Mùi gene

_ Thứ nhất, bài này tôi viết dựa trên quan điểm cá nhân, xuất phát từ một bộ phim về thế giới động vật ngày nhỏ từng xem. Và tôi nghĩ nó cũng đúng với con người nữa. Đối chiếu với trải nghiệm cá nhân tôi thì nó đúng, tôi cần người đọc confirm vụ này cùng với tôi nữa, please.

_Thứ hai, thứ “mùi” này phải đúng là mùi ĐẶC TRƯNG của mỗi người, xuất phát từ cơ thể. Không được có liên quan gì đến các loại mỹ phẩm, sản phẩm tiêu dùng hiện đại con người ngày nay hay dùng.

===============================

Trước hết chúng ta cần thống nhất với nhau rằng mỗi người đều mang một mùi riêng biệt. Nó xuất phát từ tuyến nào trên cơ thể thì tôi không biết, nhưng cái mùi này rất “con người”. Nó cực kì khác các loại mùi nước hoa hay mỹ phẩm bán trên thị trường. 

Ngay từ ngày đầu tiên đi học tôi đã nhận ra điều này. Hồi đấy còn quá bé tôi không quan tâm đến vấn đề này lắm. Chỉ khi đến tuổi dậy thì, tức khoảng 12 13 tuổi, lúc ấy mới cảm thấy mình bị thu hút bởi mùi của mấy bạn nữ ngồi cạnh. Đem chuyện này hỏi mấy thằng cùng lớp thì chúng nó đều confirm rằng đúng.

Càng có quan hệ họ hàng gần (cha mẹ, anh chị em trong nhà) thì người ta càng cảm thấy cái mùi này rất TỆ. Tức là chúng ta không thích nó, nghe nó “ghê ghê”. Cái này tôi confirm đúng. Tôi không hề thích cái mùi của mẹ mỗi khi ở gần bà, nhưng khi hỏi bố về chuyện đó thì ông bảo không sao cả, “tao thích mùi của mẹ mày”.

Với những đứa không có quan hệ họ hàng (như đám bạn gái cùng lớp) thì thấy đứa nào cũng thơm. Mỗi đứa thơm mỗi kiểu. Trừ mấy con nhỏ bị hôi nách ra nhé.

—————————————

Cho nên tôi mới kết luận rằng, nếu 2 mã gene càng GẦN NHAU, thì chúng ta càng cảm thấy cái mùi đó “tệ hại”, còn nếu 2 gene XA NHAU thì cho cảm xúc ngược lại. Đây là một đặc tính, quy luật đơn giản của tự nhiên thôi, nó ngăn việc 2 cá thể có mã gene gần nhau được “tái sản xuất”.

—————————————

Việc 2 mã gene gần nhau kết hợp lại thì bạn đã biết nó gây hậu quả ra sao rồi.

Cái này chẳng cần là một nhà di truyền học thì bạn cũng nhận ra được. Ấy vậy mà loài người chúng ta từng sống trong một thời gian khá dài trong lịch sử không quan tâm đến sự thật này. Mãi cho đến gần đây, với sự phát triển của khoa học công nghệ người ta mới nhận ra nó.

Trong quá khứ, giới tinh hoa cầm quyền (vua chúa, quan lại, quý tộc…) ở nhiều nơi thường muốn bảo vệ quyền lực chính trị và kinh tế của dòng họ mình mà cho phép việc kết hôn CẬN HUYẾT. Cận huyết nặng thì anh em trong nhà lấy nhau, nhẹ hơn thì cũng anh em họ hàng tầm 3 đời đổ lại. Kết quả là đa số hậu duệ họ đẻ ra bị “hỏng hóc”- đứa thì đui què mẻ sứt, đứa thì đầu óc ngu si, đứa ốm yếu bệnh tật từ nhỏ rồi chết yểu.

Cái câu lưu truyền trong quá khứ: “Không ai giàu ba họ…” chắc cũng một phần từ đây mà ra.

Người Việt Nam chúng ta cũng vậy, một thời gian dài trong lịch sử, người ta thường chỉ sinh sống cô lập trong các làng xã, những cộng đồng biệt lập với nhau. Trai gái 2 làng khác lấy nhau thường bị coi là việc “kiêng kị”. Ấy cho nên đến tận bây giờ ở nhiều vùng nông thôn VN vẫn còn cái chuyện trai làng mình tập trung “tẩn hội đồng” mấy thằng làng khác dám vào tán gái, hay là chuyện 2 xã lân cận nhau nhưng nói giọng địa phương lại khác hẳn. Những đôi trai gái lấy nhau, nếu tra sổ sách gia phả thì thấy thường là có họ hàng, gần thì 3 4, xa thì 6 7 đời là chuyện bình thường.

Họ không nhận ra đây là một nhược điểm chết người. Hai mã gene gần nhau như vậy dẫn đến tình trạng mà tôi gọi là “không thoát gene ra được”.

Bạn xem những tấm ảnh mà người Pháp chụp người Việt ông bà chúng ta ở những thế kỷ 18 19 20 thì sẽ rõ. Phải nói là họ rất XẤU. Gầy, lùn, đen đúa, răng vẩu, mắt trố, ngón chân bị tòe… Mãi đến đầu thế kỷ 20, chúng ta mới học theo mô hình xã hội kiểu “phố thị” phương Tây, một bộ phận rời làng quê lên sinh sống trên những thành phố lớn mới dần dần cải thiện được tình trạng này.

Ở một số vùng nông thôn vùng sâu vùng xa (như làng quê tôi là một ví dụ) người ta vẫn còn cái tập tục kết hôn trong làng với nhau, do nghèo đói, khổ sở mà dân nơi khác không dám lấy, hay do truyền thống lâu đời họ không dám bỏ. Kết quả là tình trạng sinh ra những thế hệ sau rất xấu (cả về hình thức lẫn trí thông minh). Nói như vậy không hề có ý phân biệt đối xử. Ngày nhỏ mỗi lần về quê chơi Tết tôi lại thấy sao dân ở đây xấu như vậy, mặc dù nơi ông cha mình từng sinh ra và lớn lên. Cả cái làng ấy chỉ có riêng bố tôi dám “dấn thân” ra thành phố rồi cưới mẹ tôi, nên mới sinh ra 2 anh em có ngoại hình đẹp vượt trội so với họ như vậy.

———————————————-Mr Pill

Chia sẻ để phát triển cộng đồng:

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Donate cho tác giả tại đây để duy trì website và phát triển thêm những nội dung hữu ích khác.

Related Posts

0 0 votes
Article Rating
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments