Sự thật về các sếp Nữ

Bài này tôi sẽ chỉ up trên Blog redpillvn.org mà thôi. Bởi vì những thông tin sau đây sẽ làm khó chịu rất nhiều người, đám đông sẽ không đời nào muốn nghe nó.

Cái đám đông bị dắt mũi bởi truyền thông thổ tả, cái gì cũng phải dẫn nguồn “báo chí uy tín” ra thì họ mới chịu tin. Một đám người sống quá lâu trong một bể thông tin dối trá, cho tới khi có người đưa ra những common sense – sự thật khách quan đương nhiên họ còn hỏi “nguồn đâu?”.

——————————–

Nam và Nữ là 2 giới tính khác nhau, có sở hữu những phẩm chất đặc thù khác biệt, cơ thể hoạt động và bộ não tư duy khác nhau, mục tiêu cuộc đời và con đường thực hiện cũng khác nhau…”. – Red pill.

——————————–

Nguồn đâu?” – Họ hỏi. Ý họ là phải dẫn nguồn từ những nguồn báo chính thống mà chúng nó hay đọc lâu nay ấy, những Newyork times, CNN, CNBC, Buzzfeed, Washington compost… Những tờ báo mà đa số dân Mỹ ngày nay họ gọi là báo “thổ tả”, chuyên đưa tin một chiều, mang nặng tính chính trị hơn là chỉ thuần túy đưa tin.

Nguồn nguồn cái… con chuồn chuồn.

Truyền thông cùng với làn sóng Feminist lâu nay cố thổi vào não người ta những hình ảnh hào nhoáng về mẫu hình Phụ Nữ hiện đại: Độc lập, quyết đoán, lãnh đạo tốt, dám ra quyết định. Nàng kiêu hãnh bước đi, thể hiện bản lĩnh trong môi trường công sở không thua kém gì bất cứ đấng mày râu nào. Bài này tôi sẽ cho bạn thấy những góc khuất khác. Đó là sự thật về những “bà cô sếp”- Female boss.

Từ “Sếp” ở đây không nên hiểu chỉ là cỡ sếp lớn như CEO hay tổng giám đốc nhé. Thực tế trong môi trường làm việc ngày nay, người ta phân thành rất nhiều tầng lớp, cấp bậc lao động. Một Phụ Nữ là “Sếp”, ấy có thể là một leader trong team, một supervisor (người chịu trách nhiệm điều khiển, dẫn dắt, giám sát), hay đơn giản hơn nữa, cô ta là con ranh tình nhân của thằng tổng giám đốc.

Ngày nay, những Sếp nữ đông nhan nhản. 

=====================================

Có một sự thực khách quan (fact) mà trước tiên chúng ta phải thống nhất với nhau.

Mặc mẹ những “nhà hùng biện” theo khuynh hướng thổ tả leftist ngoài kia không ngừng rao giảng về “bình đẳng giới” hay “tôn trọng Phụ Nữ”, “We’re all the same” bla bla… Hãy tìm đến những tài liệu nghiên cứu khoa học uy tín, những triết gia, những nhà tư tưởng, tâm lý học, họ sẽ cho bạn câu trả lời chính xác thỏa đáng.

—————————————–

Ấy là Đàn Ông và Phụ Nữ đánh giá, nhìn nhận thế giới này hoàn toàn khác nhau.

—————————————–

Những đứa trẻ sơ sinh mới lọt lòng mẹ. Chỉ sau một vài giờ đồng hồ thôi, những bé gái và bé trai đã có phản ứng khác biệt. T ẤT CẢ (tất cả nhé) những bé gái đều tập trung ánh nhìn vào khuôn mặt những người gần gũi với chúng, còn các bé trai chúng bị thu hút bởi những vật thể chuyển động trong căn phòng.

Bé gái tìm kiếm sự KẾT NỐI. Bé trai bắt đầu hành trình CHINH PHỤC.

 

Nhóc nào là trai, nhóc nào là gái? Bạn đoán được rồi đấy.

Bạn có nghĩ đặc tính này sẽ mất đi không? Nó sẽ không ảnh hưởng đến con người khi trưởng thành? 

Bạn vào một công ty làm việc, bạn vẫn nghĩ rằng một sếp nữ sẽ mang những đặc tính của sếp nam? Bớt ngây thơ đi.

Tất nhiên, sẽ luôn có những ngoại lệ. Ngoài kia tất sẽ tồn tại những Phụ Nữ mang nét cá tính mạnh, họ hành xử lý trí và lãnh đạo không khác gì Đàn Ông. Nhưng đấy chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ mà thôi. Tôi đang nói về ĐA SỐ ấy nhé. Mấy mẹ bỉm sữa đọc bài này chớ mang bà Thái Anh Văn – nữ tổng thống Đài Loan ra vặn vẹo tôi. Mệt mỏi lắm.

Qua một khoảng thời gian dài đi làm, cùng với khả năng quan sát, đánh giá cá nhân. Tôi nhận ra một sự khác biệt rất rõ ràng như thế này:

—————————————–

Những sếp nữ, họ đặt ưu tiên, hay hướng đến một môi trường lao động hòa thuận, nhẹ nhàng, trơn tru, tránh xung đột…

Những sếp nam, họ đặt mục tiêu ấy là KẾT QUẢ, hay thành quả công việc – Result.

—————————————–

Đấy là trọng tâm của bài này. Nếu bạn – là một người tham gia lao động – bạn mong muốn được làm việc trong một môi trường nhẹ nhàng thoải mái, bạn không muốn quá nhiều áp lực, thì có một sếp nữ sẽ rất tuyệt. Bởi đó là MỤC TIÊU họ hướng đến.

Ví dụ mảng ER- Employee Relation chẳng hạn. Mục tiêu của họ là kết nối/hòa nhập/định hướng cho tập thể nhân viên trong tổ chức. Quá tuyệt rồi. Đơn vị này cần những con người hiền lành nhã nhặn, chịu lắng nghe, tận tụy, ở họ phải toát ra “aura” của một mục sư đáng kính.

 

Ví dụ những bàn giao dịch chứng khoán. Ở đây không bao giờ là “sân chơi” của Phụ Nữ. Mục tiêu của cánh này (Trader)  luôn luôn là lợi nhuận, không có thỏa hiệp, không có khoan nhượng. Và cái gã sếp kia – hắn có thể là một thằng Asshole đáng ghét nhất quả đất, nhưng chỉ cần hắn có khả năng chèo lái team đạt được chỉ tiêu đề ra mà thôi, mọi yếu tố còn lại chỉ là chuyện nhỏ.

Có “cô đào” nào lọt được vào đây không?

Tương tự như vậy, các hoạt động chăm sóc khách hàng online, người ta cần Phụ Nữ. Với tính cách điềm đạm, giọng nói ngọt ngào, họ có khả năng làm dịu cơn nóng giận của mọi khách hàng khó tính. Nhưng muốn có khả năng tính toán lợi ích để “chốt deal”, nhiều khi phải bỏ qua cả phạm trù đạo đức, những nhà tuyển dụng có tài luôn nhắm tới đám Đàn Ông. Bởi cái họ nhắm đến cuối cùng phải là LỢI NHUẬN.

Hay là trong những ngành thuộc mảng dịch vụ, chăm sóc sức khỏe,tâm lý (health care) hay giáo dục con người. Bạn cần một môi trường nhẹ nhàng vui vẻ. Những con người nơi đó phải thật calm, thật nhẹ nhàng ngọt ngào, để khi có bất cứ trường hợp khẩn cấp nào xảy ra họ có giải quyết hợp lý, êm đẹp.

 

Đó là lý do vài chục năm gần đây, những người Phụ Nữ dần dần THỐNG TRỊ ngành giáo dục. Tôi sẽ viết về chủ đề này trong một bài khác. Nhưng bạn cứ để ý mà xem, ngày xưa chúng ta đi học, những bà cô giáo ấy (thực ra là “Sếp” của tụi trẻ), họ đặt ra ưu tiên gì trước hết?

Mày giỏi hay dốt, nhanh hay chậm, thông minh hay cù lần, đều không quan trọng. Quan trọng là mày phải NGOAN”.

Những đứa bé trai mang cá tính hiếu động, nghịch ngợm, không chịu “chấp hành”, cho dù chúng nó có thông minh đến đâu chăng nữa, đều không được các cô giáo đánh giá cao.

=====================================

Nếu xét đến những loại hình công việc cần chú trọng đến KẾT QUẢ (results), lúc ấy mới xảy ra nhiều vấn đề.

Ngày nay là thời của kinh tế thị trường. Người ta nhắm đến sự “thương mại hóa” mọi ngành nghề. Anh làm gì thì làm, LỢI NHUẬN mới là đích đến cuối cùng của chúng ta.

Kể cả những ngành nghề thế mạnh của Phụ Nữ như tôi kể trên kia.

Tôi đã nhiều lần nghe những Sếp nữ than thở. Rằng tại sao chị đã cố gắng bằng toàn bộ khả năng của mình, bằng cả tâm huyết, chị xây được một đội nhóm cực kỳ “ưng ý” (theo quan điểm của chị). Mọi người trong team đều biết lắng nghe, quan tâm thấu hiểu lẫn nhau, văn phòng lúc nào cũng vui như tết ấy. Vậy mà cứ mỗi lần có áp lực doanh số từ trên xuống bọn chị cứ như bị tra tấn tinh thần kinh khủng?

Thấy ra vấn đề gì ở đây không?

—————————————

Những sếp nữ, họ không care anh là một gã có năng lực hay không. Họ quan tâm anh có phải là “Nice guy” ấy.

—————————————

Tôi không chê, hay có ý đồ miệt thị gì họ đâu nhé. Đây là bản chất của họ, nếu được đưa đến những môi trường đúng đắn thì họ mới phát huy được thế mạnh từ bản chất ấy. Trong rất nhiều ngành nghề ngày nay, một người Phụ Nữ leo lên được vị trí lãnh đạo, phải đánh đổi bằng rất nhiều thời gian, trí lực, sức khỏe (nhiều chị phải chấp nhận hy sinh chuyện chồng con gia đình) rõ ràng là một áp lực rất lớn đối với họ. Nhiều khi, nó còn như một đòn trừng phạt vậy.

Họ bị mắc vào một cái “bẫy”, một ma trận không lối thoát.

Tệ hơn nữa, nhiều môi trường làm việc ngày nay có Phụ Nữ lãnh đạo. Chính bởi cái tầm nhìn chiến lược như trên, chỉ nhắm đến những cá nhân ngoan ngoãn, dễ bảo, “Nó hơi thiếu chuyên môn tí nhưng chị sẽ đào tạo dần dần”. Cái môi trường ấy mới dần sinh ra cái văn hóa “không giống ai”: Những đám cấp dưới sợ sệt, ẻo lả, không bao giờ dám nêu quan điểm trái chiều. Người ta luôn phải cố làm hài lòng nhau, luôn phải đeo lên cái mặt nạ “tích cực”, mặc cho chất lượng đầu ra công việc ngày càng xuống dốc.

“Anh em trước mặt, trổ CẶT sau lưng”.

Bởi vì môi trường họ nhắm đến ấy, đều là những thành phần nhân sự “dễ thương”.

Một team “trong mơ” bao gồm: Boss áo đỏ ngồi ở vị trí leader, 2 em Feminist, 1 soyboy và 1 White knight.

Tôi đã 2 lần làm việc dưới “trướng” của Sếp nữ như vậy rồi. Không biết lý do gì mà người chồng trao cho bà toàn quyền quyết định ở cái doanh nghiệp ấy. Sau 5 năm, từ một công ty tư nhân có tương lai rộng mở, “bà cô” ấy chọn lọc được 1 dàn nhân sự toàn là trai xinh gái đẹp, dễ thương, dễ mến, công ty trở thành một cái sàn diễn thời trang. Chị em làm giữa giờ phải order thức ăn từ ngoài vào, bàn công việc thì ít, tám chuyện Showbiz thì nhiều. Thậm chí, sếp còn rất ư là nhiệt tình ghép đôi cho các nhân viên Nam Nữ trong công ty, với bà ấy, như vậy mới là hoàn thành trọng trách. Rồi cũng hay quay qua cắn nhau chí chóe bởi rất nhiều lý do dở hơi: rằng con A mặc sang hơn, con B “lừa” được chồng giàu hơn, thằng C và con D yêu nhau lén lút hơn 4 tháng nay, chúng mày khá lắm v…vv…

Những nhân sự có tài, tận tụy cống hiến thì bị gắn cái nhãn “khó bảo”, “khó gần”, “không chịu hòa đồng”… và lần lượt ra đi.

Ông chồng (sếp tổng) thì cứ như phát điên rồ khi nhìn vào bảng thông kê hàng tháng. Đúng là, giàu cỡ nào mà chưa ăn Redpill thì cũng “ra ruộng” như thường.

Căn bệnh này không chỉ ở những môi trường có sếp nữ không thôi nhé. Còn phải tính cả những thằng sếp mang tính nữ cao trong người nữa, những “Thằng Đàn Bà” ấy. Ông nào đi xin việc mà nhìn thấy thằng sếp có bộ dạng èo uột với nồng độ Testosteron thấp thì xác định được rồi đó…

Thấy rõ nhất là cái môi trường nhà nước ngày hôm nay ấy nhỉ :). Rặt một bọn chỉ biết nịnh. Còn làm thì như mèo mửa. Nói như ông diễn giả Lê Thẩm Dương: mấy cái bọn, “chim gặp bác chào mào, chào bác”.

Còn cái việc người quản lý không biết đánh giá và tôn trọng người tài, để lại hậu quả ra sao, thì mời bạn đọc lại bài viết về quy luật 80/20: http://bit.ly/2Q1ApGV

=====================================

Lại phải nói một chút về các sếp nam.

Thứ nhất. Sếp nam, là những nam nhân thực thụ ấy nhé.

Thứ hai. Phải loại trừ những thành phần được “cơ cấu” vào ngồi cái vị trí “sếp”.

Người Đàn Ông đã được cất nhắc vào vị trí lãnh đạo chắc chắn khả năng của anh ta không thể tầm thường được. Cái khác biệt của họ so với đa số còn lại ấy chính là TẦM NHÌN.

Trong những thời khắc phải ra quyết định, họ biết cân nhắc trò chơi cost-benefit, để đưa tập thể ấy đi đến cái LỢI ÍCH DÀI HẠN cao nhất có thể. Bằng không, chính anh ta sẽ bị đào thải. Đó là sự khắc nghiệt trong cạnh tranh thương trường.

 

Anh/Ông ta không quan tâm bạn là ai, ngoại hình, đầu tóc, ăn mặc, cách nói năng của bạn ra sao. Cái anh ta cần ấy là khả năng hoàn thành MỤC TIÊU đề ra.

Nếu hoàn thành mục tiêu, bạn được tưởng thưởng.

Nếu không hoàn thành mục tiêu, bạn bị loại khỏi cuộc chơi. Đơn giản vậy thôi.

Đó là cách điều hành của ông tổng thống doanh nhân Donald Trump ngày hôm nay. Bạn có đếm được bao nhiêu người ông ấy đã cho thôi việc tại Nhà Trắng chứ? Dàn nội các ấy đều là những nhân vật có “máu mặt” mà còn như vậy đấy. 

Trong cái thời đại các công ty phải cạnh tranh khốc liệt như ngày hôm nay, loại hình “Boss” nào có thể chèo chống doanh nghiệp hơn cả? Bạn có câu trả lời rồi đấy.

Mấy em trẻ mới ra trường gặp những sếp như thế này thường không có nhiều thiện cảm, bởi vì “Sếp khó tính”. Họ không bao giờ nhìn nhận cái thực tại khắc nghiệt của thị trường. Không khó tính liệu cái tập thể ấy có cạnh tranh mà tồn tại được hay không? Nếu không thúc nhân viên phải nỗ lực hết sức mình, phát huy tối đa khả năng, liệu có vượt lên các doanh nghiệp khác đang cạnh tranh hay không?

Bạn chỉ là kẻ làm thuê, tối ngày đầy công, vô âu vô lo mà thôi. Họ còn mang gánh nặng hơn bạn nhiều lắm.

Sự lười biếng – nó nằm trong bản chất của loài người. Nếu không tồn tại một áp lực đủ lớn từ trên xuống, con người ta thường hay có phản ứng xao nhãng, dễ thỏa hiệp, dễ thỏa mãn. Đây là lúc mà các sếp nam thể hiện thế mạnh vượt trội hơn các sếp nữ đấy.

Họ sẽ THÚC, thúc đến mức bạn tưởng như sẽ phát điên. Một áp lực vô cùng lớn, khiến bạn phải vượt ra khỏi giới hạn hiện tại. Nhờ vậy mà bạn mới được tôi luyện, học hỏi, trưởng thành hơn, và hơn hết bạn nhận về đồng lương hàng tháng.

Muốn an nhàn thì đi xin việc ở mấy shop quần áo, hoa tươi, hay là mấy viện dưỡng lão. Tùy bạn. 

=====================================

KẾT.

Đọc đến đây thì bạn biết mình cần điều gì rồi đó. 

Hãy xác định xem bạn thuộc kiểu người lao động nào, để mà chọn cho mình môi trường lao động phù hợp.

Bạn là kẻ có hoài bão lớn, bạn sẵn sàng chịu áp lực, chịu rủi ro để đạt mục tiêu? Bạn muốn thăng tiến nhanh và sẽ nỗ lực hết sức mình?

Hay là bạn muốn một môi trường làm việc relax, calm, thoải mái, không bị áp lực, đầu óc bạn không “chịu được nhiệt”? Cái này tôi không phán xét bạn đâu nhé. Đó là khác biệt của mỗi người trong chúng ta, tôi tôn trọng khác biệt của bạn.

Và nên nhớ, nếu bạn là kiểu người chú trọng vào THÀNH QUẢ (results), thì những sếp nữ không phù hợp với bạn đâu.

——————————————————Pill.

Chia sẻ để phát triển cộng đồng:

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Donate cho tác giả tại đây để duy trì website và phát triển thêm những nội dung hữu ích khác.

Related Posts

0 0 votes
Article Rating
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments