Phụ nữ hiện đại vẫn bị nô dịch như bao đời nay.

Ian Bailey, đăng tải ngày 27 tháng Hai năm 2018

Dịch từ bài gốc: MODERN WOMEN ARE ENSLAVED LIKE THEY ALWAYS HAVE BEEN

Huyền thoại lớn nhất về chủ nghĩa nữ quyền hiện đại đấy là, nhờ có những lời thuyết giáo, tuyên truyền của nó, mà phụ nữ thời nay mới được “trao quyền” – tức là, cánh phụ nữ trong thời nay được tự do hơn chế độ phụ quyền (patriarchy) thuở trước, khi đàn bà phải tòng phục đàn ông. Sai hoàn toàn. Phụ nữ ngày nay chẳng hề được tự do thêm miếng nào đâu. Họ vẫn là những nô lệ bởi chính phủ, dưới chân các tập đoàn, và là nô lệ của những thứ lạc thú đến từ cái xã hội mẫu hệ (matriarchal) do chính họ tạo ra.

Một số bạn có thể phản bác lại rằng, so với thời bị nô dịch bởi đàn ông chung quanh họ trong chế độ phụ quyền, phụ nữ bây giờ chẳng phải đã được làm chủ bản thân họ hay sao? Hơn là phải chịu cảnh thiếu tự do, quy phục dưới chân người chồng?

Về “sự kìm kẹp” gắn liền với chế độ phụ quyền, tôi cũng xin phản bác lại luôn. Đàn bà trong chế độ nam quyền xưa kia được đòi hỏi phải trân quý mối quan hệ, thông qua sự hy sinh của cả hai bên. Đàn ông cũng có những hy sinh riêng, họ bị buộc phải dồn lực vào mối quan hệ một vợ một chồng và tận tụy với gia đình. Trong thời nay, khi cai trị phụ nữ, thì chính phủ, các tập đoàn và những thứ lạc thú tầm thường lại không hề HY SINH một chút gì. Ngoại lệ, có chăng là sự “hy sinh” đến từ mấy ông bên Ban Nhân sự của các tập đoàn công ty*.

*Chú thích: Tác giả nói điều này với hàm ý mỉa mai. Ban Nhân sự (human resources department) của các tập đoàn là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý việc tuyển dụng nhân viên mới, “hy sinh” thời gian và nguồn lực để huấn luyện và đào tạo họ trong khoảng thời gian mới vào làm việc.

Tham khảo: https://redpillvn.org/phu-nu-bi-dan-ap-trong-suot-chieu-dai-lich-su-nhan-loai/

Chính phủ.

 

Chính phủ ngày nay đã dần “phình to ra”, biến người phụ nữ từ chỗ tòng phục, kính trọng chồng mình thành ra phải dựa dẫm vào nó. Chính phủ càng bành trướng về kích cỡ và quyền lực, giờ này thoải mái hơn trong việc dùng quyền lực làm bất cứ thứ gì nó muốn. Cớ sự như vậy, cũng phần lớn do đám mà ra.

Chủ nghĩa nữ quyền khiến ông chính phủ ngày càng trở nên bành trướng ảnh hưởng, bằng cách gia tăng các khoản nợ. Tiền được in ra mỗi khi có người vay. Khi tiền được in ra, cơ quan nhận lãnh việc in tiền trong chính quyền sẽ có nhiều quyền lực hơn, vì nó kiểm soát số bạc tung ra ngoài thị trường.

Chủ nghĩa nữ quyền còn tạo ra các khoản nợ với tấm bằng đại học. Những sinh viên phải đi vay tiền của Nhà nước chỉ để chi trả cho mảnh bằng họ mang sau này, những “tấm giấy lộn” họ cầm trên tay có cơ hội kiếm được việc làm cực kỳ thấp.

Hẳn quý độc giả nãy giờ cũng thắc mắc, nữ quyền thì liên quan gì đến vấn đề nợ sinh viên và chuyện bằng cấp mà bị lên án ghê vậy? Thưa rằng, những mảnh bằng không thiết thực người ta cầm trên tay, chính là do đám nữ quyền đã rêu rao rằng: phái nữ phải đi học đại học, để được “bình đẳng” với đàn ông. Kết quả lại không như những gì họ rao giảng. Phụ nữ đi học đại học, không phải vì ham thích xây dựng kỹ năng và kiếm tiền với tư cách một kỹ sư hay doanh nhân, mà bởi vì mảnh bằng là thứ bắt buộc đòi hỏi để cho người ta thấy rằng “phụ nữ không hề thua kém với đàn ông“.

Phụ nữ vay tiền chính phủ để trả cho mảnh bằng, và rồi trở thành nô lệ cho những khoản nợ học phí khổng lồ. Nợ thì phải trả. Chừng nào chưa trả xong thì họ chưa được tự do. Cái gọi là “xây dựng sự nghiệp” với Phụ nữ, thực chất là lao vào đi làm thuê cho các hãng xưởng tập đoàn để trả khoản nợ hồi còn học đại học, dành những năm tháng thanh xuân của họ (thời điểm họ còn trẻ trung và xuân sắc nhất) để cày cuốc mà trả hết nợ, thay vì kết hôn với một anh chàng ngon lành nào đó có bằng cấp kỹ sư hay doanh nhân. Điều này là một cơn ÁC MỘNG đối với cánh đàn ông nếu muốn tiến tới lập gia đình với họ, bởi 2 lý do:

  1. Họ phải “gánh chung” khoản nợ ấy của cô, khoản nợ cho một tấm giấy vô dụng.
  2. Quãng đời thanh xuân đẹp nhất cuộc đời cô – Thứ mà đàn ông cần nhất – đã bị ném đi một cách vô nghĩa như vậy.

Tham khảo: https://redpillvn.org/bi-kich-cua-phu-nu-thanh-dat/

Đàn ông cũng không khác gì mấy, họ cũng phải làm nô lệ cho nợ sinh viên luôn, nhưng họ có xu hướng nhận được những bằng cấp hữu dụng hơn như bằng kỹ sư hoặc khoa học công nghệ, thứ chứng nhân quá trình học hỏi những kỹ năng “hái ra tiền” của các anh sau này. Các kỹ năng ấy đem lại lợi nhuận, bởi vì nó là thứ mang lại lợi ích thiết thực mà xã hội phải bỏ tiền để có được. Còn cái gọi là bằng “Xã hội học về quan hệ dân tộc” (Sociology of Ethnic Relations) – Thứ mà rất nhiều chị em ngày nay đang đổ tiền vào đi học – Nghe có vẻ sang, nhưng lại không đem lại lợi nhuận. Vì nó không dạy người ta một kỹ năng nào để đem lại lợi ích cho những người xung quanh. Vì theo quan điểm “xã hội học về quan hệ các dân tộc”, thì tiền tài và lợi nhuận là “ích kỷ” với đa số mà, phải không?

Mấy người nữ quyền nói chúng ta rằng, phụ nữ từng là “nô lệ” trong xã hội phụ quyền. Trên thực tế, trong thế giới phụ quyền (patriarchy) ấy, CẢ HAI GIỚI TÍNH đều phải hy sinh và cống hiến lớn lao.

 

Đồ thị hấp dẫn giới tính (Sexual Market Value chart). Đỉnh cao nhất đối với đàn bà là tuổi 25. Đàn ông là tầm tuổi 40.

Đàn ông trong quá khứ từng phải trân trọng cuộc hôn nhân, khi kết hôn với phụ nữ lúc họ còn đương tuổi xuân thì và trẻ đẹp. Phụ nữ dâng hiến những năm tháng đẹp nhất cho người đàn ông, đổi lại, người chồng phải thủy chung với cô ấy suốt về sau, kể cả khi giá trị hấp dẫn của anh chồng đi lên, còn của cô thì giảm sút. Hai người tác hợp với nhau, và xã hội ngợi ca những cặp vợ chồng nào duy trì được mối tác hợp đến đầu bạc răng long. Cô vợ đầu tư vào tương lai của anh chồng – người đáng hy vọng nhất và đầy hứa hẹn.

Bây giờ, đám nữ quyền kêu gọi đàn ông phải dành những năm tháng phong độ nhất của họ, cưới về người phụ nữ đã dần trở nên lão hóa, phí phạm tuổi xuân trong tay không biết bao nhiêu gã đàn ông. Chưa hết, các vị “tiến bộ” ấy còn khuyến khích vợ bỏ chồng, người đã chậc lưỡi “vớt vát” những năm tháng “xuống cấp” của cô, và thậm chí còn rút cạn cả nguồn lực của chồng, qua các khoản cấp dưỡng, hỗ trợ tiền nuôi con sau khi ly hôn. Rút tiền từ túi chồng qua túi vợ (cũ). Điều này khiến đàn ông phải trở thành nô lệ của các tập đoàn và chương trình thuế của chính quyền, vì những khoản chi trả ấy mà ra.

Chính quyền và các tập đoàn ngày càng bành trướng. Tự do cá nhân càng bị thu hẹp lại. Sự mở rộng của nhà nước nhất thiết luôn phải phụ thuộc vào sự suy giảm tự do cá nhân. Bởi vì, nhà nước phình lớn hơn đòi hỏi lấy đi nhiều nguồn lực (thông qua tiền thuế của dân) nhiều hơn.

Sự “trao quyền” mà nhóm nữ quyền rao giảng, nó là thứ “trao quyền” sai lầm. Bằng cách khuyến khích phụ nữ lao lực làm việc để trả nợ, cả đàn ông(và đa số) phụ nữ đã trở thành nô lệ, dưới cái bóng của một Nhà nước ngày càng mở rộng, thay vì là sự hy sinh dành cho nhau, cùng tận tâm và hỗ trợ lẫn nhau. Đây thật là một cú thả mồi, một pha kéo lưới lớn nhất trong lịch sử. Một cú lừa mang tầm vĩ mô.

Nhưng cả phái nam và nữ không chỉ làm nô lệ cho mỗi chính quyền thôi đâu…

Các tập đoàn

 

Phụ nữ trở thành nô lệ cho các tập đoàn, với cùng một lý do họ đã bị “đeo gông vào cổ” bởi chính quyền. Họ nợ tiền. Họ đi học, rồi sau này lãnh chồng chất một đống nợ bắt buộc phải trả. Công ty là nơi họ tới để kiếm tiền trả nợ sau này.

Phụ nữ thường có xu hướng chọn ngành học vốn sau này có việc làm với mức lương thấp hơn những nghề nghiệp đòi hỏi bằng kỹ sư hoặc doanh nhân – những nghề thường gắn liền với đàn ông. Bởi bằng tốt nghiệp đại học kiểu phái nữ hay chọn không xây dựng kỹ năng để có thể thành công trong các ngành nghề trả lương cao.

Các công ty cực lực khuyến khích phụ nữ ở lại làm việc cho họ. Đơn giản, điều đó đem lại cho họ nhiều tiền hơn. Công ty sẽ tạo ra được nhiều sản phẩm hơn, khi có nhiều công nhân hơn. Mặc dù đám nữ quyền hay cáo buộc các công ty không trả lương cho phụ nữ tương xứng với công việc họ làm, thì các tập đoàn công ty lại hân hạnh được trả tiền cho họ vì đã tạo ra thêm lợi nhuận. Lợi nhuận càng nhiều, các sếp càng vui.

Một lẽ rõ ràng là, các công ty phải chịu bỏ ra một ít ưu đãi khi thuê phụ nữ, như các chi phí chăm sóc sức khỏe hoặc chi cho ban nhân sự. Nhưng nói chung, các công ty sẽ rất vui khi có thêm người làm cho họ. Còn không thì họ sẽ không thuê phụ nữ.

Cái trần nhà bằng kiếng* rõ rằng là không có thật. Các tập đoàn, công ty cũng không hề vô đạo đức (immoral). Họ bàng quan với các khái niệm luân lý và đạo đức thì đúng hơn. Việc của họ là tối đa hóa lãi suất. Phụ nữ mà đem lại lãi suất, họ sẽ được nhận. Đó là điều hiển nhiên mà các kinh tế gia đã chỉ ra bấy lâu nay. Dĩ nhiên, thường thì ít khi phụ nữ trở thành người tạo ra các ý tưởng (creator) hay đề ra các quyết định (decision maker), bởi vì họ đã không được học các kỹ năng ấy hồi còn ở nhà trường. Cơ hội tới, ít ai nắm bắt được.

*Chú thích: cái trần nhà bằng kiếng (hay a glass ceiling) là một thành ngữ ẩn dụ được đưa ra bởi phe nữ quyền, cho rằng luôn có một giới hạn, một sự phân biệt “vô hình”, ngăn không cho phụ nữ và người thuộc nhóm thiểu số đạt được những nấc thang cao trong xã hội.

 

Các tập đoàn giữ phụ nữ lại làm nô lệ, bằng cách kích thích họ chạy theo các khoản nợ khác. Như khi đã trả xong nợ đại học, phụ nữ được khuyến khích mua xe hơi, mua nhà, đi nghỉ mát ở haiiti hay học cao học. Phụ nữ vẫn phải làm nô lệ cho công ty, nơi họ đã nai lưng làm để trả nợ.

Khoái lạc

 

Không chỉ riêng chính phủ hay các tập đoàn, phụ nữ thời nay còn là nô lệ cho những “cảm giác sung sướng”* nữa. Cô ấy là nô lệ cho cái cảm giác được chú ý bởi một người đàn ông bất kỳ nào đó. Nhưng đó là xét trên khía cạnh tâm lý học mà thôi, chứ thực tế thì khác. Trong “xã hội phụ quyền xấu xa” ngày trước, phụ nữ từng được dạy phải tòng phục chồng mình hơn mọi đàn ông khác. “Tòng phục” ở đây có nghĩa là chung thủy và hỗ trợ anh ta.

*Ghi chú: Ở phần này, từ pleasure sẽ được dịch thành khoái lạc, lạc thú, vui thú… tùy theo ngữ cảnh, sắc thái cuả từng đoạn.

Nhưng giờ đây, một người phụ nữ “được trao quyền”, dưới định nghĩa của học thuyết nữ quyền hiện đại dạy họ phải đặt sự khoái lạc mình nhận được cao hơn việc chung thủy. Các cô được dạy phải theo đuổi lạc thú, không phải danh dự.

Chúng ta thấy ví dụ cho những trường hợp trên nhan nhản khắp nơi, mặc cho sự trụy lạc ẩn mình đằng sau tấm áo của những thuật ngữ đạo đức tuy “hợp thời” nhưng rỗng tuếch.

Ngày nay, người ta gọi đám người lăng loàn là “tự do thân thể“.

Bọn họ gọi những ả ngủ với hàng tá đàn ông trước khi lấy chồng là “lựa chọn kỹ càng“.

Và họ gọi những người đàn bà quá tuổi, đã cống hiến hết tuổi xuân cho những nghiệp đoàn mà bỏ bê chuyện gia đình là “thành công“.

Giữa những thuật ngữ vô nghĩa và ngu xuẩn nói trên, so với việc từ chối chạy theo địa vị và khoái cảm, lấy chồng và lập gia đình, cái nào đức hạnh hơn? Đám nữ quyền hẳn sẽ chọn vế đằng trước. Nhưng Kitô giáo, Kinh Thánh, các sách vở kinh điển, và Phật giáo thì lại chọn vế sau làm câu trả lời. Về căn bản, mọi thứ được gọi là sự khôn ngoan sẽ chọn vế sau.

Chính việc theo đuổi khoái lạc này mới chính là thứ dẫn đến cảnh nô dịch thời hiện đại. Nếu bạn khao khát khoái lạc, bạn sẽ chịu nô lệ bởi sự áp lực nó đem lại. Đau khổ sẽ đến khi cơn khoái cảm qua đi. Ví dụ à? Tham khảo từ khóa “nghiện thuốc” (drug addicts) xem. Hoặc tra từ “phụ nữ hiện đại” (modern women) cũng được.

Thông qua thiền định Phật giáo hay nghe theo những lời răn dạy từ Kinh Thánh, ta học được cách từ bỏ cái tôi và cả sự phụ thuộc vào sự vui thú. Người ta vẫn có thể chọn không tìm kiếm niềm vui thú, không chạy theo chúng. Theo đuổi khoái lạc, vui thú có thể gây thất vọng; có được nó, sẽ dẫn tới một kết cục không mấy viên mãn. Ngoài ra, hưởng được khoái lạc sẽ làm tăng khả năng con người ta tìm cách quay lại để được hưởng thêm nhiều hơn nữa.

 

Thực ra mà nói, niềm vui thú tất sẽ khiến khiến người ta cảm thấy tốt. Nhận được sự vui thú, nó giúp củng cố các hoạt động, cổ vũ cho con đường mà ta đi. Vốn chẳng có gì sai khi “cảm thấy phấn chấn” một chút cả.

Vấn đề là con đường ta đi, ta theo đuổi những gì. Chạy theo mỗi lạc thú thì sẽ phải lãnh khổ đau, và phụ nữ hiện đại đang phải hứng chịu hậu quả ở một mức độ cực kỳ khủng khiếp. Hậu quả họ gánh chịu không tới ngay trước mắt. Luôn muốn hiện tại trở nên tốt hơn, nên ta hướng tới việc cảm thấy tốt hơn. Phụ nữ không chỉ được dạy đi quan hệ với hàng tá đàn ông, mà còn phải quăng mình vô sự nghiệp – thứ họ cần để trả nợ. Dính tới một trong hai điều trên thôi cũng đủ khiến đàn ông không trân trọng họ, nhưng phụ nữ hiện đại thì mắc phải cả hai.

Nữ quyền hiện đại xiềng xích người phụ nữ vào việc tìm kiếm thú vui, khoái cảm ngắn hạn, vào cái gọi là “sự nghiệp” và phụ thuộc vào Nhà nước ngày một phình to. Quyền lực đích thực của phụ nữ phải là khả năng biết nói “không” với những cám dỗ này. Trong cái thế giới hỗn loạn do chính các chị em tạo ra, họ phải trả hết nợ, và phải chạy theo những gì “hấp dẫn”, thay vì trân trọng mối giao kết lâu dài, vì cả hai giới đều phải dựa dẫm và phụ thuộc (vào ba thứ trên).

Tham khảo bài liên quan: https://redpillvn.org/phu-nu-phuong-tay-ngay-nay-co-thuc-su-hanh-phuc-khong/

Translator: X.T

 

Chia sẻ để phát triển cộng đồng:

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Donate cho tác giả tại đây để duy trì website và phát triển thêm những nội dung hữu ích khác.

Related Posts

0 0 votes
Article Rating
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments