TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIA ĐÌNH

Family in a nutshell: Gia đình sinh ra để làm gì? mục đích của nó là gì? Tầm quan trọng của gia đình đối với mỗi con người và toàn xã hội?

Những câu hỏi trên, loài người ngày nay cho là nó quá cũ rích, đơn giản đến mức không cần động não để có câu trả lời. Tôi lại nhìn thấy một hiện thực khác.

Ngày nay, khi con người ta được sống trong một thời đại công nghệ, cái việc ai cũng có 1 cái smart phone, chỉ sau 1s là họ có quyền truy cập vào một bể thông tin khổng lồ tên là internet, mọi vấn đề khúc mắc đều dễ dàng có câu trả lời sau vài ba thao tác đơn giản. Duy chỉ có một điều là, những “người giải quyết vấn đề” hộ bạn kia, họ là những ai? Có thực tâm muốn giúp bạn không? Khả năng của họ có thực sự tốt như bạn đang nghĩ không? Cách giải quyết họ đưa ra liệu có đúng trong trường hợp của bạn không?

Bạn đang bị rơi vào một cái BẪY rất lớn. Tôi tạm gọi là: Một dạng MÌ ĂN LIỀN trong tư duy.

Mọi thứ thông tin, mọi lời giải đáp đến với bạn quá dễ dàng, nhanh gọn, và đều đến từ NHỮNG NGƯỜI LẠ MẶT trên không gian ảo. Bạn trở nên phụ thuộc vào họ. Bộ não bạn dần tê liệt khi mà người chủ của nó rất ít khi mang nó ra dùng. Một “căn bệnh thế kỉ” mà đa số loài người ngày nay đang mắc phải là gì?

Loài người ngày nay, họ CÁI GÌ CŨNG BIẾT nhưng ĐẾCH BIẾT CÁI GÌ cả.

Nếu tôi nói, chúng ta, loài người ngày nay, còn NGU hơn tổ tiên chúng ta 100 năm trước, bạn có tin không?

Bạn cũng đang mắc “căn bệnh thế kỉ” trên, Hử? Tôi có cách chữa này nhé, nghe hay không là tùy bạn.

Hãy TRUNG THỰC với bản thân và những người khác. Có vậy thôi.

============================

Hôn nhân – Marriage, người ta thường bảo: “Ôi dào nó chỉ là một tờ giấy thôi”, “Quan trọng là mình sống với nhau thế nào”, “Yêu thì cưới thôi” (Thế hết yêu thì bỏ à?)… Mấy người mà “thở” ra câu này là dạng ngáo lợn đấy. Đừng có dại mà lấy họ.

Tầm quan trọng của gia đình

Trải qua suốt quá trình tiến hóa, loài người đã đi theo một chiến lược sinh sản, duy trì nòi giống rất đặc biệt. Đó là chúng ta biết TẬP TRUNG NGUỒN LỰC, một lượng cực lớn nguồn lực, để nuôi dưỡng chăm sóc những HẬU DUỆ– những đứa trẻ.

Khác với những loài bò sát, chim, thú ngoài kia, chúng sinh sản theo dạng “spray and pray”– chúng rải một lúc hàng trăm, hàng ngàn con non ra thiên nhiên và cầu nguyện cho một số ít trong chúng có thể may mắn sống sót đến tuổi trưởng thành. Loài người đầu tư một lượng lớn của cải và thời gian, có thể tới 18 20 25 năm cho một “con non”. Theo truyền thống ngàn đời nay, một môi trường sinh trưởng tốt nhất cho đứa trẻ luôn là một mô hình gia đình truyền thống: một ông bố và một bà mẹ. Ông bố ra ngoài tìm kiếm nguồn lực nuôi cả gia đình, bà mẹ chăm sóc hậu cần cho ông ta và những đứa trẻ. Hai loại hình công việc này là QUAN TRỌNG ngang nhau.

 

Đây là “Gender Role”– một tiêu chuẩn vàng bất di bất dịch suốt nhiều ngàn năm. Đứa con, khi chưa đến tuổi trưởng thành, nó là một “món đầu tư” khổng lồ, nó cần sự nỗ lực hy sinh hết mình của cả người Cha và người Mẹ. Hai người bọn họ tuyệt đối KHÔNG ĐƯỢC TÁCH RỜI nhau là như vậy. Đấy là lý do trong quá khứ, trong cái xã hội đậm màu “bảo thủ” ấy, người ta phải tìm mọi cách để giữ cho người Nam và người Nữ ở bên nhau bằng mọi giá sau khi kết hôn. Những giới luật, những áp lực xã hội sinh ra thời đó là nhắm vào mục tiêu này.

Ngược lại, những xã hội mang màu sắc “tiến bộ” ngày nay, đó là phương Tây (Trong đó có ông Việt Nam đang lò dò theo sau) thì sao? Khi mà tình trạng vật chất dư thừa, cả người Cha và người Mẹ, họ cho rằng KHÔNG CẦN NHAU nữa vẫn có thể nuôi dưỡng đứa con sinh trưởng. Những món trợ cấp khổng lồ từ chính phủ dành cho mẹ đơn thân, những chương trình “miễn học phí” cho trẻ ( Miễn éo đâu, là thằng khác nai lưng ra trả đấy), những trợ cấp thất nghiệp… Một Single Mom bên phương Tây ngày nay, họ chỉ cần sinh ra một đứa trẻ thôi, họ chỉ việc ở nhà và nuôi con vẫn sống khỏe re là như vậy. Đổi lấy sự no đủ cho cả 2 mẹ con họ là một lượng nguồn lực cực lớn đến từ chính phủ- từ những người đóng thuế khác.

Ngày nay, cả người Cha và người Mẹ, họ sẵn sàng bỏ nhau vì những lý do vớ vẩn. “Không hợp nhau”, “cô ta hay gắt gỏng”, “hắn ta ngáy to”…

Ly dị do vợ ngáy to

Bỏ đi để còn kiếm được người khác ngoài kia “ngon lành” hơn hiện tại chứ. Tại sao không?

———————–

Thấy gì không? Đấy là lý do mà ngày nay người ta ly hôn nhau nhan nhản. Lượng Single mom đông như kiến là vậy. Họ bỏ nhau nhiều khi vì những lý do rất vớ vẩn, củ chuối. Làm Cha làm Mẹ, trong quá khứ nó từng là một TRỌNG TRÁCH THIÊNG LIÊNG, ngày nay với đám người ngoài kia nó trở thành thứ rẻ rúng. Con cái ấy hả, đã có người khác lo hết, KHOÁI LẠC bản thân mới là thứ quan trọng.

Ly hôn là một vấn nạn cực lớn trong xã hội ngày nay. Nó để lại hàng đống hậu quả kinh khủng mà người ta không nhận ra trong thời điểm hiện tại. Tra google cụm từ “statistics of single mothers” để mà xem những con số giật mình mà phương Tây người ta thống kê. Bao nhiêu % trẻ em trai dính tù tội? Bao nhiêu % trẻ em gái bỏ học, lêu lổng và lại trở thành single mom? Ad Chẻ em tôi nó từng viết 2 bài về chủ đề này rồi

Tôi không có ý ám chỉ TẤT CẢ những Single mom đều xấu, nhưng tôi nhìn thấy cái tương lai đen tối của đám trẻ con vô tội. Một sự thực đau đớn mà không ai mong muốn. Những con số này là với thống kê của những Single Mom phương Tây, nơi những bà mẹ được chính phủ bảo bọc tận răng đấy nhé. Trường hợp của Việt Nam còn nát hơn nhiều lắm.

============================

Tôi nhớ lại một câu nói của bà ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton: “ It takes a village to satisfy my husband”.

Ô mẹ nhầm. Nó là thế này : “It takes a village to raise a child” –  Để nuôi nấng 1 đứa trẻ, người ta cần cả 1 ngôi làng.

 

Tây cũng như ta mà thôi. Thời trước ấy, cái thời “phép vua còn thua lệ làng”, thời chính phủ còn chưa bành trướng toàn diện như ngày nay, mỗi một cộng đồng người dân thời ấy đều đặt ra những PHÉP TẮC bất di bất dịch trong hàng chục ngàn năm. Họ khuyến khích, động viên, ép buộc những gia đình phải ở bên nhau. Vậy cho nên, nếu anh, một chàng trai trẻ cưới một cô gái về làm vợ, anh và cô có 2 NHIỆM VỤ rất rõ ràng đấy là :

1. Gắn kết với nhau tới lúc “đầu bạc răng long”.

2. Sinh sản và nuôi nấng ít nhất là 2 đứa trẻ (2 người lấy nhau thì phải trả lại cho xã hội cũng 2 người chứ?)

Cái đám cưới diễn ra với mục đích tuyên bố với cái cộng đồng kia về 2 nhiệm vụ trên. Tất cả nam thanh nữ tú trong cộng đồng đấy đều phải chấp nhận ràng buộc này. Cái tục lệ cô dâu tung bó hoa ra sau đầu, đứa nào đằng sau bắt được là phải lập gia đình ngay sau đó- Không phải tự dưng mà có đâu.

Đây cũng là lý do ở những cộng đồng xa xưa, đầy tính chất “bảo thủ”, hay những cộng đồng được quản lý bởi tôn giáo, người ta KHÔNG CHẤP NHẬN hôn nhân đồng tính là vì vậy. 2 người nam trong cộng đồng lấy nhau thì mặc định cũng có 2 người nữ bị “ế chồng”. Rồi thì 2 người đồng tính kia không thể có con, dân số bị sụt giảm. Rồi khi 2 người đấy về già không có ai chăm sóc, lại là một gánh nặng với xã hội. Hệ lụy quá lớn, đặc tính “kì thị” là từ đó mà ra.

 

Ở những cộng đồng “bảo thủ” này, giới luật không chỉ đặt lên vai mỗi mình người Phụ nữ như lâu nay người ta tưởng. Nó còn dành cho cả người Đàn ông nữa. Đừng để phim ảnh nó lừa bạn. Ở quê tôi người ta kể lại rằng, ngày xưa thằng nào có vợ rồi còn léng phéng với gái trẻ sẽ bị đập cho nhừ tử. Đập cảnh cáo thôi nhé, nó chết đi không ai nuôi vợ con nó hết.

Những cộng đồng thời bấy giờ BẮT BUỘC phải can thiệp vào mỗi cuộc hôn nhân, mỗi gia đình còn có một lý do khác.

Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội. Cái cộng đồng lớn đó có tồn tại được hay không là dựa vào mỗi gia đình, nói rõ hơn, nó chính là QUYẾT ĐỊNH của hai vợ chồng. Nuôi nấng con cái ra sao là quyền của anh chị, nhưng khi nó lớn lên, nó có hòa nhập được với cộng đồng hay không? nó có chăm chỉ lao động hay là sẽ đi trộm cắp cướp phá? Nó có theo gương xấu của bố hoặc mẹ nó hay không? Khi đó CHÚNG TÔI lại là người phải chịu hậu quả.

Đấy là lý do mà, xưa kia người ta cực kì hà khắc đối với những gia đình không mấy hòa thuận: chồng đánh đập vợ, cha mẹ ngược đãi con cái, loạn luân, và ngoại tình.

 

Bạn chê họ “cổ hủ” ư? Bạn chưa thông thái như bạn đang nghĩ đâu.

============================

Một quãng thời gian dài trong lịch sử trôi qua như vậy, cho đến khi mấy “ông” chính phủ thò bàn tay vào những “cộng đồng làng xã” này.

Khởi nguồn là mấy tay độc tài toàn trị, từ thời cộng sản Liên Xô. Hệ thống toàn trị cộng sản- một sản phẩm đặc biệt của cánh tả- họ coi GIA ĐÌNH cũng là một thứ TÀI SẢN TƯ HỮU, và phải bằng mọi cách CƯỠNG ĐOẠT nó.

Họ muốn những đứa trẻ. Xưa kia chúng thuộc quyền quản lý của những ông bố bà mẹ, giờ đây nó là tài sản của NHÀ NƯỚC. Họ xóa sổ cái thực thể gia đình bằng cách phá vỡ luật lệ hôn nhân đã tồn tại hàng ngàn đời: Phụ nữ và Đàn ông được phép ăn nằm lang chạ với nhau mà không cần kết hôn, những đứa trẻ sinh ra được đưa vào những trại trẻ lớn, lớn chút nữa chúng được học trong những ngôi trường do chính phủ xây dựng. Những bà mẹ, do không phải chăm sóc con nhỏ nên “được giải phóng”, để lao vào những nhà máy công xưởng, trong khi đám đàn ông bị đẩy đi nướng xác ngoài các mặt trận biên giới.

 

Đáng sợ hơn nữa, ở trong trường, đám trẻ được “dạy” để biến thành một điệp viên nhí, theo dõi, giám sát và TỐ GIÁC chính cha mẹ chúng.

Về cơ bản, một nhà nước TOÀN TRỊ muốn đặt ách cai trị, họ phải nhắm mũi dùi vào hạt nhân đầu tiên của đất nước, đấy chính là GIA ĐÌNH.

Những điều trên được Karl Marx viết trong cuốn “Gia đình thần thánh” xuất bản năm 1845 tại Đức. Tiên sư cha thằng tâm thần.

Liên Xô đã tan rã vì những tế bào ung thư như thế, vậy mà ngày nay nhân loại không học lịch sử nên nhắm mắt đi theo.

———-Pill.

Chia sẻ để phát triển cộng đồng:

Related Posts

0 0 votes
Article Rating
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments