản kếch sù (số IV) và những mối quan hệ chất lượng từ cha mẹ (số III). Viết đến đây tôi lại nhớ bộ phim “Tể tướng lưu gù” từng xem thời còn bé.

 

Thời ấy tôi thường tự hỏi, tại sao một hoàng đế như Càn Long lại cam tâm để một tên lẻo mép, tham nhũng rút ruột ngân sách khủng khiếp như Hòa Thân ở bên cạnh làm cận thần? Liệu Càn Long có ngu không?

Sau này lớn lên tôi mới hiểu mọi nhẽ. Chuyện chính trị cung đình thời bấy giờ không được hiểu theo lẽ đúng-sai đơn giản của đám “dân đen” chúng mình được. Một hoàng đế lên nối ngôi cần rất nhiều nguồn lực (tiền bạc và các mối quan hệ) để có thể duy trì bộ máy hành chính. Sử sách Trung Quốc đã ghi chép lại bao nhiêu vụ bạo loạn khi Thiếu đế (vua nhỏ) mới lên ngôi, dân chúng và sứ quân các miền khó mà để yên khi quyền lực tối cao của người ấy còn chưa vững vàng. Người ta ước tính khối tài sản của Hòa Thân khi bị bắt có thể nuôi được nhà Đại Thanh – đế quốc lớn nhất thế giới thời bấy giờ – trong vòng 5 năm !

Gã Hòa Thân ấy chính là một “món quà” mà Càn Long để lại cho Gia Khánh. Trừ khử Hòa Thân, Gia Khánh có được một khoản “vốn” lớn để trị quốc , cộng thêm uy tín với thiên hạ nhờ tiễu trừ tham quan. Nếu như Càn Long là người trực tiếp đứng ra vơ vét khối tài sản trên thì mọi chuyện sẽ đi quá xa trở thành thảm họa. Càn Long không ngu.

Chính trị quốc tế cũng như vậy. Một số tổng thống nước Mỹ thành danh cũng là nhờ thừa kế nguồn lực từ gia tộc danh tiếng nhiều đời. J.F Kennedy (gia tộc Kennedy ở bang Massachusetts), hay 2 cha con ông tổng thống Bush (gia tộc Bush ở Texas), John Adams và John Quincy Adams (gia tộc Adams ở Massachusetts)… là những ví dụ.

Có những người được thừa kế khối tài sản kếch sù từ cha mẹ, thế nhưng lớn lên họ chưa chắc đã tận dụng nguồn lực tài chính (số IV) đó một cách hiệu quả. Họ ăn chơi sa đọa tàn phá sức khỏe, đầu óc ngu tối do thiếu học hỏi (thiếu cái số I), họ hang out với đám bạn “phá gia chi tử”, những người không mang lại lợi ích về dài hạn (thiếu cái số III), họ lấy phải một vị hôn thê không phù hợp, để đời sống hôn nhân trở thành thảm họa (thiếu phẩm số II).

 

Cặp đôi này là một ví dụ. Anh chàng cướp biển Johnny này dường như đã có trong tay mọi thứ: tiền bạc (số IV), những mối quan hệ với lớp tinh hoa trong xã hội (số III), vẻ bề ngoài lịch lãm (số I). Thế nhưng cô đào anh lấy làm vợ ấy công khai ngoại tình, dẫn cả “người yêu” về nhà, đấm vào mặt anh và khoe với báo chí, thậm chí cô ả còn “ị” cả lên giường ngủ của 2 người. Bạn có cho rằng anh ta đang hạnh phúc không?

————————————

Sự đầu tư thiếu khôn ngoan dẫn đến thiếu hụt một trong 4 nguồn lực, đều dẫn đến sự đau khổ về lâu dài.

————————————

Bạn có thể có rất nhiều tiền, cả núi tiền, thế nhưng cơ thể ấy xập xệ bệnh tật, sống chết lúc nào không biết? Vợ chồng ly tán, con cái ăn chơi sa đà vào hút chích, liệu cảm xúc có được thỏa mãn? Đám bạn rượu thịt kia liệu có đến với bạn vì tấm lòng hay chỉ vì lợi ích?

2. Sự luân chuyển qua lại giữa các nguồn lực.

Giả dụ bạn có 100 triệu (nguồn lực số IV), bạn sẽ dùng tiền ấy vào việc gì trong số những lựa chọn sau:

  • Mua ngay 1 con motor chạy lấy le với bạn gái, hay gia nhập một clb motor của thành phố, từ đó tạo thêm các mối quan hệ với những người có tiền? (luân chuyển giữa số IV sang số III)
  • Dùng 100tr đó đem đầu tư vào một dự án khả thi, sau vài năm sinh lời gấp đôi ( tiếp tục đầu tư vào số IV, khi này bạn còn mang về thêm sự tự tin về tài chính nữa, tăng nguồn lực số II).
  •  Dùng 100tr đó đầu tư hết vào nguồn lực cá nhân (luân chuyển từ số IV sang số I): đi nâng mũi, tắm trắng, mua những khóa học, những clb thể hình cho dân có tiền (đầu tư khoản này người ta còn tăng giá trị social capital số III nữa). Bạn trở nên khỏe hơn, đẹp hơn, từ ấy tăng lên mức độ hài lòng với cuộc sống (số II)

….

——————————————

Lấy vài ví dụ để bạn đọc nhận ra rằng có sự luân chuyển qua lại giữa 4 nguồn lực. Cho nên một người khôn ngoan nên biết tính toán đầu tư hợp lý cho cả 4, tránh bỏ hết trứng vào 1 giỏ.


Nhóm người tinh hoa phương Tây có thể bỏ hàng trăm ngàn USD cho những tấm vé vào clb chơi golf thượng lưu. Một món tiêu dùng “không tưởng” đối với nhóm thu nhập trung bình trong xã hội. Thế nhưng ở đấy họ lại có cơ hội tiếp cận những thành phần tinh hoa cùng “đẳng cấp”. Những thương vụ làm ăn triệu đô khác cũng từ đấy mà nảy sinh (chuyển giao từ số IV sang số III).

 

Cho nên mới có câu: “Đừng dạy người giàu cách tiêu tiền”.

Bạn có những mối quan hệ chất lượng (số III) thì trong tương lai mối quan hệ ấy cũng mang về giá trị vật chất (số IV).

Nhiều người thiếu khả năng xây dựng mối quan hệ (số III) cho nên mới phải bán đi cái nguồn lực mình dư thừa nhất thời thanh niên (đó là sức khỏe, số I và năng lượng cảm xúc, số II) để đổi lấy tiền (số IV). Khi đã có tiền rồi họ lại mang nó đi mua lấy sức khỏe và cảm xúc tích cực. Đổi chác qua lại một hồi, thấy mình lỗ :).

==================================

Đọc bài này bạn nhận ra sự thực thú vị ngoài xã hội kia rồi chứ?

Ấy là rất ít người, không mấy ai thực sự đầu tư khôn ngoan cho cả 4 nguồn lực quan trọng này cả. Hầu hết đều thiếu đi một trong 4, thậm chí là hơn. Bởi vì họ không chịu nuốt Red Pill :).

Cứ tưởng tượng chúng ta đều là những người chơi (players) tham gia vào một “game” cuộc đời vậy. Luật chơi rất đơn giản:

  1. Chúng ta từ khi sinh ra được “nhà phát hành” (a.k.a Thượng Đế, hay God) trao cho một “số vốn” nhất định, ấy là THỜI GIAN. Anh phải làm sao dành chỗ thời gian đó xây dựng được đủ 4 giá trị trên kia để đạt được hạnh phúc cuộc đời.
  2. Chỗ thời gian ấy phân bố cũng khác nhau. Thường nằm trong khoảng 60-90 năm tùy người. Có người số kém may mắn thì “xài” hết sớm hơn dự định.
  3. “Nguồn vốn” ban đầu cao thấp khác nhau tùy hoàn cảnh. Có người may mắn được cha mẹ “pass” lại cho nguồn lực cao hơn kẻ khác. Và 4 nguồn vốn đó được phép chuyển giao qua lại.
  4. Chơi ngu thì “OUT GAME” ráng chịu :).

—————————————–

START !!!

 

Từ từ. Anh ơi giờ em đã nuốt red pill rồi, mọi nguồn lực giờ đang bằng 0 thì phải “chơi” thế nào?

Chơi thế nào thì sẽ được viết trong những bài khác.

Chia sẻ để phát triển cộng đồng:

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Donate cho tác giả tại đây để duy trì website và phát triển thêm những nội dung hữu ích khác.

Related Posts

0 0 votes
Article Rating
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments