Bố Già – Tiểu thuyết mà mọi người Đàn Ông phải đọc

Trong vô vàn ấn phẩm truyền thông ngoài kia, đa số chỉ đơn thuần mang tính giải trí. Sớm muộn người ta cũng để nó trôi vào dĩ vãng. Bởi vì đơn giản nó không mang giá trị giáo dục lâu dài.

Một số ít trong đó, nó vừa có mang lại tính giải trí cho người đọc, vừa truyền tải những giá trị bất biến. Đó là những bài học cuộc sống, hay những khía cạnh thuộc về Human Nature- Bản năng tự nhiên, bản năng gốc của con người. Đấy là lý do những cuốn sách thể loại kinh điển ấy, ĐÃ, ĐANG, và SẼ còn được loài người đón nhận giá trị tinh thần của chúng.

Cuốn sách này là một trong số đó.

Tại sao nó lại là một cuốn sách mà MỌI người Đàn Ông phải đọc?

Năm 8 tuổi, tôi đọc mà không hiểu nó nói gì.

Năm 18 tuổi, tôi vẫn thấy nó là một cuốn sách khô khan. Một thế giới của vài ba gã mafia, tiền bạc và súng đạn. Không hơn.

Năm 25 tuổi, tôi nhận ra nó là một kho tàng “Red pill”.

Đây là lý do người ta trân quý cuốn sách ấy đến vậy. Anh không thể chỉ đọc nó 1 lần. Cứ vài năm đọc lại người ta lại thấy được vô số điều “hay ho” truyền tải trong đấy, những điều mà trong quá khứ anh chưa đủ trải nghiệm lẫn kiến thức để hiểu.

Bài viết này sẽ phân tích giá trị của tác phẩm ấy, theo từng trích dẫn câu nói nổi tiếng, và theo góc nhìn của tôi. Chắc chắn sẽ còn thiếu sót, nếu bạn nhận ra chi tiết nào thú vị hơn nữa hãy để lại bình luận bổ sung cho tôi nhé.

===================================

Trước tiên thành công của ông ấy là ở chỗ, cái cách xây dựng từng tuyến nhân vật: từ ngoại hình, cách hành xử, lối ăn nói, cho đến cả diễn biến tâm trạng… đều mang cái nét THẬT 100%.

Nó trùng khớp và hoàn chỉnh. Ví dụ như thằng con cả Ông Trùm là Sonny. Từ đầu truyện, cái cách ông Mario Puzo miêu tả ngoại hình nó đã làm người ta liên tưởng đến một thằng nóng tính, bốc đồng, rắn rỏi, hám gái và hơi “đầu đất”. Một mẫu “Trương Phi” của nước Mỹ. Và nó hành xử đúng như vậy. Hay như chuyện thằng con nuôi của ông Trùm – Johny Fontane, thằng này cưới được cô vợ là diễn viên đẹp chim sa cá lặn ở cái thời còn hoàng kim sự nghiệp. Và đến khi sự nghiệp nó tanh bành thì cô ta cũng bỏ nó mà trở nên một đứa lang chạ công khai. Nó show ra cái bản chất hypergamy không bao giờ thay đổi ở Phụ Nữ – Họ đến với anh bởi cái gì thì họ cũng sẽ bỏ anh đi khi anh đánh mất thứ đó. Cuộc sống sau ánh đèn của nhóm người tinh hoa ở kinh đô điện ảnh thế giới ấy, đến giờ này vẫn không mấy thay đổi.

Các lớp nhân vật và cốt truyện đi kèm cuộc đời họ, nó rất thật và cực kì ăn nhập với nhau. Nó show ra đầy đủ cả những nét đẹp và những mảng tối nơi con người. Tất cả đều xuất phát từ trí tưởng tượng của một người Đàn Ông thôi đó.

Ngày nay, những ấn phẩm truyền thông dường như quá thiên về chạy theo thị hiếu đám đông mà bỏ qua cái chất “thật” ấy nơi con người. Cứ để ý phim ảnh thời nay mà xem. Tại sao vai lính đặc nhiệm gánh vác trọng trách quốc gia, cấp bậc rất cao, dày dạn chinh chiến nhưng cái mặt đẹp trai non choẹt, trắng trẻo búng ra sữa thế này?

 

Sự khác biệt giữa một ấn phẩm giải trí thị trường rẻ tiền, so với một tác phẩm kinh điển là chỗ này đấy.

Kế đến, nhờ cái chất “thật” ấy, qua ngòi bút tác giả giúp người đọc nhìn nhận rõ ràng, đa chiều hơn về cái xã hội loài người chúng ta đang sống.

Nó không đơn thuần là hai màu trắng đen (đọc bài: lỗi tư duy trắng đen http://bit.ly/2P1Ju2Y) như những người ngây thơ lâu nay nhìn nhận.

Không phải cứ tòa án, cảnh sát, chính phủ là TỐT. Còn mafia, băng đảng, thế giới ngầm là XẤU. Mọi thứ nó phức tạp hơn hai màu trắng đen nhiều lắm.

Trong mỗi con người luôn tồn tại những mặt trái và phải, tốt và xấu, thiên thần và ác quỷ. Một cộng đồng cũng vậy, cả xã hội cũng vậy. Có những góc khuất mà chính phủ không bao giờ chạm tay tới được.

Lấy ví dụ như chuyện Đàn Ông có ham muốn tình dục với những cơ thể trẻ đẹp của Phụ Nữ. Nó là thứ thuộc BẢN NĂNG GỐC, sẽ không bao giờ thay đổi. Và cái nghề gọi là “gái ngành” ấy đã, đang, và sẽ còn tồn tại đến khi loài người diệt vong. Bởi đâu có phải Đàn Ông nào cũng được đáp ứng đủ nhu cầu trong suốt cuộc đời “con đực” của anh ta?

“Thế giới ngầm” ấy sinh ra để duy trì “trật tự” này. 

Tùy vùng miền, tùy văn hóa mà họ có những quy tắc đạo đức cốt lõi riêng của mình. Ở nước Nhật, bạn thử ngỏ ý bán một cô bé 16 tuổi vào nhà thổ xem. Tôi không chắc đám Yakuza bên đó để cho bạn còn sống đâu.

Cho nên là, làm một thằng Đàn Ông trưởng thành phải có cái nhìn khoáng đạt bao dung hơn với những “thành phần” xã hội như vậy. Cầm ngay 500k ra Trần Duy Hưng tạo công ăn việc làm cho họ đi.

===================================

 

“A man who doesn’t spend time with his family can never be a real man.”

“Người Đàn Ông mà không dành thời gian cho gia đình thì không bao giờ là Đàn Ông thực thụ”

Câu này được người đời nhắc lại khá nhiều, nhưng ít ai hiểu được giá trị thực sự của nó. “Spend” là dành bao nhiêu thời gian? Vào những thời điểm nào? Bằng cách nào?

Nếu chưa thực sự hiểu, xin mời bạn đọc lại loạt bài viết về daddy issues để nhận ra tầm quan trọng của người Cha trong gia đình. Phải nói rằng, mọi tệ nạn xã hội ngoài kia đang xảy ra, đa phần đều bắt nguồn từ nguyên nhân người Cha không hoàn thành trách nhiệm của mình. Làm Cha không ra hồn cho nên xã hội ngày nay mới sinh ra một đám hút hít, trộm cắp, trai thì ẻo lả beta, gái thì damaged nữ cường v..vv…

Đọc bối cảnh tryện ta nhận ra rất rõ cái nền tảng gia đình thời đó chặt chẽ như nào. Mọi người Cha trong câu chuyện đều hết mình với gia đình của họ, tuy mỗi người mỗi kiểu.

===================================

 

“Great men are not born great, they grow great . . .” – “Đàn Ông không sinh ra đã vĩ đại, họ phải ươm mầm và nuôi lớn sự vĩ đại”.

Bạn nào ăn Red Pill về đồ thị hấp dẫn giới tính SMV (Sexual market value) rồi sẽ chẳng lạ gì câu nói này. Đàn Ông sinh ra đã “nghèo khó”, nhưng họ sẽ “giàu” lên qua thời gian.

Bạn tham khảo những bài viết sau:

Loạt bài về SMV của Phụ Nữ và Đàn Ông:

===================================

 

“You cannot say ‘no’ to the people you love, not often. That’s the secret. And then when you do, it has to sound like a ‘yes’. Or you have to make them say ‘no.’ You have to take time and trouble.”

“Anh không thể cứ thế nói “KHÔNG” với những người yêu thương được. Tránh làm điều đó thường xuyên nhé. Đó là bí mật đấy. Nếu buộc phải làm như vậy, hãy nói “KHÔNG” mà như là “CÓ”. Hoặc là hãy buộc họ phải nói từ “KHÔNG”. Cần chút thời gian và một ít trouble mới làm được điều đó.”

Cái câu này khá hay. Cái từ “KHÔNG” nó đánh vào tâm lý khá mạnh với Phụ Nữ, trẻ em, hay là khách hàng của bạn. Nó làm người ta cảm thấy như bị quay lưng, bị ruồng bỏ, từ đó sinh tâm lý thù địch với người nói. Thật sự là như vậy.

Rất ít người ngoài kia có đủ lý trí để nhận ra cái điều hiển nhiên này. Ấy là cái từ “NO” nhiều khi lại xuất phát từ tình yêu thương đi kèm với lý lẽ đúng đắn. Rất ít.

Bạn để ý ông Trùm Colerone rất ít khi thoái thác trực tiếp hay sử dụng từ “NO” với người đối diện. Khi không đồng ý về điều gì đó ông thường dùng lý lẽ mà từ tốn phản biện. Kẻ đối diện thường chỉ gắng gượng đặt lại vấn đề đến lần thứ 2 là tối đa, họ buộc phải chấp nhận cuộc chơi theo cách của ông.

Đây là bài học để những người Đàn Ông trưởng thành biết cách “thao túng” người đối diện, để có được thứ mình muốn. Dân Nhật họ rất hiểu bài học này, rất ít khi họ nói từ “NO” mà sẽ tìm cách đưa đẩy câu chuyện, đưa ra những lý lẽ thuyết phục đối phương, để đối phương từ bỏ ý định ban đầu.

===================================

 

 “Phụ Nữ và trẻ em có thể bất cẩn, chứ Đàn Ông thì không”.

Với Đàn Ông, bất cẩn đồng nghĩa với tự sát. Từ hàng ngàn năm trước đã như vậy. Không cẩn thận thì bị sư tử ăn thịt. Đơn giản vậy thôi.

Phụ Nữ và trẻ em thuộc cái thế giới khác với Đàn Ông.

Điều này còn cho thấy lý do tại sao đã là Đàn Ông phải tuyệt đối TIN TƯỞNGTRUNG THÀNH với nhau, nếu như đã lên chung một thuyền. Những viên “redpill” – Sự thật khách quan phải được đem ra mổ xẻ, minh bạch, để Đàn Ông mới có thể cùng nhau giải quyết vấn đề.

===================================

 

“Never let anyone know what you are thinking”. 

Câu này “Bố già” mằng thằng con đầu bã đậu Sonny khi nó dám chĩa mõm vào cuộc trao đổi của ông với băng thằng Thổ Solonzo về vụ làm ăn ma túy. Thứ nhất là nó làm mất đi cái uy của ông Trùm. Thứ hai nó để lộ ý đồ “thích thú” quá sớm, bởi trước sau gì nó cũng lên thay ông trùm, cho nên nó vô tình khuyến khích, tạo cái cớ cho tụi kia “xử” ông già.

Bạn đọc thêm bài này:

Thằng Sonny không có được cái thâm sâu và kín đáo như ông trùm và Micheal. Nó hành động thường dựa vào cảm tính và không có mục tiêu cụ thể. Cái hành động “trả thù” cho ông già bằng cách rải quân bắn giết khắp Newyork vừa vô nghĩa lại vừa ngu xuẩn. Nó làm kinh động giới mafia cả vùng, không cho ai làm ăn gì cả, và cái kết nó bị ám sát là tất yếu.

Ngày nay cái đám đông ngoài kia thường khuyến khích tụi Đàn Ông các anh rằng: “anh hãy cứ tự nhiên đi, hãy bộc bạch nỗi lòng đi. Hãy cứ để cảm xúc dâng trào đi. Nói cho tôi suy nghĩ của anh đi.v.vv..” – Đệch mợ chúng nó TRAP đấy. Chỉ có thằng ngu mới sớm phơi bày ruột gan ra cho thiên hạ xem mà thôi. Người ta chẳng cần phải có hiềm khích cá nhân gì với anh, nhưng một khi để lộ con bài tẩy ra, ấy là khi CHÍNH TAY ANH khuyến khích lòng tham của người khác đấy.

Thâm hiểm nhất bộ truyện là thằng Micheal ấy. Nó sẵn sàng xuống tay với bất cứ ai cản đường. Mấy năm nó lên thay ông trùm nó chuẩn bị nhân lực, sắp xếp đội ngũ và chỉ ra tay trong một ngày duy nhất là “dọn” hết cả khu vực.

Dân Tàu gọi đấy là “Quân tử trả thù 10 năm chưa muộn”.

===================================

 

“Never hate your enemy, it affects your judgement” – “Không bao giờ được ghét kẻ thù, nó ảnh hưởng đến phán xét của anh”.

Câu này chỉ có thể được nói ra từ một con người lý trí đến lạnh lùng. Bạn đọc thêm bài này: “Hành trình free thinker phần III- Ai mới là kẻ thù” http://bit.ly/2Hn3Wao

Hay là “Revenge is a dish best served cold”- “Trả thù là đĩa thức ăn tuyệt nhất được đem ra nguội lạnh”. Ý ám chỉ là càng để lâu thì càng thỏa mãn. Như vậy kẻ thù đã trở nên khinh suất, và phe ta có nhiều thời gian chuẩn bị hơn.

 

===================================

 

“I’m gonna make him an offer he can’t refuse”- “Tôi sẽ đưa ra một đề nghị mà anh ta không thể từ chối được”.

Thay cái tư duy trắng đen, được ăn cả ngã về không (http://bit.ly/2P1Ju2Y) bằng tư duy chi phí- COST và lợi ích – BENEFIT (http://bit.ly/38WdYv6).

Bất cứ người trưởng thành nào đều phải biết bài học này, bất kể bạn là dân kinh doanh hay dân xã hội. Bất cứ hành động lựa chọn nào đều phải nhắm đến mục tiêu win win cho cả đôi bên. Chính nhờ cái khả năng “ngã giá” này mà ông Trùm leo lên được vị trí đứng đầu thế giới ngầm. Kẻ thù hay đồng minh, đều chỉ có 2 lựa chọn đơn giản mà thôi: hợp tác đôi bên cùng có lợi hay là bị tiêu diệt.

Hay là  câu này:

 

“One week they love me. Next week they hate me. Both week I got paid” – “Một tuần họ yêu tôi, sang tuần sau họ ghét tôi. Sau cả 2 tuần tôi có lợi nhuận”. Ông này không chỉ là một mafia mà còn là một thương gia với khả năng thương thuyết bậc thầy. Tất cả vì mục tiêu lợi nhuận.

 

“Never get angry, never make a threat. Reason with people” -”Không bao giờ được nổi giận, cũng không bao giờ đe dọa. Hãy dùng lý lẽ với mọi người”. Reason và logic mới là thứ tạo nên sức mạnh cho Đàn Ông.

 

“Forgive. Forget. Life is full of misfortunes” – “Tha thứ đi. Quên luôn đi. Cuộc sống đã đủ khổ đau rồi”.

Và còn rất nhiều những quotes “chất như nước cất” khác, tôi không thể đưa hết lên đây được.

===================================

Bộ truyện này “kinh điển” tôi nghĩ không phải ở cốt truyện. Cốt truyện nó cực kì đơn giản, trẻ con đọc sẽ thấy chán ngắt là đúng thôi.

Nó kinh điển ở chỗ từng chi tiết nhân vật, từng đoạn hội thoại, phân cảnh nhỏ v..vv.. Đều toát lên một cái CHẤT. Cái “chất” ấy làm rung rinh mọi con tim độc giả khắp thế giới, nó vừa thật mà lại vừa “ngầu”. Tôi cảm giác giống như việc người ta biến một tấm gỗ lớn xấu xí thành một tác phẩm điêu khác tinh xảo vậy.

 

Cái thương hiệu Đàn Ông Ý có lẽ nhờ đó mà khiến cánh chị em khắp thế giới phải mê mẩn chăng?? Riêng cái từ “Romantic” cũng chứa “Roman” trong đó rồi? Có thể lắm.

Đọc và xem phim đi. Để ý từng chút một mới thấy cái hay của nó, khí chất của nhiều kiểu Đàn Ông trong xã hội, từ dạng cùng đinh cho tới người quyền lực nhất, đều được trưng bày sống động qua những con chữ.

Phân tích  cái hay của từng phân cảnh nhỏ ấy có khi cũng viết được một cuốn sách dày ngang với “Bố Già”. Tôi muốn bạn nhớ tới phân cảnh cuối cùng, khi người vợ hỏi thằng Micheal nó có thực sự “thịt” thằng em rể Carlo Rizzi hay không. Nó bình tĩnh nhìn thẳng vào mắt vợ – một hành động đầy tự trọng và thành thật- KHÔNG.

Anh ta buộc phải nói như vậy. Với cương vị là một nhà lãnh đạo, anh ta không thể để một thằng phản chủ, lươn lẹo, nuôi ong tay áo như vậy bên cạnh được.

Nếu như nói thật, thì anh ta mất hết sự kính trọng từ người vợ. Cô ta sẽ KHÔNG BAO GIỜ hiểu cái sự phức tạp trong công việc làm ăn của Đàn Ông. Cái cô ta nhìn thấy chỉ là một thằng cam tâm giết em rể, lừa em gái, cướp đi người Cha của đứa con đỡ đầu.

Với đa số mọi người (tụi cừu) họ KHÔNG bao giờ có cái nhìn thấu đáo cho vấn đề. Họ chỉ nhìn thấy cái sự thực hiển hiện duy nhất trước mặt: Té ra thằng lãnh đạo mình nó cũng sai. Nó cũng giống y chang mình mà thôi. Tưởng gì?”

Với vai trò là người dẫn dắt, đánh mất niềm tin của những người ủng hộ, coi như họ mất tất.

“Thấy sai, sửa sai, chứ ĐỪNG BAO GIỜ nhận sai” – Câu nói này của anh Tào Tháo ngày xưa, ngẫm lại giờ này nó vẫn đúng.

Cho nên là chớ bao giờ NHẬN SAI, cấm tiệt. Nhất là đối với những người mình đang dẫn dắt họ. Anh là chồng, anh thử 1 lần nhận sai với vợ mà xem. Cô ta sẽ mỉm cười trìu mến thôi, nhưng cô ta sẽ nhớ kỉ niệm đó đến cuối đời, để mỗi lần cơm không lành canh không ngọt cô ta lôi ra xài. Chắc chắn luôn.

————————————————Pill.

Chia sẻ để phát triển cộng đồng:

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Donate cho tác giả tại đây để duy trì website và phát triển thêm những nội dung hữu ích khác.

Related Posts

0 0 votes
Article Rating
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments