Sự thật mẹ đơn thân

Thân gửi các chị mẹ đơn thân phối hợp bầy đàn để bắt nạt và khóa miệng tôi, các chị càng chối bỏ sự thật thì tôi càng phải phơi bày cái sự thật xấu xí đó ra cho các chị xem. Bằng chứng nghiên cứu khoa học của hàng triệu các bà mẹ đơn thân trên thế giới là nhiều vô kể. Sự thật vẫn luôn là sự thật. Sự thật không quan tâm các chị có gào thét, khóc lóc, hay chửi bới tôi đâu. Các chị còn trí thông minh, các chị còn biết suy nghĩ thì đọc cho kĩ rồi đừng có để con cái đi vào cái vết xe đổ xấu xí này.
Các chị nên nhớ đây là con số đại diện cho các bà mẹ đơn thân trên khắp thế giới. Tôi lấy số liệu này từ hàng chục bài nghiên cứu từ các tổ chức hàn lâm. Đối tượng nghiên cứu là hàng trăm ngàn các bà mẹ đơn thân. Kết quả tôi tìm được là một xu hướng không thể chối bỏ. Khi tôi nghiên cứu tìm tài liệu tôi còn cảm thấy xót xa cho tương lai có thể xảy ra với con của các chị. Bài này tôi tập trung phân tích rõ những ảnh hưởng tiêu cực tới trẻ em lớn lên trong gia đình của các bà mẹ đơn thân.

1. Ảnh hưởng tới tâm lí và sức khỏe của các em nhỏ:

a. Tâm lí và sức khỏe:

 

Tại Mỹ, vào năm 1970, 84% trẻ em được sống chung với bố mẹ, nhưng tới 2009, con số này chỉ còn lại 60%.
Trong nghiên cứu của Jane Anderson phát hành trên trang web của Trung Tâm Thông Tin Công Nghệ Quốc Gia (Mỹ) (1), bà viết rõ như sau:
_ Trẻ con lớn lên với cha hoặc mẹ đơn thân có xu hướng bị các bệnh về tâm lí, phát triển những suy nghĩ muốn tự sát và khả năng nghiện rượu cao gấp đôi trẻ em được sống với cha mẹ bình thường.
_ Khi trưởng thành, những đứa bé gái của những cặp vợ chồng li hôn sẽ trở nên thiếu tin tưởng và thiếu hài lòng trong cuộc sống tình cảm.
_ Nghiên cứu khác của Sara Mclanan, giáo sư môn xã hội học từ trường ĐH Wisconsin-Madison, thực hiện với 8000 cá nhân mẹ đơn thân của Mỹ vào năm 1984 (2) cho hay, những đứa bé có bố hoặc mẹ đơn thân có nguy cơ lên tới 150% (Da trắng) và 90% (da đen) rằng chúng sẽ tiếp tục trở thành mẹ đơn thân như thế hệ trước. Hậu quả này trong quá trình sống với mẹ đơn thân và bố đơn thân là giống nhau.
_ Trẻ con sống với bố mẹ đã kết hôn có ít khả năng bị bạo hành và hăt hủi hơn. Trong một nghiên cứu khác bà Anderson chỉ ra, những đứa trẻ sống với bố hoặc mẹ đơn thân có nguy cơ bị đánh đập và bỏ rơi cao gấp đôi trẻ em bình thường. (Family Structure and Children’s Health in the United States 2010).
_ Trẻ em được lớn lên trong các gia đinh hạt nhân sẽ ít có nguy cơ gặp khiếm khuyết trong khả năng tiếp thu và học tập, ví dụ như bệnh tăng động (ADHD), BẤT KỂ trình độ học vấn, thu nhập và khu vực sống của bố mẹ.
_ Tỉ lệ vào phòng cấp cứu ở những đứa trẻ không sống cùng bố và mẹ cũng cao hơn trẻ em bình thường. (Family Structure and Children’s Health in the United States 2010).
Theo tiến sĩ Patrick Fagan (3), sự quan tâm của người cha có ảnh hưởng vô cùng tích cực tới sư phát triển khả năng nhận thức xã hội và cảm xúc đối với các bé trái. Nhưng một đứa trẻ bị bố bỏ rơi sẽ có cảm giác thiếu an toàn sâu sắc. Theo Rolf Loeber, giáo sư môn tâm thần học, viện tâm lí và dịch tễ học của trường ĐH Y học Pittsburg cho biết, “Một mối quan hệ gần gũi và sâu sắc giữa một bé trai và người cha giúp cậu bé phòng chống bản tính hung hăng và hành động lỗ mãng.”
Thiếu vắng uy quyền và kỉ luật từ người cha. Vai trò vượt trội của những người cha trong quá trình ngăn ngừa xu hướng phạm tội ở con trẻ đã được nghiên cứu rất nhiều. Suốt 40 năm qua, vai trò này luôn được nhắc lại nhờ những nghiên cứu kinh điển về xu hướng phạm tội, xuất hành bởi Sheldon và Eleanor Glueck (ĐH Harvard, Mỹ). Họ miêu tả bằng ngôn ngữ học thuật, nhưng ngoài đời chúng ta hay nghe những bà mẹ nói rằng: “Cứ chờ đến lúc bố mày về là mày liệu hồn!” Trong một gia đình truyền thống đầm ấm, sự hiện diện của người cha là biểu tượng của uy quyền, và sự uy quyền này được củng cố qua những can thiệp nhỏ nhặt trong đời sống gia đình. Quyền hành của người cha là một yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu tỉ lệ gây ra bệnh tâm thần và phạm tội ở con trẻ.

b. Kết quả học tập và trình độ học vấn:

 

Cũng theo Jane Anderson, trẻ con từ các gia đình có bố hoặc mẹ đơn thân có nguy cơ nghỉ học vì bệnh tật cao gấp đôi trẻ em bình thường. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới kết quả học tập của các em.
_ Trẻ em có bố mẹ ly hôn còn có điểm trung bình môn thấp hơn, và chúng có tỉ lệ bị đúp học cao hơn trẻ em bình thường.
_ Nghiên cứu của 11 các quốc gia phát triển chỉ ra rằng, trẻ em sống với cả bố lẫn mẹ có điểm toán và điểm các môn khoa học cao hơn trẻ em chỉ sống với một bố hoặc mẹ.
_ Trẻ em của các gia đình truyền thống có thu nhập và khả năng kiếm tiền cao hơn khi chúng trưởng thành.
Một nghiên cứu khác của Kathleen M (ĐH New York) và Ashley Inman (Đh Harvard) (4) chỉ ra rằng, từ năm 1980 đến năm 2009, tỉ lệ các cá nhân con của các ông bố, bà mẹ đơn thân không tốt nghiệp đại học giảm tới 50%. Điều này có nghĩa là con cái của những người này có tham vọng đi học và trình độ học vấn càng ngày càng giảm.
_ Những cá nhân đã trưởng thành có bố hoặc mẹ đơn thân, nhìn chung, đi học ít hơn từ 2 đến ba năm so với những cá nhân có cả bố và mẹ chăm sóc.
Nghiên cứu khác của Joyce G. Malima và tiến sĩ Philip Eric Akech (5) trên 600 cá nhân kết luận rằng, nuôi con một mình gây ảnh hưởng tiêu cực tới thành tích học tập của các em nhỏ. Hơn hết, hai nhà nghiên cứu này có giả thuyết cho rằng mẹ đơn thân có thể nuôi con tốt không kém gì các cặp vợ chồng truyền thống. Tuy nhiên, bắt tay vào nghiên cứu họ mới nhận ra giả thuyết của họ là sai. Họ phải chấp nhận kết quả và công khai chúng.
Họ cũng chỉ ra rằng, khi mà những ông bố, bà mẹ đơn thân này phối hợp với nhau, hai người cùng đồng ý nuôi dạy đứa trẻ, đứa trẻ lại có kết của học tập cao hơn và có tiềm năng thành công hơn trong cuộc sống. Nhà khoa học họ còn tự nhận mình sai và phải nhìn vào sự thật để sống, các cô cũng phải tỉnh ngộ và chấp nhân nó đi thôi.
Lại thêm một nghiên cứu nữa từ trường ĐH Cambridge về mẹ đơn thân trong 21 quốc gia phương Tây, có tới 17 quốc gia có kết quả như sau: lớn lên trong gia đình của mẹ đơn thân gây ảnh hưởng tiêu cực tới điểm kiểm tra môn toán của các em. Ngoài ra cả 21 quốc gia đều có kết quả chung rằng con cái của các bà mẹ đơn thân có xu hướng đúp lớp và trốn học cao hơn bình thường. (Anna Garriga and Paolo Berta, Cambridge University Press) (6)
Tôi phải đọc và tóm tắt hàng trăm trang sách từ 4 bài nghiên cứu để chắt lọc sự thật ra cho các cô đấy. Các cô giỏi thì đi khảo sát và nghiên cứu đi, xem kết quả nó có đi ngược lại với thành quả từ hàng năm trời nghiên cứu, chi phí hàng chục triệu đô la Mỹ của hàng trăm các nhà khoa học trên thế giới hay không nhé.

c. Nguy cơ phạm tội:

 

Cũng theo đánh giá nghiên cứu của tiến sĩ Patrick Fagan, suốt 30 năm qua, tỉ lệ tội ác tăng lên đồng thời với tỉ lệ các gia đình không có cha.
_ Những khu vực có tỉ lệ phạm tội cao thường là những nơi tập trung đông đảo của các gia đình chỉ có một mẹ và các con, không có sự hiện diện của người bố.
_ Nghiên cứu so sánh giữa các tiểu bang tại Mỹ chỉ ra rằng cứ có thêm 10% các em nhỏ phải sống với bố hoặc mẹ đơn thân thì sẽ thêm 17% số lượng tội phạm tuổi vị thành niên.
_ Tốc độ và tỉ lệ gia tăng những vụ phạm tội tuổi bị thành niên là tương đương với số lượng những gia đình mẹ đơn thân không có bố.
_ Mức độ hung hăng và hành động lỗ mãng ở những đứa trẻ từ 5 đến 6 tuổi là một cảnh báo nguy cơ phạm tội cao trong tương lai.
_ Hầu hết những nghi can phạm tội đều có tuổi thơ không có bố.
Theo Nghiên cứu khác của R L Marginnis phát hành trên trang web Trung Tâm Tham Khảo Luật Hình Sự Quốc Gia (Mỹ) (7) cho biết, phần lớn các ông bố là người có thể chu cấp tài chính và làm một tấm gương đạo đức cho các bé trai. Họ còn có thể đảm bảo sự an toàn cho gia đình và giảm bớt gánh nặng, căng thẳng cho các bà mẹ. Điều này còn đặc biệt đúng đối với các gia đình có con trai tuổi vị thành niên, vì những đối tượng này có nguy cơ sa ngã vào con đường tội phạm nhất.
_ Trẻ con từ các gia đình chỉ có một bố hoặc một mẹ có xu hướng cao hơn so với trẻ con bình thường trong những tệ nạn xã hội sau: sử dụng chất kích thích, tham gia băng đảng xã hội đen, bị đuổi học, ra vào trại cải tạo và trở thành sát nhân giết người vị thành niên.
_ Bố mẹ đơn thân luôn gặp khó khăn trong việc dành nhiều thời gian hơn cho con cái. Những đứa trẻ này sẽ không được dạy dỗ và kỉ luật chặt chẽ như những em được sống với cả bố và mẹ. Theo một khảo sát mang tên “Metropolitan Life survey” vào năm 1993 về vấn nạn bạo lực tại trường công lập Mỹ, 71% giáo viên và 90% các nhà lập pháp đồng ý rằng thiếu sự chỉ dạy và giám sát của người cha ở nhà là một trong những nguyên nhân chính gây ra bạo lực học đường. Kết quả khảo sát 61% học sinh cấp 1 và 76% học sinh cấp hai cũng trùng khớp với quan điểm trên.

d. Tương lai nghèo khổ:

 

Dựa vào những nghiên cứu chuyên nghiệp trong quá khứ, sự thiếu vắng vai trò của người cha trong cuộc sống của trẻ em là nguyên nhân lớn nhất gây ra nghèo đói và tội ác. Theo Kathlyn M.:
_ Số lượng leo thang của những gia đình nghèo khổ có liên kết trực tiếp tới xu hướng tăng mạnh của các gia đình đứng đầu là mẹ đơn thân.
_ Ba hệ lụy đáng chú ý nhất gồm có: Khả năng phát triển tri thức bị kìm hãm, tăng nguy cơ mang thai ngoài ý muốn vào tuổi vị thành niên, tỉ lệ dựa dẫm vào phúc lợi xã hội cao hơn.
_ 51% những đứa trẻ sống trong các gia đình có thu nhập thấp có mẹ đơn thân. Con số này đã tăng lên 75% trong vòng 3 thập kỉ qua.
_ Vào năm 1986, những cá nhân sống với mẹ đơn thân chiếm một nửa dân số có thu nhập thấp. 46% các bà mẹ đơn thân da màu được cho vào hộ nghèo. Trong khi đó, chỉ có 8.5% những cặp vợ chồng sống cùng con nhỏ là nghèo khổ. Hơn nữa, các gia đình không có điều kiện sẽ không thể trang trải chi phí học tập cho các em nhỏ. Bố hoặc mẹ sẽ có ít thời gian chăm lo cho chúng, và bình thường những đứa trẻ này phải kiếm việc làm thêm để đỡ đần cha mẹ.

2. Ảnh hưởng tới tâm lí và sức khỏe của các bà mẹ đơn thân:

Theo nghiên cứu của giáo sư Lisa F. Berkman và tiến sĩ Yuhui Zheng (8) phát hành trên trang web của Trung Tâm Thông Tin Công Nghệ Quốc Gia (Mỹ), cùng với nghiên cứu của Anna Garriga and Paolo Berta (ĐH Cambridge), các bà mẹ có học vấn thấp thường có nguy cơ trở thành mẹ đơn thân.
_ Trên khắp nơi, phụ nữ có kinh nghiệm là mẹ đơn thân thường trẻ hơn, có thu nhập thấp hơn người bình thường, và họ ít có khả năng kết hôn với đối tượng nào khác hơn so với những bà mẹ truyền thống. Thậm chí ở Mỹ và ở Anh, các bà mẹ đơn thân thường có xu hướng chỉ học xong bậc học cấp 1 hoặc thấp hơn (!!) (In the US and England, single mothers were more likely to have primary education or lower.)
_ Tại Anh, những cá nhân từng trải qua giai đoạn làm mẹ đơn thân có nguy cơ gặp bệnh lí và vấn đề về sức khỏe cao hơn so với những bà mẹ bình thường khác. Các chị thấy chưa, một quốc gia có phúc lợi xã hội tốt như ở Anh mà phụ nữ làm mẹ đơn thân còn khổ như thế này. Thì các chị sống ở Việt Nam còn khổ tới mức nào nữa đây?
Số liệu thống kê này là số liệu gây sốc. Tôi tin rằng sẽ còn có rất nhiều người nổi điên lên và chửi rủa tôi. NHƯNG nó là sự thật, sự thật thì không thể chối cãi. Như tôi đã nói ở trên, sự thật không quan tâm tới cảm xúc của các chị. Các chị còn tỉnh táo thì các chị phải nhìn vào mặt thực tiễn của vấn đề, cố gắng gấp nhiều lần để che chở cho các con của chị đi. Các con của các chị có nguy cơ sa ngã và thất bại cao gấp đôi những đứa trẻ bình thường đấy. Đừng sống trong cái bong bóng các chị tự thổi nữa. sống thực tế lên đi.
—————————————- Chẻ

Số liệu thống kê

Chia sẻ để phát triển cộng đồng:

Related Posts

0 0 votes
Article Rating
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments