Hành trình Free Thinker Phần II: Phán xét

Trước hết bạn đọc part I tại đây: https://redpillvn.org/hanh-trinh-free-thinker-phan-i-tat-ca-moi-nguoi-deu-se-mac-sai-lam/

Phần II: Phán xét

Viên Redpill này là quan trọng nhất. Nuốt được nó thì bạn gần như không phải đọc tất cả những bài trong page mà tôi từng viết nữa đâu, tự bạn sẽ nghiệm ra những thông tin đó.

Những triết gia, những nhà tư tưởng, những bậc thông thái, người thành công trên thương trường… Họ đều sở hữu cho mình công cụ này. Thứ làm họ tách biệt với đại đa số “đám cừu” còn lại trên thế giới.

Công cụ ấy là sự PHÁN XÉT.

==============================

 

Trong cái xã hội mà chúng ta đang sống, không biết từ bao giờ mà cái từ PHÁN XÉT (Judge) nó lại mang nghĩa tiêu cực. Từ Đông sang Tây đều như vậy.

Quả đúng như vậy mà. Người ta nghe, hay nhắc đến PHÁN XÉT thường ngầm hiểu với nhau rằng đấy là việc của mấy ông quan tòa, hay luật sư, đại loại như vậy. Còn “dân thường” chúng ta ư? Từ PHÁN XÉT (Judge) nó ngầm mang nghĩa gì đó tiêu cực, xấu xa lắm, “nhớ tránh xa nó ra nhé!”.

Mỗi khi người nào đó PHÁN XÉT (Judge), người ta thường đánh đồng nó với sự Phỉ báng (defame), hay là sự xúc phạm, làm ô danh (Disparage).

“Ai cho anh cái quyền được phán xét tôi?”

“Anh là ai mà lại dám phán xét người khác?”

“Ngưng phán xét.”

“Lo chuyện nhà mình trước đi, đừng có phán xét thiên hạ.”

Vậy thì điều này có đúng không?

Tôi sẽ tặng bạn bản dịch của tôi từ một trích đoạn của Ayn Rand, bà ấy là một triết gia có ảnh hưởng rất lớn tới nước Mỹ cũng như người đọc toàn thế giới:

——————————————-

“Một người luôn từ chối phán xét, người mà không bao giờ đồng ý hoặc bất đồng ý, người dám tuyên bố rằng trên đời không có gì là tuyệt đối và tin rằng từ đó anh ta rũ bỏ được trách nhiệm, chính là cái người phải chịu trách nhiệm cho mọi sự đổ máu trên trái đất này. Hiện tại là một điều tuyệt đối, sự tồn tại là một điều tuyệt đối, một hạt bụi là tuyệt đối và cuộc sống loài người cũng vậy. Cho dù bạn sống hay chết là một sự tuyệt đối. Bạn có một miếng bánh mỳ hay không, là một sự tuyệt đối. Cho dù bạn ăn miếng bánh mỳ đó hay nhìn nó biến mất vào dạ dày của kẻ cướp bóc, là một sự tuyệt đối.

Luôn có Hai mặt của một vấn đề: một mặt thì đúng còn mặt kia thì sai, còn cái thứ ở giữa luôn luôn xấu xa tồi tệ. Một con người cho dù là sai lầm vẫn còn giữ lại được sự tôn trọng vào sự thật, bằng cái cách mà anh ta chấp nhận tính trách nhiệm trong hành động lựa chọn. Nhưng cái người mà “ở giữa”, cái người ba phải kia chính là kẻ bất lương, kẻ chối bỏ sự thật để giả vờ rằng trên đời không tồn tại sự chọn lựa hay bất cứ giá trị nào, cái kẻ luôn chọn đứng ngoài mọi cuộc đối đầu, sẽ luôn rút tiền từ máu người vô tội và phủ phục trước tội ác, kẻ sẽ đem công lý đi phân phát bằng cách kết án cả kẻ ăn cướp và người bị cướp vào tù, kẻ giải quyết xung đột bằng cách sắp đặt cho nhà tư tưởng và tên đần độn được gặp nhau giữa chừng. Bất cứ sự thỏa hiệp nào của thức ăn và thuốc độc, cuối cùng chỉ có cái chết là chiến thắng. Bất cứ sự thỏa hiệp nào giữa cái tốt và cái xấu, cuối cùng chỉ có cái xấu là được hưởng lợi. Trong cái sự truyền máu đó, khi mà bạn hút cạn cái tốt để nuôi dưỡng cái ác, sự thỏa hiệp chính là cái ống dẫn.”

Atlas Shrugged – Ayn Rand.

——————————————-

Sự PHÁN XÉT, nó không hề xấu xa như bạn tưởng.

==============================

Mấy ngày qua tôi có chút xung đột với một bộ phận người đọc của page. Cỡ hơn 100 người bỏ follow. Chẳng sao, tôi đã lường trước được tình huống này ngay từ ngày đầu, khi những chủ đề mà tôi nói ra, đến một lúc nào đó, nó chắc chắn sẽ đụng chạm vào cái tự ái của nguời đọc. Đa số bọn họ từng đồng ý, tâm đắc với tôi ở một số khía cạnh nào đó (bởi thế nên họ mới like page?), một số từng tâng bốc tôi lên trời qua những comment. Khi mà họ quay lưng lại, cũng là lúc tôi nghe được từ đám đông ấy những cụm từ nhận xét không mấy dễ nghe: thiển cận, loser, vô văn hóa, dốt nát, thất bại,… và VÔ ĐẠO ĐỨC.

What the hell? Tôi vô đạo đức?

Hiện tượng này tôi đã gặp rất nhiều lần, và tin tôi đi, bạn sớm muộn cũng sẽ gặp nó. Đọc hết bài sẽ hiểu lý do tại sao họ có lối hành xử như vậy.

Ngày còn bé, chắc chúng ta không lạ gì trò chơi “dán nhãn” của tụi trẻ con. Gọi là trò chơi cũng không phải, nó xuất phát từ góc nhìn ngây thơ của chúng: thằng nhóc này “tốt”, chơi được, mình sẽ tin và chơi với nó. Thằng nhóc kia “xấu”, mình không những sẽ nghỉ chơi với nó, mà mình còn sẽ lôi kéo, vận động đám trẻ trong cộng đồng này “tẩy chay” nó.

 

“Chắc chắn nó là thằng nhóc tồi mà. Trông nó không hề thân thiện. Hôm qua nó không chịu chia sẻ kem với mình, quần áo nó thì không sạch sẽ, mà nghe nói ba mẹ nó hình như chỉ là làm nhân dọn vệ sinh…”

Đa số con người ngoài kia, họ KHÔNG HỀ trưởng thành, họ mang theo trò chơi dán nhãn này đến tận khi chết đi. Đáng buồn là như vậy.

Loài người là một sinh vật phức tạp. Để phân định được trắng đen, phải trái, đúng sai, tốt xấu… nó không đơn giản là anh kẻ một vạch vôi lớn và bước vào chọn side là xong. “Tao chọn bên phe THIỆN rồi nhé, tất cả những thằng bên kia là phe ÁC” . “Nhóm này là những thiên thần, mình sẽ tin tưởng và theo họ dù có phải chết. Đám kia là tụi ác quỷ, mình sẽ bằng mọi cách tiêu diệt chúng”...

Đây là tư duy điển hình của bầy cừu.

Đám này không chịu hiểu rằng, cái LẰN RANH đúng sai, phải trái, thiện ác ấy, nó nằm ngay trong mỗi cá thể con người chúng ta.

Mỗi con người chúng ta, đều có khả năng làm nên những điều tuyệt vời lớn lao, và ngược lại, chúng ta hoàn toàn có thể gây nên những tội ác không tưởng.

Đôi khi, ta nhận ra những một số người mà chúng ta từng cho rằng họ đáng ghét, đáng khinh, lại có những hành động chỉ có ở những anh hùng?

Đôi khi, ta nhận ra một số người chúng ta từng vô cùng ngưỡng mộ vì đức hạnh của họ, lại gây nên những sai lầm tai hại, thậm chí là những tội ác kinh tởm, phản nhân loại?

Để tránh khỏi việc sa vào cái bẫy này, bạn cần đến công cụ PHÁN XÉT.

==============================

TẠI SAO LẠI PHẢI PHÁN XÉT?

Nếu không thẳng thắn phán xét chính BẢN THÂN MÌNH thì làm sao bạn nhận ra những sai lầm của bản thân để sửa chữa?

Nếu không PHÁN XÉT những người xung quanh, làm sao bạn nhìn ra cái đúng đắn, cái sai lầm từ họ? Làm sao bạn rút ra được bài học từ họ? Làm sao để bạn đưa ra lối hành xử hợp lý khi tương tác với họ?

Tôi PHÁN XÉT anh không có nghĩa là tôi ghét bỏ, tôi cô lập, tôi đang muốn “triệt hạ” anh. Sai rồi. Đơn giản là tôi đang HỌC HỎI. Học hỏi từ sai lầm của anh, từ những thế mạnh của anh, tôi nhìn ra động cơ của anh…

Một bộ óc còn tư duy, nó còn PHÁN XÉT.

Nếu từ chối PHÁN XÉT, thì làm sao tôi nhận ra được những sai lầm tai hại, những thảm họa đang xảy ra với cái xã hội ngoài kia, để mà NGĂN CHẶN nó? Bởi vì loài người họ lạ lùng lắm, khi cái ác diễn ra, họ không những không đủ dũng cảm đương đầu với nó, họ còn ĐỒNG LÕA với nó. Nhìn đám người phương Tây trước thảm họa holocaust mà xem? Nếu họ dám đứng lên cất tiếng nói từ đầu thì nó đâu có xảy ra?

Một xã hội thiếu PHÁN XÉT là một xã hội chết!

Học được cách PHÁN XÉT, góc nhìn thế giới của bạn không chỉ còn bó hẹp trong khuôn khổ “First person view” nữa, lúc ấy nó sẽ rộng lớn hơn rất nhiều, góc nhìn của phần “God” trong bạn. Cái này rất khó giải thích. Nó giống như một người chơi Commandos, anh ta có thể nhìn ra mọi chi tiết tỉ mỉ ở cái thế giới giả lập ấy, dưới góc nhìn của người thứ 3 ngồi ở trên quan sát, trong khi cũng người chơi ấy ở góc nhìn thứ nhất trong trò Counter Strike không thể có được. (Có ai hiểu phần này không? pm tôi giải thích rõ hơn).

 

Tôi PHÁN XÉT ngay cả bố mẹ tôi đấy. Điều ấy có làm tôi trở nên một đứa con bất hiếu không? Nhờ sự PHÁN XÉT ấy, tôi nhận ra mẹ tôi là người nhân hậu, đúng sai rạch ròi bậc nhất cái xứ sở này, nhưng nhược điểm là bà lại bị bệnh tâm lý do damaged không thể chữa trị được, và IQ bà ấy khá là tệ. Tôi nhận ra cha tôi là người có tư duy rất khá, nhưng mà thể chất lẫn tinh thần ông thuộc dạng yếu nhược, loser. Sự PHÁN XÉT này không làm thuyên giảm tình yêu tôi dành cho họ, ngược lại tôi càng yêu thương ông bà ấy hơn. Tôi nhận ra những sai lầm của họ trong quá khứ đơn giản là vì họ BUỘC PHẢI làm như vậy. Tôi rút ra vô số bài học từ đó, để nuôi dạy đứa con tôi sau này.

Bạn phải PHÁN XÉT. PHÁN XÉT từng con ruồi bay ngang qua trước mặt bạn.

Nhờ sự PHÁN XÉT, cô nhận ra anh chàng đang cầu hôn cô, cho dù đâù óc cô mê mệt, lâng lâng vì mớ chất xúc tác tình yêu, bạn nhận ra anh ta KHÔNG HỀ sở hữu tố chất cần có của một người chồng, người cha tốt. Anh ta thiếu trung thực, thiếu tính kỷ luật, thiếu cả sự bao dung của người Đàn ông…

Nhờ sự PHÁN XÉT, anh nhận ra cái cô nàng đang là người yêu anh, không hề là đối tượng nên đi đến hôn nhân. Tất cả những gì cô ta có là một cơ thể nóng bỏng, tuyệt vời để have sex. Còn lấy cô ta về làm vợ ư? Nah… Thảm họa.

Đừng bao giờ ngượng ngùng khi phải PHÁN XÉT.

Nhờ sự PHÁN XÉT, bạn nhận ra cái xã hội nơi bạn đang sống nó đầy rác. Bạn phải dọn rác. Nhiều người thiếu đi sự PHÁN XÉT cho nên họ luôn cảm thấy thỏa mãn với mức sống hiện tại là vậy. Cho dù mọi thứ có đang nát bét: kinh tế kiệt quệ, giáo dục trì trệ, môi trường độc hại, đạo đức băng hoại…

PHÁN XÉT, nó là một yếu tố quan trọng cần có ở vô số ngành nghề trong xã hội. Hãy nhìn những nhân viên điều tra đi, họ có bỏ qua những chi tiết nào dù là nhỏ nhất hay không? Một sợi tóc, một vũng nước, một vết bụi hay một nét mặt khả nghi? Bạn từng đọc bộ truyện tranh Conan rồi chứ? Đúng nó đấy.

PHÁN XÉT, để rèn luyện bộ não, để mà thoát kiếp cừu.

Nhờ sự PHÁN XÉT, bạn nhận ra những người bạn từng cuồng nhiệt hâm mộ trong quá khứ: những diễn viên điện ảnh, ca sĩ nhạc rock… Họ đều là những người bình thường. Họ cũng có tham, sân, si, hỉ nộ ái ố… Họ cũng có thể mắc những sai lầm tai hại y hệt chúng ta. Họ hoàn toàn bình thường, thậm chí TẦM THƯỜNG. Những phát ngôn không não, ngu dốt của họ dày đặc trên truyền thông, được tung hô bởi đám thiếu niên ngu dại giống họ. Không ngu dốt mới là lạ đấy? Khi phần lớn thời gian cuộc đời họ là phô diễn cái mặt nạ, cái con người không phải là chính họ, dưới ánh đèn sân khấu, họ đâu có dành thời gian để mà tự học hỏi, tự chiêm nghiệm?

Nhờ sự PHÁN XÉT, bạn thoát khỏi cái tâm lý sùng bái thần tượng của đám cừu ngoài kia (cult of Personality). Bạn biết chắt lọc thông tin nào đúng, cái nào cần, cái nào rác rưởi phải loại bỏ. Bạn nhìn nhận những “leader” kia dưới một ánh nhìn khách quan: những diễn giả online, những coach, thầy dẫn đường, kể cả những bậc triết gia toàn tri thông thái… Tất cả bọn họ, ĐỀU SẼ MẮC SAI LẦM.

TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐỀU SẼ MẮC SAI LẦM. Và nhờ sự PHÁN XÉT, bạn nhìn ra cái sai lầm đó.

Bạn nhận ra tôi cũng chẳng có gì mà phải sùng bái, thần tượng cả. Tôi có một chút khả năng tư duy, ngược lại cũng đầy nhược điểm. Tôi nóng nảy bốc đồng, tư tưởng nhuốm màu Nazi phát xít, kiêu căng tự mãn, nhiều khi vô cùng tàn nhẫn …

KHÔNG TỒN TẠI bậc thánh nhân nào trên cõi đời này cả. Bạn phải PHÁN XÉT.

Nhờ PHÁN XÉT, bạn nhận ra nhiều sự thật trần trụi trong lịch sử. Hóa ra những vĩ nhân, những “lãnh tụ vĩ đại” trong quá khứ chẳng có vĩ đại con mẹ gì cả. Họ là những người hoàn toàn bình thường. Họ sẽ mắc những sai lầm ấu trĩ giống hệt chúng ta, thậm chí, họ sẽ mắc nhưng sai lầm tai hại diệt chủng.

 

Và ngay chính bạn, nếu ở trong hoàn cảnh của họ, bạn cũng mắc sai lầm tương tự.

Một xã hội từ chối PHÁN XÉT là một xã hội khước từ SỰ THẬT. Khi mà những kẻ tầng lớp dưới, do sợ hãi cường quyền mà không dám PHÁN XÉT kẻ thống trị, và kẻ thống trị đó do ngu xuẩn hay cái tôi cao ngạo quá lớn mà từ chối PHÁN XÉT chính bản thân hắn, dẫn đến những thảm họa diệt chủng. Hàng trăm triệu người đã phải chết vì hành vi tự chọc mù đôi mắt này của họ. Đó là Mao Trạch Đông, Stalin, Hitler, Tần Thủy Hoàng… Chúng ta còn phải chứng kiến cái sai lầm lịch sử này bao nhiêu lần nữa?

Nhờ sự PHÁN XÉT, cộng thêm một chút dũng cảm, bạn nhận ra những điều sai lầm bạn từng mắc phải trong quá khứ. Bạn kiên quyết từ bỏ nó và sửa chữa. Nhờ có nó bạn trở nên hoàn thiện hơn.

==============================

Những kẻ TỪ CHỐI PHÁN XÉT là những kẻ không hề tư duy!

Những kẻ NGĂN CẤM bạn PHÁN XÉT, hãy cẩn thận đấy, chính hắn sẽ là kẻ gây nên tội ác kinh tởm.

Những kẻ SỢ SỆT sự PHÁN XÉT, chính là những kẻ yếu nhược, đần độn, ký sinh. Chúng sống đầy rẫy ngoài xã hội kia.

PHÁN XÉT không xấu. PHÁN XÉT là biểu hiện của đức hạnh và trí tuệ.

Đọc thêm Series: 

————————————–Pill

Chia sẻ để phát triển cộng đồng:

Related Posts

0 0 votes
Article Rating
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments