Youtuber khoe của, người giàu và người nghèo

Bài này tôi viết không phải để chỉ trích người giàu. Tôi thích người giàu. “Tôi thà sống và lo âu như một người giàu còn hơn là khổ sở như một người nghèo.” – Châm ngôn lụm trên mạng. Tôi muốn hiểu suy nghĩ của những người giàu hay thích khoe của trên mạng cho cả triệu người theo dõi. Nhớ lại cuốn sách “the millionaire next door” của Thomas J. Stanley, nhìn qua vẻ ngoài hoài nhoáng của những cá nhân giàu có này, tôi nghi ngờ rằng họ không hạnh phúc và thoải mái như nhiều người nghĩ.

Thành thật với nhau nhé các bạn, tôi GHEN TỊ phát rồ với những youtuber này. Ai mà lại không hả? Cả ngày lên youtube theo dõi những youtuber giàu sụ này, một người bình thường chắc chắc sẽ cảm thấy có cái gì đó thốn thốn trong lòng. Những người viết comment hâm mộ thì không nói làm gì, những có thực sự toàn bộ trong số họ không nghĩ rằng, “À con nhỏ này nó ăn may thôi! À thằng này may mắn nhảy vào làm youtube vào đúng thời điểm!” “Á đù! $18,000 một tháng mà chê ít á? Đụ má, tôi chỉ mong kiếm được $1000 thôi là ngon ăn rồi. Đủ nuôi vợ nuôi con.”

 

Con người thích tự làm khổ chính mình.

Quả thực tôi cảm thấy ghen tị và kém cỏi, nhưng cũng chính vì những video này mà tôi cố gắng từng ngày tìm cách kiếm tiền. Tôi cũng tự hỏi tại sao lại có quá nhiều người xem những cá nhân này khoe của tới vậy? Giống như những người có tuổi, bị bệnh tật hành hạ so sánh bản thân với những người trẻ khỏe suốt ngày tung tăng nhảy múa mà không lo nhức xương, nhức gối vậy. Người không có tiền ngồi xem người giàu khoe của là cảm giác thốn như mông nở hoa. Khỏe mạnh trong tiếng Anh là “Healthy”, còn “giàu có”“Wealthy”, theo cách viết của hai từ này, sự “giàu có” còn có nghĩa là cá nhân ấy có tài lực về tiền bạc. Dựa theo cách định nghĩa này, một người giàu có sẽ có thể nghỉ làm ở nhà ăn, ngủ, chơi, du lịch mà vẫn có tiền để sống trong vòng nhiều năm tiếp theo. Tại sao cảm giác ghen tị, đắng ngắt khi coi những người này lại quá là phổ biến tới vậy? Cứ so sánh lượng người xem những video khoe của trên youtube với video dạy cách thiền tụng chẳng hạn. Sự chênh lệch quá lớn. Có thể câu trả lời đơn giản là con người chúng ta, bản chất là thích tự dằn vặt bản thân, thích so sánh bản thân với người khác để hưởng thụ sự kém cỏi của mình. Nghe buồn nhỉ? Nếu muốn bớt đau khổ thì đừng so sánh mình với người khác. Từ hồi có facebook, instagram, tỉ lệ cá nhân mắc bệnh trầm cảm tăng 50%, một phần lí do là người ta so sánh thời điểm thấp kém nhất của cả cuộc đời mình với giây phút vàng son ngắn ngủi của người khác.

 

Bất công, con ma mút và nhà mặt phố.

Suy luận kĩ hơn một chút, tôi nhận ra rằng sự phân biệt giàu nghèo có nguồn gốc từ hồi con người còn sống trong hốc đá. Tưởng tượng bạn là một thợ săn giỏi nhất trong nhóm, thùy trán trước của bạn có vẻ to hơn những con đực khác trong bầy. Bạn có khả năng tư duy tốt và biết làm thế nào để bẫy được con ma-mút vào đường cùng. BẠN là thủ lĩnh trong nhóm đi săn. Bạn dẫn dắt những thằng đực rựa khác đi kiếm ăn để nuôi sống một bầy phụ nữ và trẻ nhỏ yếu đuối. Và vì khi bạn là thủ lĩnh, bạn có quyền ăn những bộ phân béo bở, đầy chất dinh dưỡng nhất của con ma-mút, nào là bộ não, quả tim, miếng gan, tủy sống. Não, gan và tủy xương của con vật nào cũng là nơi chứa nhiều đạm, chất béo, vitamin và vi chất nhất trên cơ thể con vật đó. Toàn bộ những bộ phận ngon ăn nhất của con ma-mút thuộc về tay bạn và vợ con bạn.

Đến bữa ăn, khi những thành viên khác trong bầy phải gặm nhấm những chỗ xương xẩu hơn, họ nhìn thấy bạn được thưởng thức chỗ thịt ngon nghẻ nhất của chiến lợi phẩm. Ghen tị không? Thôi, thành thật với bản thân đi các bạn. Tất nhiên là CÓ. Bất công không? Đời nó là thế đấy. Chính sự bất công, ngưỡng mộ và hậm hực này tạo ra sự chú ý tới bạn. Bạn bỗng trở thành tâm điểm chú ý của tất cả mọi người xung quanh. Tầm quan trọng của bạn được bay lên tận may xanh. Bạn đã càng có nhiều quyền lợi, thì bấy giờ quyền lợi ấy lại càng tăng trưởng gấp nhiều lần. Đây chính là hiệu ứng Pareto, mới đây được nhiều người tái phát hiện nhờ công của giáo sư Jordan Peterson. Thời kì đồ đá thì ăn uống đủ chất hơn người khác là định nghĩa của giàu có. Thời hiện đại thì phải có nhà lầu xe hơi mới là xa xỉ. Con người thì có nhiều cái sẽ mãi không thay đổi. Sự bất công, thứ bậc xã hội, người giàu người nghèo là quy luật xoay vần của tự nhiên định sẵn.

 

Diderot effect – nhà to tổ bố là phải mua xe mắc tổ bố.

Nhưng có một mặt trái của sự thật mà những youtuber giàu có, hay khoe của kia chưa kể các bạn nghe. Họ cũng có những nỗi lo và nỗi khổ của riêng họ. Sướng thì không phải ai trên đời này cũng sướng. Chắc chỉ có trẻ con là sướng nhất. Nhưng khổ thì bất kể nghèo hay giàu, đã sinh ra trên đời này là khổ. “Đời là biển khổ.” – Đức Phật đã dạy. Người giàu thì lo đi mua đồng hồ Rolex, túi Gucci có bị dính hàng giả hay không. Mua căn hộ khu nào an ninh tốt hơn đây? Căn này nhà vệ sinh nhỏ quá! Căn này chỉ có 4 phòng ngủ. Có khách tới chơi tính sao đây? Căn này ở cao quá, đứng chờ thang máy mắc mệt. Trời ơi đi mua nhà tầm 10 tỉ đồng mệt mỏi kham khổ lắm! Mà mình tậu cái nhà đẹp vầy sao mà vẫn chạy con xe Huyndai 2012 được? Nhìn nó lồi lõm lắm! Phải mua con Mercedez 2019 mới xứng!
Ra đường chạy xe có bị rải đinh hay không? Con xe máy chạy sát mình quá, nó có quẹt vô body con Mẹc mới tậu của mình hay không đây? Đi xe Mẹc mà vẫn sài Iphone 6 thì đ** thể ngửi nổi! Phải mua con XI mới xứng chứ! Tối nay đi tiệc mua bộ đầm không phải hàng hiệu có bị chê “cheap” hay không? Vân vân,…

Các bạn có thể thấy mấy nỗi lo của người giàu nghe buồn cười vãi. So với nỗi lo cơm áo gạo tiền, sữa bỉm cho con như đa số người dân văn phòng ở Việt Nam, nỗi lo của người giàu và những youtuber máu mặt cũng đã quá là xa xỉ.

Họ phải suy nghĩ xem làm thế nào mà thu nhập bạc tỉ của mình có thể chu cấp cho con xế sang, căn biệt thự bự chảng trong hết cuộc đời của họ. Có tiền mua xe hơi, mua nhà là một chuyện. Có tiền để tiếp tục thay xe xịn hơn, thay nhà mới hơn còn là chuyện to tát hơn. Đa số người ngoài cuộc không biết rằng, một con số những người giàu có nhiều của cải vật chất phải vắt óc suy nghĩ làm thế nào để tiếp tục nâng cấp các món đồ chơi xa xỉ của mình. Nếu không sẽ bị cho là hết thời, “xuống chó” trong mắt thiên hạ như chơi. Thú vui của họ sẽ tiếp tục leo thang với thu nhập. Và nếu không khôn khéo và cẩn thận, căn nhà bạc tỉ và chiếc xế sang hạng nhất sẽ bóp hầu bóp họng chính chủ nhân của chúng.
Nói vậy thôi nhưng tôi chả có bằng chứng nào cho rằng cứ ai khoe của thì cũng sẽ bị xuống hố với mức tiêu sài của họ. Một phần người giàu bị phá sản thì tất nhiên là có, cơ mà con số này không đại diện hết cho người giàu. Đa số họ là những con người giỏi kiếm tiền và biết làm chủ đồng tiền. Giá mà có tiền có tài để đi làm nghiên cứu về đề tài này (take note). Thực ra thì video đề tài khoe của là một mối kiếm ăn ngon nghẻ. Những streamer kiếm tiền thành công nhờ chơi game giỏi giờ lại kiếm càng nhiều tiền nhờ quay video giới thiệu với dân đen lối sống xa xỉ của họ. Tiền lại nhiều hơn bao giờ hết! Sướng ghê!

Nhưng tôi vẫn nể những người giàu có nhưng biết cách chia sẻ cách làm giàu với người khác hơn. Mình giàu thì mình giúp người khác cùng giàu! Ước gì đây là châm ngôn sống của tất cả người giàu. Nếu thế thì đời người bớt khổ.

-Càchuatrứng
Beyond absurdity
Youtuber giàu tổ bố: https://www.youtube.com/watch?v=8MrSf1LVF4s
Dideirot effect: https://jamesclear.com/diderot-effect
Hiệu ứng Pareto bất công vl: https://www.investopedia.com/terms/p/paretoprinciple.asp

Chia sẻ để phát triển cộng đồng:

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Donate cho tác giả tại đây để duy trì website và phát triển thêm những nội dung hữu ích khác.

Related Posts

0 0 votes
Article Rating
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments