Red Pill Handbook #2: Mục đích của sự tiêu diệt Nam tính trong xã hội?

 

“Sự Nam tính là một điều thiêng liêng”.

Đêm nằm nghĩ mãi về lý do tại sao đám tinh hoa (elite) lại muốn tiêu diệt sự Nam tính của Đàn Ông trong xã hội? Tại sao truyền thông báo đài lại phải quảng bá mạnh cho cái văn hóa biến “Đàn Ông thành Đàn Bà” như trong bài này: 

https://redpillvn.org/tham-hoa-trao-luu-dan-ong-hanh-xu-giong-dan-ba/

Với những ai chưa biết tinh hoa (elite) gồm những ai thì đọc qua bài này: https://redpillvn.org/tai-sao-lai-phai-chon-red-pill/

Họ là nhóm người ĐỨNG TRÊN CÙNG, nắm quyền lực điều khiển xã hội. Họ nắm đầu thao túng giới học thuật, truyền thông, các nghiệp đoàn, giới giải trí… Trật tự xã hội này được họ thống nhất áp dụng cho phương Tây bắt đầu từ sau thế chiến II năm 1945, và trên toàn thế giới sau khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ năm 1991.

Theo tôi có 3 lý do.

  1. Họ muốn GIỮ VỮNG QUYỀN LỰC ĐỘC TÔN:

Đây là thời đại mà lớp cừu (hay dân đen) có quyền ngoi lên những tầng lớp cao hơn, đe dọa vị thế của tầng lớp thống trị. Chỉ cần họ đủ khả năng mà thôi. Đây là lần đầu tiên loài người có được cái trật tự xã hội VĂN MINH đến như vậy.

Trật tự xã hội từng duy trì trong một thời gian dài.

Ngày nay, rất nhiều tỉ phú tự thân có xuất phát là dân thường nghèo rớt. Ông chủ facebook có xuất thân là gã sinh viên bỏ học tự kỉ. Amazon xuất phát điểm là một trang web nhỏ bán sách. Hay như chuyện Aple, Samsung ngoi lên “đập chết” ông lớn Nokia một thời là ví dụ dễ thấy nhất. 

Ngày nay mấy ông lớn công nghệ như Amazon, google, Microsoft… thường bỏ cả núi tiền ra mua lại các start up nhỏ lẻ nhưng có triển vọng. Mua về một là vứt sọt rác start up đó (nhổ cỏ tận gốc), hai là sát nhập nó luôn vào công ty mẹ (hiện tượng Google mua lại Youtube năm 2006 là một ví dụ).

——————————

Tiêu diệt tính Nam trong xã hội, đồng nghĩa với việc tụi Đàn Ông hết còn động lực, còn khả năng ngoi lên tranh vị thế với họ.

——————————

Đơn giản có vậy thôi.

Ai mà biết được một “đế chế” mạng xã hội như Facebook có thể bốc hơi vào lúc nào chứ? Một start up công nghệ nhỏ bé nào với tính năng vượt trội hơn chẳng hạn? Có thể lắm chứ.

  1. Bọn họ cho rằng đây là cách GIỮ GÌN TRẬT TỰ cho xã hội.

Loài người mà bất ổn, loạn lạc, chiến tranh, thì rõ ràng với những elite nắm nhiều của cải nhất, là không ổn chút nào.

Trong quá khứ, những xã hội mang tính Nam vượt trội hơn sẽ xâm lăng đè bẹp các xứ khác kém năng lượng này hơn. Trong lịch sử, phương Tây từng đi trước dong tàu chiến pháo hạm đi khắp các đại dương, đô hộ các lục địa khác. Hay như gần đây có nguồn tin chính phủ Trung Quốc kiện cơ quan CIA của Mỹ đứng sau giật dây làn sóng “bài trừ Nam tính” thông qua phim ảnh truyền thông lên các xứ Á Đông. 

Official Report Blames CIA for Rise of “Feminine” Male Celebrities in China

https://www.thetimes.co.uk/article/cia-turned-our-celebrities-sissy-says-beijing-sl8p8klfr

 

CIA biến những Nam thần tượng của chúng ta thành “mấy thằng mặc váy” – Học viện khoa học xã hội Trung Quốc.

Nền văn minh phương Tây trong thế kỷ XX đã vô số lần “đau đầu” với các đế quốc mới nổi lên xuất phát từ lục địa Á Châu như Nhật Bản, Liên Xô, Trung Quốc. Chiến thắng của người Việt Nam trong cuộc chiến tranh kết thúc năm 1975 lại càng chứng tỏ điều này. Họ không muốn điều đó lặp lại nữa.

Việc phim ảnh truyền thông các xứ Đài, Hàn, Nhật, Trung, Thái, Việt… xuất hiện dày đặc những mẫu hình thần tượng Nam ẻo lả, đồng bóng, “nhí nhảnh” gần đây, chẳng phải là ngẫu nhiên.

 

 

 

Họ phải thay thế những người này:

 

Thành như thế này:

 

————————————–

Tiêu diệt tính Nam trong xã hội, biến tụi Đàn Ông thành Đàn Bà, làm giảm bớt, thậm chí TRIỆT TIÊU đi cái tính “hung hăng” nguyên thủy ở bọn họ.

—————————————

Đến giờ này bọn họ vẫn quan niệm như vậy. Trong thực tế, lối giải quyết này lại mang tới nhiều bất ổn động loạn xã hội chực chờ bùng nổ. Có dịp viết thêm về chủ đề này.

  1. Tính Nam sụt giảm mang về LỢI ÍCH KINH TẾ cho nhóm tinh hoa bọn họ.

Lợi ích kinh tế từ nhiều nguồn:

  •  Tính Nam sụt giảm, làm giảm khả năng tư duy lý tính: Đây là lúc con người ta sa vào chủ nghĩa tiêu thụ (Consumerism). Vòng xoáy đi làm – ăn xài theo hết cuộc đời của những cái đầu mang nặng tư duy cảm tính. Cảm tính thì không có khả năng nhìn xa trông rộng, người ta sẵn sàng tha về những món tiêu dùng không liên quan gì đến cuộc đời mình.
  •  Đàn Ông thiếu Nam tính thường có xu hướng ủng hộ những trào lưu chính trị thiên tả hơn: ủng hộ nhà nước vú em (welfare state), đòi phân phối lại của cải xã hội (wealth redistribution)

 https://www.dailymail.co.uk/health/article-2325414/Men-physically-strong-likely-right-wing-political-views.html

Xã hội càng lệch cực sang thiên tả, miếng bánh kinh tế càng lệch dần về túi những nhà đại tư bản hơn là dành cho lớp trung lưu trong xã hội.

  • Tính Nam sụt giảm dần làm tan vỡ những liên kết Nam Nữ trong xã hội: Phụ Nữ hết còn cảm thấy hứng thú với đám Đàn Ông ẻo lả, nam không ra nam nữ không ra nữ. Tỉ lệ kết hôn giảm, ly hôn tăng mạnh, bổ sung một lượng lớn Phụ Nữ tham gia thị trường lao động – Giảm tối đa lượng tiền phải thuê nhân công.
  •  Tính Nam sụt giảm, ảnh hưởng của giáo dục gia đình thu hẹp dần lại. Cứ nhìn những gia đình Việt Nam 30 năm gần đây thay đổi ra sao là bạn thấy rõ rệt nhất. Cha mẹ giờ này hết còn gắn kết với con cái như ngày xưa. Ban ngày đi học, đi làm, tối về cùng lắm chỉ gặp nhau nói chuyện một chút trong bàn ăn, rồi mỗi người ngồi ôm cái điện thoại ngồi chill đến hết ngày.

Giáo dục gia đình dần thu hẹp, con người phải phụ thuộc hơn vào hệ thống giáo dục công lập. Xưa kia con cái được giáo dục trong những cộng đồng gắn kết mạnh mẽ bởi ông bà nội ngoại, những bà mẹ nội trợ, những người hàng xóm… Ngày nay, chúng được thay bằng những nhà trẻ, trường công lập, lớp học thêm v..vv…

Mà những ai là người đứng sau funding cho hệ thống giáo dục công lập? 

——————————————Pill.

Series là những viên redpill nhỏ lẻ, một tập hợp suy nghĩ ngắn mang tính chủ quan của tác giả.

 

Chia sẻ để phát triển cộng đồng:

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Donate cho tác giả tại đây để duy trì website và phát triển thêm những nội dung hữu ích khác.

Related Posts

0 0 votes
Article Rating
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments