Hành trình Free-thinker phần VI: Giải pháp, Chi Phí và Lợi Ích.

Bạn có nhớ câu chuyện thằng nhóc Nobita ngày bé luôn có những đòi hỏi quá đáng mà cha mẹ nó không thể đáp ứng được không? Giả dụ như chuyện nó đòi xây cái bể bơi sau vườn để được giống như nhà thằng Xeko ấy? Nó chỉ quan tâm đến duy nhất cái nó cần, ấy là CÁI BỂ BƠI, mặc kệ những vấn đề như là cái sân vườn nhà nó bé xíu, không đủ diện tích, hay là để xây cái bể bơi đó có thể ngốn hết cả mấy tháng lương của bố nó (nguồn cung tài chính duy nhất của gia đình).

Ngay cả khi mèo mập Doraemon đáp ứng nguyện vọng cho nó, thì sớm muộn những món “bửu bối” ấy cũng quay lại “quật ngược”, đem về những hậu quả dở khóc dở cười cho chính tụi trẻ và cái khu phố bé nhỏ yên bình ấy.

Mọi thứ không “ngon ăn” như chú nhóc tưởng tượng.

Chúng ta lớn lên với bộ chuyện tranh ấy. Ông tác giả Fujiko Fujio ấy là một người cực kì có tài, ngoài những giá trị về lối sống, tình yêu con người ra thì ông ấy còn muốn truyền tải tới đám độc giả trẻ con một thông điệp quan trọng:

——————————————-

Đấy là trên đời này KHÔNG TỒN TẠI cái thứ gọi là GIẢI PHÁP (Solution). Nó chỉ có CHI PHÍ bỏ ra (Cost) và LỢI ÍCH thu về (Benefit) mà thôi.

——————————————-

Cái từ GIẢI PHÁP – Tiếng Anh nó là “Solution”, đáng lẽ nó phải bị xóa sổ khỏi từ điển. Trên đời này chỉ có “Cost” bỏ ra và “Benefit” thu về mà thôi.

Tôi lấy một số ví dụ để bạn đọc dễ hiểu hơn.

NHỮNG BỘ ÓC “MIỄN PHÍ” (Free).

Hầu hết con người ngày nay (trong đó có người Việt chúng ta) đều mắc cái lỗi tư duy này. Ấy là họ cực kì bị “kích động” với cái từ FREE – Miễn phí. Đồ ăn free, vé xem phim free, những khoản trợ cấp “free” từ chính phủ…

Bạn nhìn thấy một nhóm người vô gia cư đói rét bên vệ đường. Lòng nhân đạo của bạn trỗi dậy, và tất nhiên bạn muốn có ngay một GIẢI PHÁP (Solution) cho vấn đề này. Trao tặng đồ ăn miễn phí cho họ đi, quần áo free đi, free nhà ở luôn đi v..vv… 

Nhưng mà những VẬT CHẤT ĐEM TRAO TẶNG ấy là từ đâu ra? Thì bạn không quan tâm.

Trên đời này đếch có cái gì là “Miễn phí” hết. Bạn ăn được một bữa free, tức là đã có người trả tiền cho bữa ăn ấy rồi. Bạn nhận được một gói hàng hóa cứu trợ, đã có người khác trả tiền mua nó rồi. Để có một bữa ăn “miễn phí” cho một nhóm người nghèo khổ, ai sẽ bỏ tiền ra đi chợ mua nguyên liệu, ai sẽ nấu và phân phát những khẩu phần đó? Chẳng phải là có những người khác CHỊU TRÁCH NHIỆM để làm ra những vật phẩm free ấy sao? Đấy có thể là một nhóm Mạnh Thường Quân nào đó, hoặc là Chính phủ.

TRÊN ĐỜI NÀY ĐẾCH CÓ CÁI GÌ GỌI LÀ “FREE” HẾT.

“Free”- là cái từ chỉ có nằm trong đầu tụi trẻ con không chịu lớn.

Bạn được xem một loạt video giáo dục của Ted talk hay Discovery Channel trên youtube và bạn tưởng nó là “free” đấy sao? Đã có người TRẢ TIỀN cho những sản phẩm đó thay bạn rồi! Ai sẽ lo chi phí thuê hội trường? Ai sẽ chi tiền thuê diễn giả? Ai sẽ chịu trách nhiệm những khâu hình ảnh, âm thanh, ánh sáng, hậu kì cho những ấn phẩm truyền thông ấy? Người lớn lên đi.

“Free” kìa! Có giỏi thì mày nhặt đi.

Đòi hỏi những thứ “Miễn phí” ấy, bạn đang hành xử không khác gì một đứa trẻ con đòi cha mẹ phải đáp ứng mong muốn cho nó mà không cân nhắc trước sau, giống hệt thằng nhóc Nobita. Nó chỉ quan tâm đến duy nhất cái nó cần, ấy là GIẢI PHÁP (Solution) và LỢI ÍCH (Benefit) cho vấn đề của nó, mà không cần biết đến Chi Phí (Cost) mà cha mẹ nó phải trả.

Nó cũng giống như tụi thanh niên phương Tây giờ này đầu óc rỗng tuếch, nhòng lên đòi “miễn phí giáo dục Đại Học” -free university education. Tụi nó chỉ quan tâm duy nhất đến cái lợi ích (Benefit) cá nhân, ấy là muốn cái bằng Đại Học để ra đi làm, lương phải cao, có chỗ đứng xã hội, nhưng mà phải “miễn phí” mới nghe cơ. Vậy ai trả chi phí thuê giảng sư? Ai trả chi phí hội trường? Ai trả chi phí cho những tài liệu chuyên sâu cần nghiên cứu? Họ không quan tâm.

Chưa kể đến cái chuyện, nếu miễn phí học đại học thì người người, nhà nhà cho con em đi học. Lúc ấy cái bằng Đại Học nó trở thành MỘT TẤM GIẤY LỘN. Common sense đến như thế mà cũng không chịu hiểu. Tôi nói là cái hệ thống giáo dục giờ nó nát rồi, nhiều người lại không tin.

Trên đời này KHÔNG TỒN TẠI cái gọi là “giải pháp” (Nhiều thằng nhà báo ngày nay còn láo lếu chơi chữ “giải pháp toàn diện cho vấn đề” 🙂 – vô cùng bố láo). Chỉ tồn tại COSTBENEFIT thôi.

Đòi hỏi “giải pháp” một cách máy móc, ngu xuẩn nên loài người mới gây ra bao tang thương cho đồng loại trong lịch sử. Tỉ lệ nghèo đói quá đông sao? BÙM, có “GIẢI PHÁP” liền đây: Cướp của người giàu đem chia cho người nghèo. Những đám người bần hàn nhất trong xã hội , tập hợp lại thành một đám đông nhung nhúc “làm cách mạng” phân phối lại tại sản. Đem hết những người giàu, người có của, người có khả năng lao động tạo nhiều của cải ra “đập” bằng sạch. Bao nhiêu của cải thu về đem chia đều cho “quần chúng nhân dân lao động”. Cái tư duy rừng rú này từng được một nửa nhân loại tin và làm theo đấy. 

Bởi vì có quá nhiều người mắc cái lỗi tư duy trắng đen

==================================

NAM HÁN SƠN THÀNH.

 

Đất nước bạn đang sống (nước A) bị xứ bên cạnh (nước B) ỷ thế nước lớn bắt nạt. Lúc này nhà cầm quyền luôn bị phân vân giữa 2 đường hướng giải quyết.

(1). Phe chủ hòa (phe “bồ câu”) : chọn đường lối ôn hòa, thương thuyết, ngoại giao giải quyết vấn đề. Giải quyết bằng cách nào?

Chọn sản vật (vàng bạc châu báu) và con người (công chúa, hoàng tử, phụ nữ đẹp…) sang TRIỀU CỐNG nước bạn để mong có hòa bình.

Liệu dùng sách lược này có hiệu quả không? Hiệu quả trong bao lâu? Biếu quá ít thì bất thành, mà biếu nhiều quá thì bị hớ?

Triều cống thì buộc phải tăng sưu thuế lên dân chúng, liệu họ có sinh bất mãn không? Chắc chắn là có, nhưng bất mãn có đủ cao mà sinh động loạn xã hội hay không?

(2). Phe chủ chiến (tức “diều hâu”): “Đánh bỏ mẹ chúng nó đi, được ăn cả ngã về không”.

Nếu đánh thắng. Thì sẽ tổn thất bao nhân mạng và tài lực? Bên kia cũng sẽ tổn thất bao nhiêu? Liệu chiến thắng này giữ vững nền độc lập trong bao lâu? Liệu có đáng cái giá phải bỏ ra không? Lòng dân liệu có bao nhiêu phần trăm ủng hộ (bởi dân chúng mới là những người đóng góp NHÂN LỰC cho chiến tranh).

Liệu chắc thắng bao nhiêu phần trăm?

Nếu thua. Thì chúng nó sẽ “xử” phe mình như thế nào? Canh bạc này quá khó.

————————————–

Ở đây, giữa phe chủ chiến hay chủ hòa, “bồ câu” và “diều hâu”, không có chuyện ai ĐÚNG ai SAI.

Đây là khi những bộ óc tinh anh nhất đất nước phải ngồi lại mà tính toán với nhau về CHI PHÍ (cost) và LỢI ÍCH (benefit). Một bài toán, canh bạc lớn của cả quốc gia.

Trò chơi chính trị nó vô cùng phức tạp. Sai một li đi 1 dặm là như vậy. “Anh hùng” hay “quốc tặc” phải để ngàn đời sau phán xét. Họ đã làm hết sức của mình.

Điện ảnh Hàn Quốc họ làm một bộ phim khắc họa rất rõ điều này; “Nam Hán Sơn Thành” http://www.phimmoi.net/phim/nam-han-son-thanh-7395/

Hay là mới gần đây khi có đại dịch cúm nổ ra ở Trung Quốc, có 2 luồng ý kiến xung đột với nhau:

(1)_ Đóng cửa biên giới Việt-Trung ngăn dịch. Để bảo toàn an ninh quốc gia. Gì chứ để đại dịch tràn sang, làm thiệt hại nhân mạng là không vui rồi đó. Rất nhiều quốc gia khác cũng chọn phương án này: Nga, Mỹ, Nhật, Bắc Hàn, Đài Loan… Tôi cũng vậy..

(2)_ Không đóng cửa biên giới: Họ viện cớ rằng làm như vậy sẽ ảnh hưởng giao thương kinh tế, kim ngạch xuất khẩu, hàng hóa nông sản ứ đọng, nông dân trắng tay… Ở đây, họ chỉ quan tâm đến LỢI ÍCH (benefit) mà thôi, còn CHI PHÍ BỎ RA (COST) thì mặc kệ. Ví dụ như tay “bình luận gia” Tifosi này: http://bit.ly/39HK2Ti

Tôi biết đây là bài toán khó, cần đến những cái đầu có khả năng hoạch định thống kê vĩ mô. Chi phí (cost) có thể là vài trăm tỉ hàng hóa ứ đọng, có đáng để đổi lấy một đại dịch lan tràn khắp các thành phố lớn hay không?

TƯ DUY CHÍNH TRỊ CỦA CÁNH TẢ.

Những người theo quan điểm chính trị cấp tiến (liberal/Progressive/leftist) rất hay mắc cái lối tư duy này. Hay là họ CỐ TÌNH mắc cũng nên.

——————————————–

Ấy là họ một mực đòi GIẢI PHÁP mà không thèm đếm xỉa đến CHI PHÍ (Cost) và LỢI ÍCH mang về (Benefit).

——————————————–

Người da trắng Cánh Tả ngày nay vô cùng thèm khát những “nguồn năng lượng xanh”. Tức là xài cái gì thì xài, miễn đừng có thải ra một lượng khí Carbon Dioxit hay khí độc gì tương tự lên bầu trời của họ là được.

Họ một mực đòi khai tử ngành công nghiệp ô tô truyền thống vốn lâu nay tạo rất nhiều công ăn việc làm, với dự định thay thế toàn bộ những chiếc ô tô ngày nay (vốn chạy bằng nhiên liệu xăng dầu, gây khói thải) bằng những dòng xe đời mới chạy bằng điện. Đây chính là lý do tỉ phú Elon Musk “phất” lên trong thời gian gần đây.

Ok. Ô tô chạy bằng “năng lượng xanh” không gây khói, thoạt nghe thì ai cũng mê.

NHƯNG MÀ NGUỒN ĐIỆN ĐỂ ĐÁP ỨNG NHU CẦU ẤY LÀ TỪ ĐÂU? 

Họ đã tính đến những phương án “khả thi” ấy là nhập nguồn điện từ các quốc gia nghèo hơn xung quanh, từ Ấn Độ, Nga, Bangladesh, hay các tiểu quốc vùng Nam mỹ… Nhưng các xứ này vẫn sản xuất điện nhờ vào than đá và khí đốt. Tức là để đổi lấy một bầu khí quyển sạch cho dân mình “thở” họ sẵn sàng dành phần khói thải ấy cho các xứ lân bang chia nhau xài. Khôn thế cơ đấy.

Phần Chi phí (Cost) rất lớn, ấy là họ phải khai tử ngành công nghiệp khai thác dầu khí khí đốt, cũng như các ngành sản xuất ô tô truyền thống… có thể gây xáo động hoặc sụp đổ nền kinh tế thì họ không quan tâm. Cái gói “Green New Deal” – “chống biến đổi khí hậu” của cô nàng AOC alexandria cortez được vô số cử tri theo cánh Tả ủng hộ bởi vì lý do này đây.

Năng lượng xanh – Nó không ngon ăn như bạn tưởng.

Chính trị nó cũng giống như bất cứ khía cạnh đời sống hằng ngày nào của chúng ta, không tồn tại một GIẢI PHÁP (Solution) đơn giản nào cả. Để đưa ra được những quyết định đúng đắn, nhiều khi người ta phải tính bạc đầu tỉ lệ Cost-Benefit, nếu chỉ cần nhỉnh đôi chút thôi, cỡ bỏ ra 49 – mang về 51, lúc ấy mới dám đưa ra quyết định.

Chỉ muốn “ăn” mà không muốn “bỏ” – Ấy là tư duy của đám trẻ nít. Bỏ nó đi.

Lối tư duy sai lầm này còn xảy ra trong khía cạnh tài chính-kinh tế nữa. Bạn có một khoản tiền A ban đầu (giả sử là nó rất lớn nhé), bạn sẽ làm gì với nó? Bạn đem gửi tiết kiệm hay đầu tư? Hay là “lướt sóng” BDS và chứng khoán? Để ra được quyết định nó không dễ dàng chút nào, bạn phải tính đến lãi suất ngân hàng, tỉ lệ lạm phát hằng năm, tăng trưởng kinh tế của năm vừa rồi và từng quý tới đây ra sao…

Với chi phí ban đầu (Cost- tức khoản tiền A ấy) bạn phải tính ra nhiều phương án, nhiều con đường để mang về lợi nhuận (Benefit – khoản tiền B) CAO NHẤT có thể. Nó là bài toán khó lắm đấy. Bởi vậy mới sinh ra các chuyên gia hoạch định là như thế. Nó không đơn giản là bạn cứ ôm tiền đi mua vàng hay đất cát là xong.

CHUYỆN PHỤ NỮ BỊ “ĐÀN ÁP” SUỐT CHIỀU DÀI LỊCH SỬ NHÂN LOẠI.

Những năm 60 của thế kỷ trước là khi người phương Tây có một cuộc “cách mạng” xuất phát từ những người Phụ Nữ. Họ cho rằng trong suốt chiều dài lịch sử, người Nữ chỉ đóng vai trò nội trợ, suốt đời họ chỉ có thể là những “máy đẻ”, “máy rửa bát”, cắm mặt vào bỉm sữa, tã lót… Như vậy là quá ư bất công. Cánh Đàn Ông các anh đã “đàn áp”, “ép buộc”, “coi thường” Phụ Nữ chúng tôi.

CHÚNG TÔI CẦN GIẢI PHÁP.

‘Phụ Nữ đòi quyền bình đẳng”

Ok vậy có giải pháp cho các cô vừa lòng liền. Ấy là khi họ bắt đầu đưa TOÀN BỘ Phụ Nữ vào thị trường lao động. Những trường học mở ra, đào tạo ngành nghề cho cả nam lẫn nữ. Truyền thông và nhà trường được định hướng rằng phải tuyên truyền cho mọi người thấy là Phụ Nữ và Đàn Ông KHÔNG KHÁC NHAU một chút nào cả. Đàn Ông làm được cái gì thì Phụ Nữ làm được cái đó. Rồi các công ty bắt đầu tuyển dụng Phụ Nữ, những quyền “bình đẳng giới” được người ta nhắc đi nhắc lại khắc vào đầu óc tụi trẻ… Đây chính là bản chất của làn sóng nữ quyền (Feminism) mà tôi hay nhắc tới đấy.

HỌ BIẾN NGƯỜI PHỤ NỮ THÀNH NHỮNG “WORKER” – Đây chính là “giải pháp” (Solution) cho vấn đề mà họ đưa ra. Vậy nó có thực sự là giải pháp hay không?

Họ hay chỉ nói đến cái được lợi (benefit) của giải pháp này, ấy là người Phụ Nữ được tự chủ tài chính, không phải phụ thuộc Nam giới như xưa. Rồi thì Phụ Nữ cũng được đặt chân lên những nấc thang xã hội, được thăng tiến. Rồi thì người Phụ Nữ ngày nay đã được “giải phóng” hẳn so với xưa kia, cũng được đi đây đó du lịch, làm ăn, quan hệ, học tập, được khẳng định vị thế xã hội. v..vv…

Mãi cho đến ngày hôm nay, chỉ đến khi cái xã hội bên ấy thấy rõ sự ĐỔ VỠ do những “giải pháp” này mang về, họ mới chuyển sang cân nhắc những phí tổn (cost) của nó. Những phí tổn ấy là gì?

  1. Đẩy người Phụ Nữ vào thị trường lao động gây nên nạn lão hóa dân số, phải “nhập khẩu” dân số, gây nên những xáo trộn cho người Phụ Nữ, làm tụt giảm chỉ số hạnh phúc của họ còn thê thảm hơn thời trước năm 1960. http://bit.ly/3bMwWWN, http://bit.ly/2HDmzXC
  2. Nó PHÁ NÁT cái nền tảng gia đình, là thứ bảo đảm cho mọi xã hội từ trước đến nay được vận hành http://bit.ly/39KCbVe
  3. Nó “lai tạo” nên một lớp người mới thoái hóa, Đàn Ông không ra Đàn Ông, Phụ Nữ không còn ra Phụ Nữ.http://bit.ly/2HDmN0U

Trong hơn 200 bài viết trong page này tôi đều có đề cập đến những PHÍ TỔN (cost) mà họ đang phải trả. Nó nặng nề, nó ĐẮT ĐỎ hơn rất nhiều cái lợi ích mang lại.

Tôi biết, ngoài kia cũng có một số ít, cực ít những Phụ Nữ có khả năng vươn cao trong xã hội, họ không cần quan tâm đến gia đình và con cái. Bên cạnh đó cũng có một số ít Đàn Ông muốn quanh quẩn xó nhà trông trẻ, không muốn ra ngoài kiếm tiền. Nhưng nên nhớ, đấy chỉ là những THIỂU SỐ mà thôi.

Đa số còn lại, chúng ta đều muốn một cuộc đời như tiền nhân trước đây đã từng.

Đa số còn lại, Đàn Ông và Phụ Nữ đều mưu cầu, ao ước về một mái nhà và những đứa trẻ.

Vậy tôi hỏi các bạn, rằng cái làn sóng Feminist kia, cái đám người chỉ biết hô hào đưa ra những LỢI ÍCHGIẢI PHÁP ấy, có thật sự là tốt cho người Phụ Nữ như chúng ta đang nghĩ không?

==================================

Đám người hay CHỈ NÓI đến giải pháp: “Tôi có phương án giải quyết, giải pháp toàn diện cho vấn đề đây”, mà họ không thèm đếm xỉa tới chi phí và lợi ích mang về, thực chất là một đám người ngu dốt hoặc bất lương muốn cướp lấy thứ gì đó từ tay bạn.

Mọi thứ trên cõi đời này đều có tính 2 mặt của nó hết” – Đây mới là câu nói đúng. Bởi nó đề cập đến khía cạnh cost và benefit tôi đang nhắc đến đây.

Chi phí bỏ ra (cost) – và lợi ích mang về (benefit)

Nhược điểm – và ưu điểm.

Mặt lợi – và mặt hại.

Đây mới là những gì mà một người trưởng thành nên quan tâm tới.

Đọc thêm Series: 

———————————————————-Pill.

Chia sẻ để phát triển cộng đồng:

Related Posts

0 0 votes
Article Rating
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments