Quy luật quái đản Pareto 80/20: Phần II- Chọn bạn mà chơi.

Phần I của loạt bài viết tại đây: https://redpillvn.org/quy-luat-quai-dan-price-va-pareto-80-20/

Quy luật quái đản Price và Pareto 80/20

Ở phần trước tôi đã liệt kê ra một số ứng dụng của quy luật 80/20 này vào thực tế, ấy là trong những lĩnh vực quản trị doanh nghiệp hay quản trị xã hội. Các đại công ty bọn họ nắm rất rõ quy luật này, cho nên họ luôn có những chính sách để “bế” đi các thành phần thuộc nhóm “căn bậc 2” của các nơi khác.

Trong đám bạn của bạn đã có đứa nào học rất giỏi, được cấp học bổng một trường DH bên Mỹ, ra trường có công ty nhận vào làm luôn, được cấp thẻ xanh, mua nhà + xe trả góp chưa? Chính nó đấy.

Khác với mô hình doanh nghiệp quốc doanh (nơi có cái luật “Sống lâu lên lão làng”, thằng nào đi làm lâu hơn được trả lương cao hơn), những doanh nghiệp tư nhân có cơ chế trả lương khác biệt hoàn toàn. Hai người cùng trong một phòng ban, có độ tuổi tương đương nhau, nhưng 1 gã kiếm cả trăm triệu mỗi tháng, gã còn lại chỉ 5 triệu là chuyện bình thường. 

Hầu hết sự sụp đổ của các công ty hay các cộng đồng là bởi người chủ không nhìn ra quy luật quan trọng này. Không phải ai làm “ông chủ” cũng may mắn được sở hữu cái con mắt nhìn người tinh tế của một nhà quản trị thực thụ. Hiện tượng “trọng người nhà, khinh người tài”, chỉ nâng đỡ đám người a dua xu nịnh, ghen ghét, cô lập, đầy đọa người có tài… Cứ lặp đi lặp lại, hết năm này qua năm khác, từ xứ này qua xứ khác.

Cái thói GATO (ghen ăn tức ở) xấu xí ấy đã ăn vào máu loài người từ khi mới sinh ra, và nó rất khó bỏ.

——————————————-

Đây là một basic fact, một QUY LUẬT HIỂN NHIÊN của loài người, thứ bị đám tinh hoa cầm quyền trong suốt lịch sử che dấu. Và đến tận bây giờ họ vẫn không dám đem ra giảng dạy công khai.

——————————————-

Như bài trước tôi đã nói, ở bất cứ những mô hình thể chế toàn trị nào (totalitarian systems), những đám người ký sinh (parasite) thuộc tầng lớp chóp bu luôn luôn có xu hướng bành trướng thế lực, nâng tầm ảnh hưởng, vơ vét nguồn lực xã hội. Thử hỏi, họ sẽ đối xử ra sao với cái đám người “Creator- nhóm CĂN BẬC HAI” của cái xã hội đó?

Họ bị đày đọa, xua đuổi, cưỡng đoạt tài sản… thậm chí bị trừ khử !

Cái bóng đêm tăm tối phủ xuống mấy ngàn năm lịch sử “Trung Hoa” (Nghe cái tên thôi đã thấy sự hợm hĩnh) và các tiểu quốc lân bang, xem ra cũng chẳng có gì là lạ.

====================================

ỨNG DỤNG QUAN TRỌNG CỦA PRICE LAW: CHỌN BẠN MÀ CHƠI.

Quy luật này rất đơn giản:

————————————-

Trong bất cứ tổ chức, nhóm, cộng đồng nào, luôn tồn tại một nhóm thiểu số “tinh hoa”  chỉ bằng căn bậc 2 của tổng số, và họ đảm nhiệm tới MỘT NỬA sản lượng công việc.

————————————-

Có vô số những ứng dụng của quy luật này vào cuộc sống. Trong sách của Richard Koch (https://sachvui.com/ebook/nguyen-ly-80-20.188.html) cũng đã liệt kê ra kha khá rồi, tôi sẽ không nhắc tới nữa. Tôi đang hướng tới một khía cạnh mới. Đấy là liệu quy luật này có thể đem áp dụng vào những mối quan hệ bạn bè xung quanh chúng ta hay không?

Có đấy!

Người phương Tây có câu nói “tell me who your friends are and i will tell you who you are” – “Nói cho tôi biết bạn của anh là ai, tôi sẽ cho biết về con người anh”.

Người Việt mình cũng có câu tương tự: “Chọn bạn mà chơi”.

Những điều trên là quá hiển nhiên rồi. Bạn bè là những người gây ảnh hưởng lên chúng ta, quyết định thế giới quan, góc nhìn của chúng ta. Đấy là lý do mà bạn, chính bạn đấy- những Red piller- Bạn cần chọn cho mình đúng kiểu “friend” mà bạn đang cần.

——————————————

Vật họp theo loài. Mây tầng nào sẽ gặp mây tầng đó. Nếu đã phải “chọn bạn mà chơi”, tại sao lại không chọn đám người “CĂN BẬC 2” kia mà kết thân?

——————————————

Bất cứ tổ chức nào, miễn là họ đang trên đà phát triển: Một công ty, một lớp học, một diễn đàn, một cộng đồng dân cư v..vv… Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra đám người “tinh hoa” nơi đó nếu chịu để ý.

Trong một công ty, thằng cha nào là người được trả lương + thưởng cao nhất? Trừ loại tiến thân nhờ quan hệ và “vốn tự có” ra nhé. Giả sử công ty ấy có 100 người đi, vậy ai sẽ là một trong số 10 người nhóm “căn bậc 2” ấy? Nhìn ra được bọn họ, xem cách họ làm việc, và bạn cũng sẽ sớm nhận ra cái đám 90 người còn lại giống như NPC vậy, sáng cắp ô đi chiều cắp về, ngồi ngáp vặt, ngất ngưởng, đầu óc tăm tối, lương lậu 5 năm không thấy tăng và luôn miệng chửi sếp.

Trong một lớp học, mấy đứa được cô giáo yêu mến, luôn giơ tay phát biểu, luôn được “tuyên dương” trước lớp ấy chưa chắc đã là đám giỏi nhất. Cái bọn ngồi bàn cuối cùng, chẳng bao giờ thấy chúng nó chịu làm bài tập, nhưng khi kiểm tra thì điểm số chúng nó cao ngất ngưởng. “Căn bậc 2” đấy.

Tham gia một diễn đàn qua mạng, tất nhiên là những diễn đàn mang lại kiến thức cho bạn nhé. 80% số bài viết gây tương tác cao nhất, sẽ đến từ 20% số thành viên kì cựu. Nếu bạn chịu để ý, mỗi forum đều có một số thành viên nổi trội, quen mặt, có kiến thức nhất, họ là nhóm người “sản xuất” bài viết chất lượng nhất đấy.

Những bữa tiệc được tổ chức cho những người nổi tiếng, có vai vế trong xã hội, nó thường được chia thành 2 phần rất rõ ràng. Phần 1 là đầu bữa tiệc, khi người ta tham gia nườm nượp, chúc tụng, chào hỏi, nó như là một “phiên chợ” dành cho những kẻ hào nhoáng. Phần sau của bữa tiệc là khi đa số đã ra về. Khi này chỉ còn 1 nhóm nhỏ người ở lại, kín tiếng hơn, thâm trầm hơn. Những chủ đề nói chuyện nhờ đó mà có “chất lượng” hơn: Những phi vụ béo bở, những lời chào đầu tư, những mối quan hệ được giới thiệu… Đây mới là phần chính, phần quan trọng nhất mà chủ nhân ngôi biệt thự đó hướng tới: Nhóm người “căn bậc 2” của cái cộng đồng ấy.

 

Đúng như câu nói “Mây tầng nào sẽ gặp mây tầng đó” – Những kẻ “get shit done” vượt trội nhất ở mỗi lĩnh vực sẽ nhanh chóng nhận ra nhau. Cái này rất khó miêu tả bằng lời. Dường như ở họ có “share” chung với nhau một số phẩm chất nhất định, rất dễ nhận ra, và họ kéo nhau lên cùng một “tầng mây” cũng nhanh chóng như vậy.

Cái nghề Streamer ở Việt Nam ngày nay dễ có cả ngàn người tham gia. Nhưng tại sao quanh đi quẩn lại người ta chỉ thấy một số gương mặt nổi trội nhất, ai cũng biết mặt, họ thường tụ họp lại thành 1 “team”, tần suất “phủ sóng” dày đặc. Nhóm người này chắc chỉ khoảng trên dưới 10 đầu ngón tay thôi: Viruss, PewPew, Độ Mixi…

Vậy thì, nãy giờ đưa ra cả loạt ví dụ để làm gì?

——————————————————-

Cho dù bạn đang làm ở bất cứ lĩnh vực nào, nằm ở bất cứ “tầng mây” nào, tại sao không chọn những đám người “căn bậc 2” này mà chơi?

———————————————————

Học cách nhận ra bọn họ. Làm quen và chơi thân với họ. Có thể bạn đang ở một mức “level” thấp kém, thua họ rất rất nhiều. Chẳng sao cả. Chỉ cần bạn cài sẵn cho mình cái “mindset” ngang hàng, sẵn sàng làm bạn, sẵn sàng học hỏi, sẵn sàng tôn trọng họ, mọi thứ sẽ đến như một quy luật tự nhiên – “Vật họp theo loài”.

Tôi học được bài học này qua tiểu thuyết “Hai số phận” của Jeffrey Archer

Bạn đang điểm 4, cứ chọn thằng điểm 9 mà chơi cùng. Sinh ra làm gà vịt, cứ chọn bọn đại bàng mà chơi, chẳng việc gì phải loanh quanh với bọn gà vịt cùng tầng với mình cả. Khác biệt lớn lao giữa “gà vịt”“đại bàng” nó là ở đâu? Nó ở cái TẦM NHÌN.

Đứng trước một lựa chọn khó khăn, ví dụ bạn muốn mở 1 business mới chẳng hạn. Bạn xin ý kiến “gà vịt” hay “đại bàng” nó sẽ cho ra 2 kết quả khác nhau:

“Cái này khó lắm ông ơi, đéo làm được đâu. Tôi thử rồi. Ông sẽ thất bại thế này, thế này này. Đéo ăn thua đâu…

 “THÔI QUÊN ĐI, THÔI ANH EM MÌNH ĐI LÀM VÀI LY”

Hay là: “Tôi sẽ góp ý với ông về ưu và nhược điểm. Ưu nó gồm thế này, nhược nó gồm thế này thế này. Nhưng mà kệ mẹ nó, cứ làm đi. Dám chơi mới có trúng thưởng. Khó khăn tôi sẽ giúp trong điều kiện cho phép”.

Không biết mấy bạn thế nào chứ tôi thấy hiện tượng này xảy ra nhiều lắm ngoài kia rồi đấy. Những anh chàng rất thông minh, sáng dạ, tốt nghiệp trường xịn, công việc đàng hoàng lại đi hang out với mấy thằng loser cùng học chung thời cấp 3, hàng xóm, bạn chơi game… Bởi vì họ không có cái “gan” mở rộng quan hệ. Bởi vì họ thiếu khả năng nhận diện người khác. Bởi vì họ không chịu nghe lời can ngăn từ người lớn. Nhiều lý do lắm. Nhưng kết cục chỉ có 1 mà thôi: Họ bị tụi loser ấy kéo tụt xuống, ngang hàng “đẳng cấp” với chúng.

Tôi không có ý miệt thị hội “gà vịt” ấy là người xấu nhé. Nhiều khi họ rất rất tốt. Cực kì nhiệt thành. Đi ăn, đi chơi, cafe với họ vui lắm… Nhưng họ vẫn là loser.

“Em chỉ là hay giao du với họ vào thời gian rảnh mà thôi” – Sai lầm! 

Trên đời này đếch có cái gọi là “thời gian rảnh”- free time. Người ta phải TRẢ TIỀN cho chỗ thời gian đó, bằng cách này hay cách khác.

====================================

HAI LOẠI BẠN.

“Make friend” không chỉ đơn giản là làm bạn theo lối TRỰC TIẾP: Gặp gỡ nhau, nói chuyện trực tiếp, cafe, ăn uống giao lưu cùng.

“Make Friend” còn có một dạng thức GIÁN TIẾP nữa. Ấy là khi những “người bạn” kia làm ra một sản phẩm mang tính truyền thông (sách vở, văn bản, video, phim ảnh…) và chúng ta là người tiếp nhận nó thông qua các giác quan nghe, nhìn, xem, đọc v..vv…

Trả lời tôi xem, bạn chọn “make friend” với những ai? Những “Greatest men in the history” như Socrates, Plato, Nietzsche, J.Peterson….

 

Hay là bạn “kết thân” với Khá Bảnh, Bà Tưng, Huấn Hoa Hồng, các “anh hùng hảo hớn” triệu view trên internet của tụi loser hay theo dõi?

————————————–

Mỗi người sinh ra đều sở hữu một nguồn lực có hạn, ấy là thời gian/tiền bạc/sức khỏe/cảm xúc, chọn đúng người để làm bạn nó quan trọng hơn bất cứ điều gì trên đời.

————————————–

Mỗi lần nghe cha mẹ, người lớn can ngăn “Không được đâu con ơi, thằng này là thằng mất dạy. Không chơi với nó được đâu” – Hãy cân nhắc lời khuyên đó. Tôi không dám chắc là người lớn luôn luôn đúng, nhưng ít nhất họ hơn bạn ở cái TRẢI NGHIỆM.

Đơn giản là họ sống lâu hơn, từng trải hơn bạn. Có vậy thôi.

———————————–Pill

Chia sẻ để phát triển cộng đồng:

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Donate cho tác giả tại đây để duy trì website và phát triển thêm những nội dung hữu ích khác.

Related Posts

0 0 votes
Article Rating
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments