Người Đọc Thông Thái – Làm Thế Nào để Không Bị Dắt Mũi và Nắm Được Sự Thật?

Xin chào anh em, dạo này tôi đang xây dựng một kênh tin tức với chủ đề công nghệ là MacLife tại địa chỉ maclife.io.vn. Website này chuyên viết về các sản phẩm của Apple, bao gồm nhận định về các sản phẩm, hệ điều hành, thủ thuật cũng như các tin tức có liên quan. Anh em có quan tâm đến chủ đề này có thể ghé qua để tìm hiểu tại các kênh thông tin sau đây. Cảm ơn anh em!

Trang chủ

Tôi viết bài này để giúp các bạn đọc tăng kĩ năng phản biện. Trong quá trình đi học và tiếp thu văn minh phương tây, tôi thấy giá trị lớn nhất từ giáo dục Hoa Kì (cho dù nó vẫn thối nát và lạc hậu đối với nhiều người, thì nó vẫn có lợi ích đối với tôi) chính là chỉ cho chúng ta cách phân biệt thật, giả, kĩ năng suy nghĩ logic, phản biện (critical thinking) mà giáo dục Việt Nam không giảng dạy công khai.

Sau đây là một khung bài nhỏ dễ nhớ để giúp bạn đọc nhận biết tin rác, tin tuyên truyền ra khỏi tin có ích và đúng sự thật. Hãy ghi nhớ và tự hỏi bản thân những câu hỏi sau khi các bạn đọc, nghe, hay xem một thông tin nào đó trên truyền thông.

Trong bài viết này, tôi tựu chung tất cả những sản phẩm truyền thông và gọi chúng là “bài viết”, bởi suy cho cùng thì mọi sản phẩm truyền thông như phim ảnh, nhạc nhẽo, tin thời sự đều phải bắt đầu từ một bài viết trên giấy có người soạn ra.

Ai là người viết bài?

Đây là câu hỏi đầu tiên các bạn nên đặt ra khi đọc một mẩu thông tin trên báo hay ở bất cứ đâu. Người viết bài nên có kiến thức, chuyên môn và đạo đức chuẩn mực để có thể viết bài cho các tòa soạn có uy tín. Ở Mỹ, thông tin của người viết bài phải được công khai bao gồm:

  • Ngành nghề
  • Kinh nghiệm và thâm niên trong lĩnh vực
  • Học vấn

Tất cả những thông tin này là bắt buộc, và là một trong những dấu hiệu báo cho người đọc biết rằng người viết bài có uy tín. Đó chính là lí do tại sao ở mặt cuối cùng, phía sau trang sách, nhà xuất bản luôn ghi rõ thông tin của tác giả, nhằm tăng tính thuyết phục cho luận điểm trong cuốn sách.

Đi dạo một vòng các trang báo mạng trên Việt Nam, các bạn có thể thấy ở cuối bài viết, đa số chỉ có vỏn vẹn tên của của người viết bài. Thậm chí tên còn không phải là tên thật mà chỉ là bút danh. Đối với những bài viết như thế này, khi tên tuổi của người viết bài và kinh nghiệm trong ngành không được nêu rõ, bạn chỉ nên xếp loại bài viết vào dạng giải trí hoặc tranh luận mang tính cá nhân.

Thể loại bài viết là gì? Nguồn bài viết từ đâu?

Một bài viết có thể liệt kê vào những thể loại chính như sau:

1. Tranh luận (persuasive/argumentative)

Đây là những bài viết nêu lên quan điểm cá nhân, người viết hay sử dụng những cụm từ như: “Tôi cho rằng”, “Chúng ta nên…”, “Các bạn phải làm thế này”. Điển hình là đa số những bài viết trên page Take the First Red Pill, hầu hết các bài viết trên page của chúng tôi rơi vào dạng bài viết tranh luận.

Lời khuyên của tôi khi các bạn đọc những bài viết như thế này: Trước hết, tự động bác bỏ những tuyên bố trong bài viết, cho rằng chúng là SAI HOÀN TOÀN, cho tới khi các bạn tìm được những bằng chứng thuyết phục ủng hộ cho những quan điểm đó. Bằng chứng này có thể là do chính tác giả viết bài đưa ra, hoặc các bạn tự tìm kiếm và mày mò trên mạng. Các bạn có thể tìm thấy thông tin ủng hộ cho quan điểm của bàn viết viết hoặc ngược lại.

Nghe và phân tích thông tin trái chiều là nền tảng quan trọng trong kĩ năng phản biện, và chủ động cho rằng thông tin mình vừa nghe là sai (thay vì tin ngay là nó đúng) là bước đầu tiên. Đây là một thói quen quan trọng mà chúng ta phải học cách kiểm soát. Không tin bất cứ thông tin nào bạn vừa nghe, chỉ công nhận tính đúng sai sau khi thu thập và tìm kiếm đủ bằng chứng, và phải có bằng chứng từ hai mặt của vấn đề.

Bằng chứng ủng hộ cho bài viết cũng cần phải được xem xét kĩ lưỡng để đánh giá độ khách quan của bài viết. Tôi xếp hạng và phân loại các bằng chứng, ví dụ của bài viết như sau:

Tốt nhất: số liệu, nghiên cứu khoa học, phỏng vấn những cá nhân xuất sắc trong lĩnh vực, những phát biểu từ những cá nhân xuất sắc trong lĩnh vực.

Ví dụ, khi tìm hiểu và học hỏi cách dạy dỗ trẻ con, cách tốt nhất là nghe tư vấn và lời khuyên từ các chuyên gia tâm lí học, bác sĩ tâm lí có bằng cấp, và những cơ quan chức năng có thẩm quyền và uy tín về nuôi dạy con trẻ, chứ không phải nghe theo các bà các mẹ trong xóm, những người không tìm hiểu và nghiên cứu kĩ lưỡng về vấn đề nuôi dạy trẻ em.

Tệ nhất: Kinh nghiệm cá nhân, câu chuyện hư cấu, số liệu và nghiên cứu khoa học lỗi thời hoặc không có nguồn gốc cụ thể, đáng tin.

Vẫn ví dụ trên, giả sử bạn chuẩn bị cho bé 3 tháng nhà bạn đi tiêm phòng, nhưng bác hàng xóm kéo bạn lại, thì thầm nói: “Cháu đừng đưa nó đi tiêm vắc-xin, hồi đó cô ngăn con co đừng để con mình tiêm phòng nhưng nó không nghe. Xong về con bé nó co giật, ôm sốt mấy ngày liền. Cô còn nghe nói có nhiều đứa nó còn bị liệt tay liệt chân vì đi tiêm vắc-xin đấy!”

Đây là một ví dụ của một bằng chứng ủng hộ quan điểm TỆ NHẤT, bởi nó là một kinh nghiệm cá nhân, kèm theo lời đồn không có tính xác thực từ một người không có chuyên môn về y học và sức khỏe.

2. Truyền đạt thông tin

Đây là thể loại bài viết có tính khách quan nhất trong các thể loại bài viết. Nó không bị xen kẽ những ý kiến cá nhân và suy nghĩ chủ quan của người viết bài. Mọi chức năng và mọi câu chữ trong một bài viết truyền đạt thông tin chỉ nên bị giới hạn ở “tường thuật”, “trích dẫn”, “chú giải”. Đây là thể loại bài viết được dùng để viết báo cáo, viết bài nghiên cứu, hay một bài báo tóm tắt, giải thích cho một điều luật, tường thuật cho một sự kiện. Những bài viết trên Vnexpress là một ví dụ điển hình của thể loại bài viết “truyền đạt thông tin”. Còn những bài viết trên Kenh14 hầu hết toàn rơi vào dạng giải trí và tranh luận, tính uy tín không cao. Thậm chí tôi không coi Kenh14 là một trang báo, mà nó chỉ là một trang blog thôi.

Tuy nhiên, đối với những người đọc không có kinh nghiệm và kĩ năng phản biện kém, người viết bài có thể khôn khéo ngụy trang bài viết của mình từ một bài viết mang tính tuyên truyền và tẩy não sang bài viết mang tính truyền đạt thông tin.

Ví dụ, một video từ kênh truyền hình có tiếng là CNN có tựa đề: Robert De Niro: Trump should not be President. Period. (Trump không nên làm tổng thống. Chấm hết.) :

Các bạn có thể thấy phía sau hai nhân vật trong video có dòng chữ “Reliable sources” (tạm dịch là Nguồn tin Uy Tín). TUY NHIÊN, khi vào trang chủ chính thức của CNN trên youtube, video có mặt Robert De Niro bị để nào mục “Entertainment” (Giải trí), góc dưới cùng của kênh giao diện. Đây là một dạng thông tin mang tính tuyên truyền (propaganda) Vì:

  • Nó mang tính cá nhân (có đề tên của Robert De Niro ở đầu thumbnail) nhưng lại bỏ dòng chữ to đùng TIN UY TÍN ở đằng sau.
  • Tin mang tính giải trí (Vì rõ ràng CNN đặt nó vào mục “giải trí”) nhưng lại để dòng chữ to đùng tổ bố TIN UY TÍN ở đằng sau. Đây là một ví dụ điển hình của tin tuyên truyền.

3. Giải trí

Truyện ngắn, truyện hư cấu, thơ ca, lời bài hát sẽ thuộc vào thể loại giải trí. Nói là “Giải trí” nhưng không có nghĩa tác giả viết bài không bỏ thêm những bài học nhỏ, những kinh nghiệm cá nhân có ích cho người đọc. Khi tiếp cận những thông tin như thế này, giống như xếp loại của nó, các bạn chỉ nên đọc nó để giải trí. Còn tính xác thực của những thứ được viết trong bài không nên được xem trọng và sử dụng trừ khi bạn đã tự xác thực và cho rằng nó chính xác.

——————————————————————————————

Người đọc phải biết phân biệt số liệu, sự thật, thông tin chính xác ra khỏi tuyên truyền và tẩy não.

Đây tính là chìa khóa quan trọng để phải triển tư duy phản biện. Tất cả những thể loại trên mà tôi nêu đều có thể là công cụ để người viết tuyên truyền hay tiêm nhiễm quan điểm độc hại vào người đọc, đặc biệt là thể loại tranh luận (như là các bài viết trong page này! Haha!)

Đây chính là mục tiêu lớn nhất tôi viết bài này gửi các bạn đọc. Kĩ năng suy nghĩ phản biện là một kĩ năng khá phức tạp. Không chỉ một bài viết là các bạn có thể hiểu được ngay. Nhưng đây là những bước đầu đơn giản để các bạn nắm bắt và thực hành ngay hôm nay.

Hãy đọc một mẩu thông tin nhỏ và tự hỏi mình những câu hỏi sau: Ai là người viết bài? Họ có phải nhà báo, nhà nghiên cứu có kinh nghiêm hay có uy tín hay không? Nguồn viết bài từ đâu? Từ tòa soạn lớn, từ blogger? Thể loại bài viết là gì? Tranh luận, truyền đạt thông tin, hay giải trí? Bằng chứng sử dụng trong bài viết có uy tín không? Bằng chứng có dẫn chứng số liệu khoa học khách quan? Hay sử dụng kinh nghiệm cá nhân và lời đồn đại chủ quan?

Chúc các bạn bớt ngây thơ!

——————————————————–Chẻ

Chia sẻ để phát triển cộng đồng:

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Donate cho tác giả tại đây để duy trì website và phát triển thêm những nội dung hữu ích khác.

Related Posts

0 0 votes
Article Rating
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments