Red Pill Handbook #3: Não thằn lằn, bí mật của Tều Phạm, Donald Trump, Pewdipie…

Bộ não con người phản ứng vô cùng mạnh mẽ với cảm xúc thể hiện trên khuôn mặt người khác.

 

Tổ tiên chúng ta trải qua vô số biến cố nguy hiểm, đến từ chiến tranh, thiên tai, nhân họa… không phải nhờ vào khả năng đọc hiểu những văn bản kí tự dài dòng, hay khả năng tư duy trừu tượng, mà là bằng khả năng PHẢN ỨNG với những CẢM XÚC của đồng loại.

Phần não bộ đảm nhận khả năng tư duy lý tính (hay logic) thường tốn quá nhiều năng lượng để vận hành (được đem ra dùng khi bạn đọc sách, học hỏi hay nghiên cứu, những công việc cần vận dụng “chất xám”…). Bởi vậy nên đa số mới ưu tiên cho phần “não thằn lằn” (Lizard Brain) hơn, đây là phần não bộ điều khiển những hành vi dạng “Fight or Flight Respond” (“Chiến” hay là “biến”), được duy trì từ tổ tiên chúng ta hàng triệu năm trước. Phần này hơi khó hiểu, để tôi giải thích rõ hơn.

Tham khảo bài viết nói rõ hơn về lối hành vi “Fight or Flight respond” này: https://redpillvn.org/dan-ong-sinh-ra-de-lam-gi/

Tức là trước cả khi hình thành nên hệ thống chữ viết (hay hình vẽ, hay ngôn ngữ, bất cứ thứ gì có thể làm văn bản giao tiếp được), để phục vụ nhu cầu sinh tồn, loài người lúc ấy đã phải giao tiếp, liên lạc với nhau nhờ vào khả năng ĐỌC CẢM XÚC của người khác. Thằng A gặp sư tử, mặt cắt không còn hột máu, thằng B, C, D nhìn thấy biểu cảm của thằng A, nỗi sợ ấy được lưu giữ lại, làm một “kinh nghiệm sinh tồn” cho cả nhóm sau này. Thằng A ra bờ suối, kiếm được mẻ cá ngon, mang về với nét mặt rạng rỡ, cả bộ tộc hôm ấy vui lây vì sẽ được no cái bụng.

Nhất là với những người Phụ Nữ. Họ có khả năng “bắt sóng cảm xúc” còn mạnh mẽ hơn Đàn Ông nhiều lần. Bắt sóng cảm xúc, để chăm sóc được đứa trẻ sơ sinh vốn không thể giao tiếp bằng lời nói, để tránh được mối nguy từ mấy thằng rapist ở cái hang bên cạnh, để mà hòa nhập với cộng đồng xung quanh v..vv…

Vậy thì tôi luyên thuyên nãy giờ về phần não bò sát của con người để làm cái gì?

Nhớ lấy viên red pill này:

————————————

Càng biểu đạt CẢM XÚC rõ ràng bao nhiêu, bạn càng dễ GÂY SỰ CHÚ Ý (capture attention) bấy nhiêu.

————————————

  • Nó giải thích lý do tại sao người ta lại hay xúm đen xúm đỏ vào xem mấy màn đánh ghen, chửi nhau giữa chợ, tai nạn giao thông v..vv… Dân mạng hay gọi đây là cái trò “hít hà Drama” ấy. Rõ ràng mấy cái đồ quỷ này không mang lại chút giá trị thông tin hữu ích nào, tại sao người ta lại làm như vậy? Chẳng phải người ta muốn được TRẢI NGHIỆM những cảm xúc mạnh mẽ, dữ dội và chân thực đến từ người khác hay sao?
Đám đông xem gỡ mìn.
  •  Nó làm nên sự thành công cho mấy tay diễn hài độc thoại. Một mình trên sân khấu cùng với cái mic, họ làm sao để thu hút hàng ngàn khán giả ngồi dưới? Không một ai thèm nhớ chi tiết những joke họ tạo ra, mà chính là những CẢM XÚC được thể hiện rõ nét trên khuôn mặt họ mới là điểm nhấn.

 

  •  Nó giải thích hiện tượng mấy cái meme nổi tiếng tràn lan trên internet. Chỉ một khoảnh khắc thôi, cảm xúc vô cùng rõ nét hiện trên khuôn mặt. Rõ nét đến độ chỉ nhìn lướt qua người ta đã đoán được suy nghĩ lẫn chủ đích của nhân vật.

 

 

 

  •  Trong lãnh vực chính trị. Trong lịch sử tranh cử của nước Mỹ, chưa có chính trị gia nào gây “drama” nhiều như ông Donald Trump. Nên nhớ ông ta vốn là bậc thầy trong ngành truyền thông. Thời điểm 2015-2016 là 2 năm mà khắp các mặt báo nước Mỹ dày đặc những “trò lố”, những pha “nói hớ ngớ ngẩn”, đầy tính giải trí hài hước của ông này. Thiên hạ biết tới ông ta trước tiên, không phải ở những hứa hẹn dài dòng như các chính trị gia từng làm trước đó, mà chính ở khả năng thu hút sự chú ý của dư luận.

https://www.youtube.com/watch?v=gP93ibc3MMs

 

Trong ngành truyền thông là sự thể hiện rõ ràng nhất.

  •  Người ta sẽ còn xem lại, rất rất nhiều lần những phim của Mr Bean và Charlie Chaplin. Bởi ở bất cứ nền văn hóa nào, dù bạn có đang xài loại ngôn ngữ nào, bạn đều bị thu hút mạnh mẽ bởi những biểu cảm rõ rệt họ show ra trước ống kính: buồn vui, giận dỗi, phiền muộn v…vv… 

 

  •  Phim ảnh Việt Nam được chính khán giả trong nước đánh giá dở tệ không phải ở nội dung (nhiều phim có nội dung rất hay), mà chính ở chất lượng diễn xuất. Người ta thường phải nói toẹt ra những thứ trong đầu một cách gượng ép, trong khi diễn viên nước ngoài họ có thể thay thế mớ kí tự dài dòng ấy bằng những biểu cảm khuôn mặt.
  • Những game show, truyền hình thực tế thường mang nội dung khá nhạt nhẽo, thế nhưng yếu tố “Reaction” của người chơi, khách mời, hay khán giả mới là thứ mang lại thú vị thực sự. Mấy bạn xem game show của Nhật người ta thường dành hẳn 1 góc màn hình cho những biểu hiện hỉ nộ ái ố của những vị khách mời:

 

Tương tự như vậy, những Video dạng “Reaction”: dạng video quay lại biểu cảm khuôn mặt của ai đó trước 1 cảnh phim, clip ca nhạc, hay chỉ đơn giản là một quá trình chế biến món ăn… luôn luôn thu hút đám đông. 

 

—————————————-

Đám đông là cừu. Họ ở đấy không phải để tìm kiếm thông tin hữu ích, mà đơn giản là để được kích hoạt phần não bò sát (Lizard brain) .

——————————————-

  •  Trên thế giới giờ này có cả ngàn vạn Vlogger. Tôi chỉ quan tâm đến những người THÀNH CÔNG NHẤT trong số họ, ví dụ như mấy anh chàng Pewdiepie, Logan Paul, Dew Perfect. Họ có đặc điểm chung nhất là gì?

Đa số nội dung họ làm đều mang tính chất “xàm xàm”, không mang lại một chút thông tin hữu ích thực sự cho người xem, tại sao nó lại gây bão tới như vậy?

Câu trả lời rất đơn giản. Họ có khả năng THỂ HIỆN CẢM XÚC rõ ràng trên khuôn mặt, trên cơ thể. Lúc này họ gào thét, lúc sau họ cười rú lên, những cảm xúc tuôn ra mạnh mẽ dữ dội. Cùng với vô số hiệu ứng hình ảnh lẫn âm thanh, cứ 5 giây 1 lần, khán giả lại được một phen “trầm trồ” như vậy.

 

Họ đều là những bậc thầy trong nghệ thuật gây sự chú ý. Đây mới là thứ mang lại thành công thực sự cho sản. Nó mới là thứ thỏa mãn cảm xúc cho đám đông khán giả, chứ không phải là chất lượng thông tin.

 

Chiến thuật tương tự với dân làm nghề streamer. Đây là lý do có hàng triệu người ngồi xem những nội dung họ làm, đa số chỉ là những hoạt động “tào lao” như nghe nhạc, chơi game, đi ăn… Tới khi nào nó còn là những biểu cảm thật, cảm xúc thật, thì họ còn khán giả.

 

Bạn nào có dự định dấn thân vào ngành truyền thông thì phải biết điều này.

———————————-

Càng nhiều yếu tố hài hước pha trò, càng biểu đạt rõ rệt những cảm xúc cá nhân, bạn càng giữ chân được người xem. Chất lượng thông tin truyền tải chỉ xếp thứ 2 mà thôi.

Đa số khán giả ngồi tiêu thụ những ấn phẩm truyền thông đều mang trạng thái “não thằn lằn” (lizard brain). Bạn hiểu bí mật này, lúc ấy tha hồ “đút” cho họ ăn bất cứ thứ gì bạn muốn.

———————————-

Tham khảo https://redpillvn.org/hanh-trinh-free-thinker-phan-vii-cuu/. Đa số, phải đến 99% loài người ngoài kia là cừu. Mọi hành động của họ giống như động vật vậy, đơn giản và dễ đoán.

Mấy bạn trong group for men giới thiệu cho tôi kênh youtube của anh bạn Tều Phạm này. https://www.youtube.com/user/ljlbuu1412.  Anh ta là một trong số ít Vlogger Việt Nam nắm được “bí kíp” này của đàn anh Pewdiepie.

 

Xem thử 1 video là tôi hiểu vấn đề. Cứ 5 giây một lần, khán giả lại được “đút” một “liều” trạng thái cảm xúc cực đại khác nhau, khi thì anh ta khóc, khi thì cười, khi thì giả vờ đau khổ… Quá thông minh. 120k Follow trong một thời gian ngắn không phải là ngẫu nhiên. Với chiến thuật này tên tuổi chú Tều sẽ leo lên top đầu trong làng Vlogger Việt Nam sớm thôi. 

——————————-Pill

Series viết ra những mẩu red pill ngắn, nhỏ gọn, mang tính chủ quan của tác giả.

 

Chia sẻ để phát triển cộng đồng:

Related Posts

0 0 votes
Article Rating
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments