Snowflakes – Thời đại của những bông tuyết mong manh

“Snowflake” hay “special Snowflake” – Nghĩa đen trong tiếng Anh nó là “bông tuyết”. Còn nghĩa bóng nó được đám phương Tây ngày nay dùng để chỉ một nhóm người trong xã hội. Nhóm này đông lắm, ngày càng xuất hiện nhiều trong cái xã hội loài người ngày nay, họ đông đến nỗi nó đang trở thành một HỘI CHỨNG. Vậy chính xác nó là gì thì bạn đọc hết bài viết sẽ rõ.

Mẹ tôi có vài lần kể về thời thanh niên trong quá khứ. Ấy là những năm đầu thập niên 80. Thời đó bà và em gái, tức dì tôi hay phải đi cắt cỏ cho bò ăn ở nông trường gần nhà. Bà kể về mấy cái thằng nhân viên trong công trường ấy, không có vợ con, say xỉn. Mấy thằng “biến thái” ấy – theo lời bà kể – Hay có cái tật uống rượu mất kiểm soát, cộng với thói dâm dật sẵn có, chúng nó thường có mấy hành vi mất dạy với đám con gái trong vùng đến cắt cỏ. Hành vi biến thái ấy tất nhiên chưa nặng nề đến mức xâm hại đến cơ thể Phụ Nữ, chúng thường chỉ là KHOE ra cái “vật Đàn Ông” của chúng nó để chị em tổn thương chơi. Đám gái trẻ thời ấy, trong đó có dì tôi, thường đỏ mặt mà chạy mất dép. Mẹ tôi thì liều lĩnh hơn, chửi thẳng mấy thằng súc vật đó với cây liềm cắt cỏ trong tay “Bọn mày đưa đây tao cắt!”.

Tôi đoán là hầu hết Phụ Nữ lớn lên đều từng trải qua những biến cố như vậy. Họ đều từng bị “tấn công” bởi mấy thằng biến thái – Pervert.

Vấn đề đáng nói là như thế này. Họ, những Phụ Nữ ấy (trong đó có mẹ và dì tôi) kể lại những chuyện đó với một thái độ thản nhiên, khoái trá. Đối với họ, cái kỷ niệm ấu thơ ấy chẳng có gì to tát, nó chỉ là một câu chuyện phiếm, hài hước về thời con gái, được mang ra kể giết thời gian sau bữa cơm chiều. Họ là những con người lớn lên trong giai đoạn khốn khó thời chiến tranh, cái thời phải chạy ăn từng bữa. Có lẽ bởi lý do ấy mà họ mạnh mẽ đón nhận vấn đề một cách bình thản như vậy?

Mà cái thời đó qua lâu rồi thì phải.

“Chúng ta đang sống trong một thế hệ của những con người yếu nhược về tinh thần. Mọi thứ quanh họ đều phải “hạ nhiệt” xuống, bởi họ luôn cảm thấy bị tổn thương. Bao gồm cả sự thật nữa”.

Ngày nay là thời đại của những đứa trẻ lớn lên trong tủ kính. Họ bị những “chấn thương tâm lý” tương tự như vậy nhai mãi trong đầu. Một gã biến thái từng show của quý trước mắt? một cuộc chia tay với người tình cũ? Một vài tiếng quở trách của cha mẹ? Một “biến cố” lặt vặt nào đó họ từng trải qua trong quá khứ?

Tất cả những thứ đó bủa vây lấy đầu óc họ, không tài nào họ quên nó đi được. “Em buồn lắm”. “Em khổ lắm”. “Em đáng thương lắm”. “Ôi trần đời bi ai ơi, có ai bị như tôi không?”…

—————————————————-

Những tổn thương trong quá khứ (trauma in the past) nó cứ lớn dần lên, khuếch đại lên, bị quan trọng hóa lên, BỞI CHÍNH HỌ.

—————————————————-

Nó giống như việc anh có một vết thương ở đầu gối, thay vì mặc mẹ nó để tự nó lành sẹo thì anh lại liên tục bóc cái vảy ra để tiếp tục GẶM NHẤM cái đau đớn cỏn con đó vậy.

Thật sự là như vậy đó. Chúng ta đang sống giữa một thế giới đầy rẫy những con người như vậy. Những “chấn thương”, “tổn thương” liên tục được những đứa trẻ trong hình hài người lớn đem ra gặm nhấm, để được người khác an ủi, để cảm nhận cái tâm lý nạn nhân một cách rõ ràng hơn. Không biết cái trào lưu tự cứa tay ăn vạ rồi chụp hình đăng lên mạng xã hội có còn không? Tôi cá là vẫn còn. Thời tôi lớn lên tụi con gái trẻ không hiếm đứa có hiện tượng này. Hỏi ra vấn đề của nó là gì? “Em bị cha mẹ mắng, ông bà ấy ông hề hiểu cho em”. “Thằng bạn cùng lớp trước thích em lắm giờ nó chuyển qua thích con khác” bla bla…

Bố ơi họ nói họ đếch thèm care cái bằng cử nhân “Phụ Nữ học” của con.

Họ là những đứa trẻ không chịu lớn. Chính xác là như vậy. Bất kể số tuổi của họ trong chứng minh nhân dân có lớn tới đâu. Những đứa trẻ ngày xưa thường quấy khóc, lăn lóc, ăn vạ để lấy được sự quan tâm từ mẹ và bà. Nó phải làm gì đấy để người ta cảm thông cho nó, vỗ về nó. Toàn bộ loài người ngoài kia phải tập trung vào nó – một cái rốn của vũ trụ – bởi vì theo lời bà và mẹ từng nói đi nói lại với chúng:“Con là đứa đặc biệt lắm đấy. Trần đời này đếch còn ai đặc biệt hơn con”.

Cứ 10 người tôi gặp thì có tới 9 người bị như này. Tôi không đùa đâu. Một ông anh xã hội tôi từng gặp, anh ta kể về quá khứ có người chị gái thay mẹ chăm sóc anh ta, vừa là người nuôi nấng, dạy dỗ anh ta lớn lên. Biến cố xảy ra khi 2 năm trước chị ấy mất vì tai nạn giao thông. Lần đầu tiên nghe kể về chuyện ấy tôi cảm thấy cảm thông và thương. Lần thứ 2 tôi vẫn vậy. Và anh ta tiếp tục “nhai” câu chuyện ấy cứ 2 ngày một lần. Lần 3, lần 4, lần thứ n… Cho đến khi tôi chán ngấy và hét một câu vào mặt anh ta: “Thế ông có định sống tiếp không? hay là muốn đi theo bà chị?”

Anh ta đã 36 tuổi rồi đó.

Anh ta mang nỗi đau này ra gặm nhấm với bất cứ ai mà anh ta có cơ hội tâm sự cùng, bất kể thời điểm nào. Cảm giác như anh đang cố lôi người đối diện kia vào cái hố sâu cảm xúc tiêu cực do chính anh ta đào lên, để cả 2 đứa cùng nhấm nháp, cùng đồng cảm đau đớn, cùng “feel the pain”. Hòa chung không khí đau buồn đó là phải thêm ít chất xúc tác từ mấy bài hát của Mr Siro hay Lê Bảo Bình anh ta thường mở trong phòng nữa. Bi kịch.

Một dạng não trạng loser.

Tôi hỏi mấy người nhé, những ĐAU ĐỚN đó, những “thảm kịch” mà mấy người đã từng phải chịu đó, đã dẫn đến sự chấm dứt của cái thế giới này chưa? Chưa đúng không? Có lần tôi từng nghe có một người Phụ Nữ tâm sự về chuyện chị ta bị cưỡng hiếp trong quá khứ. Cô cho rằng KHÔNG CÓ GÌ trên trần đời này tệ hại bằng biến cố ấy. Tôi không có ý xem thường nỗi đau cô phải chịu nhé, nhưng nếu đem so sánh việc một bên là bị cưỡng hiếp, với một bên là cô bị cưỡng hiếp rồi thằng vô lại đó giết cô luôn để chạy trốn, cô chọn phương án nào? Riêng tôi thì tôi chọn phương án 1 rồi đó. Muốn làm gì sau đó thì làm, trước tiên mình phải sống cái đã chứ? Một là mất mạng, hai là bị mấy thằng “thông”. Tôi chọn bị “thông”.

Everyday luôn!

Bởi nắm bắt trúng cái “tâm lý nạn nhân” này của đa số chị em phương Tây ngày nay, nên bọn truyền thông thổ tả mới cho ra cả series phim kinh dị ăn khách “I spit on your grave” (google). Vừa vỗ về “đau đớn” của chị em, vừa gây nên ảo giác rằng tụi Đàn Ông toàn lũ bệnh hoạn phụ bạc, làm vừa lòng thế hệ nữ quyền, vừa lồng ghép yếu tố máu me kinh dị thỏa mãn thị hiếu người xem. Phải nói họ quá “xuất sắc” luôn đó.

Những ấn phẩm ĐỒI TRỤY dạng này, đáng buồn là ngày càng được Phụ Nữ đón nhận. Họ biến phụ nữ nơi đây không còn là người Phụ Nữ nữa.

Các bạn hiểu nghĩa của từ “SnowFlake” hay “Special Snowflake” tôi kể đầu bài rồi chứ? Những bông tuyết này, đụng vào là “chảy nước“. Họ muốn cảm thấy mình thật là ĐẶC BIỆT. Đặc biệt bởi vì những “đau đớn khốn cùng” họ từng phải gánh chịu.

Không phải là bằng tài năng, bằng nỗ lực, mà bằng sự khoét sâu, nhai lại cái biến cố mà bản thân từng gánh chịu trong quá khứ. Nhiều khi “biến cố” ấy do họ tưởng tượng ra nữa cơ.

—————————————————-

Nói cho mấy người biết, cái chứng bệnh snowflake này, cái “victim mindset” nó là MỘT CON QUỶ. Nó choán lấy bộ não mấy người, điều khiển mấy người, kéo tụt mấy người xuống, và làm hỏng luôn tương lai mấy người nữa.

—————————————————-

Thay vì cố gắng xoay sở để bản thân tốt hơn, họ quay ra ĐỔ LỖI. Đổ lỗi vì cái quá khứ đã qua ấy. Đối với họ, không gì thoải mái hơn là việc đổ lỗi cho một ai đó, một biến cố đau buồn nào đó, để biện hộ cho sự THẤT BẠI hiện tại của bản thân.

TẤT CẢ CHÚNG TA (TẤT CẢ NHÉ) ĐỀU TỪNG PHẢI TRẢI QUA NHỮNG BIẾN CỐ ĐAU THƯƠNG HẾT.

Có người bị mất người thân.

Có người bị trải qua tai nạn, thập tử nhất sinh.

Có người bị đẩy ra lề đường, sống chạy ăn từng bữa v.vv

CHỈ KHÁC NHAU Ở CHỖ CHÚNG TA ĐỐI DIỆN VỚI TỔN THƯƠNG MẤT MÁT ẤY RA SAO MÀ THÔI.

Bị thằng/con bồ cũ nó bỏ, bạn nghĩ cái “biến cố đau thương” ấy làm bạn trở nên đặc biệt so với mọi người ư? TỈnh lại đi.

Có những cô nàng, lớn lên được cha mẹ bảo bọc một cách quá đáng, họ nhìn trần đời này hoàn toàn bằng màu hồng và luôn đòi hỏi. “Mr Right của em sẽ giải quyết TẤT CẢ MỌI VẤN ĐỀ trên trần đời này cho em” – Họ nghĩ vậy đó. Để rồi lấy nhau về, chỉ gặp một biến cô nhỏ nhặt nào đó thôi: Một vài lần cãi nhau, một xung đột với mẹ chồng, hay chẳng may anh ta gặp biến cố trong sự nghiêp? “Ôi thằng này hết còn là Mr Right nữa rồi. Bỏ nó thôi?”.

ĐÁM NGƯỜI NÀY, SẼ KHÔNG BAO GIỜ ĐỨNG DẬY MÀ TỰ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA MÌNH. ẤY LUÔN LUÔN LÀ CHUYỆN CỦA NGƯỜI KHÁC, LỖI LẦM CỦA KẺ KHÁC.

Quên cái biến cố ấy đi, chạy trốn khỏi con quỷ ấy đi, nếu bạn còn muốn cuộc đời mình tốt lên. Những người khác ngoài kia, họ cũng phải đang vật lộn với những khó khăn hàng ngày, KHÔNG MỘT AI rảnh hơi đi vỗ về cảm xúc, an ủi, gặm nhấm nỗi đau quá khứ của bạn đâu.

KHÔNG MỘT AI. 

==================================

SỰ KHÁC BIỆT.

Sự khác biệt trong tâm thức của một người thành công/ hạnh phúc và một loser chính là đây.

Người thành công/hạnh phúc họ cực kì TÀN NHẪN mà gạt đi con quỷ đeo bám đầu óc ấy. Họ chỉ tập trung duy nhất vào tương lai mà thôi.

Mục tiêu mình đang hướng tới là gì?

Phải làm những gì để đạt mục tiêu ấy?

Kế hoạch ngày hôm nay, tuần này, tháng này, 5 năm, 10 năm tới là gì?

Kẻ thất bại/loser – là những kẻ có tất cả những đặc điểm mà tôi kể trên kia kìa

Một vết sẹo không bao giờ có thể lành được nếu bạn liên tục bóc lớp vảy khô ra. Họ trở nên là những kẻ thụ động, luôn đau khổ, lười biếng, sống dựa dẫm, thiếu tương lai.

Thay vì xách mông lên đi kiếm tiền, hắn đổ tại mình sinh ra trong một gia đình quá nghèo. Lỗi lầm nằm ở Cha mẹ, chứ không phải hắn.

Thay vì học hỏi, trau dồi bản thân để trở nên hấp dẫn Phụ Nữ, bọn này đổ tại mình nghèo/ lùn/ xấu trai/ không có xe đẹp…

Tâm thức loser dẫn đến hành động loser. Đám này kết thân với toàn những kiểu bạn bè Snowflake giống như chúng, để cùng nhau “tắm” trong cảm xúc tiêu cực. Thời gian hằng ngày trôi đi chúng nó giành cho những thể loại nhạc nhẽo loser vuốt ve tâm thức chúng, loại pop music rẻ tiền đầy trên youtube kia kìa, tôi ko muốn kể tên.

Đám này, MÃI MÃI là những người tù khổ sai, bị nhốt trong cái cũi xích tư tưởng do chính tay chúng nó vun đắp nên.

Mỗi lần lên cơn “snowflake” thì hãy nhớ tới người Đàn Ông này. Shut the fuck up and do something to change the situation.

==================================

KẾT.

Tôi không có ý xem thường những nỗi thống khổ đau đớn trong quá khứ nhiều người phải chịu. Không hề nhé. Nhưng tôi chỉ muốn hỏi một câu rằng, liệu anh/cô có muốn sống tiếp hay không?

Những người Phụ Nữ từng trải qua quá khứ bị xâm hại tình dục, tất nhiên là nó đau đớn chứ. Nhưng nếu cô ta cứ mãi giữ cái ám ảnh đó trong đầu, liệu cô ta có còn mở lòng với người Đàn Ông đàng hoàng chính trực tìm đến sau này hay không? Hay là cô ta sẽ trở nên thù hận tất cả Đàn Ông, nhìn bọn họ như những con quỷ?

 Tôi nhìn thấy kha khá Phụ Nữ để tuột mất hạnh phúc cuộc đời bởi lý do này rồi đấy.

Những biến cố đau thương – nó sẽ còn lại trong mỗi chúng ta suốt cuộc đời. Chắc chắn là như vậy. Nhưng làm ơn đừng để nó lớn dần lên, gây ảnh hưởng tới chính tương lai bạn và những người xung quanh bạn.

Tôi cảm thấy vô cùng may mắn bởi được sinh ra trong gia đình có người Cha, người Mẹ có một tinh thần lạc quan mạnh mẽ, và họ giáo dục anh em tôi lớn lên cũng phải như vậy. Điều này là cực kì quan trọng với một đứa trẻ nhé.

Một đứa trẻ lớn lên trong gia đình có người Cha/Mẹ tiêu cực liệu nó có trưởng thành nổi hay không? Nó có sở hữu một tâm thức ổn định, mạnh mẽ hay không? Hay là nó sẽ bị “lây” năng lượng tiêu cực từ chính người nuôi nấng chúng? Think. Suy nghĩ đi.

Căn bệnh này KHÔNG có bác sĩ hay bệnh viện, hay một loại thuốc an thần nào chữa được cho bạn đâu. Nhiều người bị con virus ấy bám vào não quá lâu mà thành bệnh tâm thần thực sự luôn đấy.

Bởi đến cuối cùng, thế giới này vẫn vận hành theo một quy luật khắc nghiệt: CHỈ CÓ KẺ MẠNH MỚI ĐƯỢC PHÉP SỐNG SÓT.

Nó là một đường đua, và bạn chính là vận động viên trên đường đua ấy. Bạn sẽ xoay sở ra sao khi chính tay bạn xích một hòn đá lớn vào chân?

—————————————————Pill.

Chia sẻ để phát triển cộng đồng:

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Donate cho tác giả tại đây để duy trì website và phát triển thêm những nội dung hữu ích khác.

Related Posts

0 0 votes
Article Rating
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments