Quy luật quái đản Price và Pareto 80/20

Quy luật Price (Price’s law hay Price’s square root law) là gì? Và ứng dụng của nó vào cuộc sống như thế nào?
Price’s law liên quan đến luật Pareto 80/20 như thế nào?

Tại sao hệ thống giáo dục hiện đại KHÔNG MUỐN giảng dạy cho học sinh, sinh viên về các quy luật quái đản này?

Từ quy luật này các bạn sẽ có câu trả lời cho hàng loạt biến cố trong lịch sử lẫn chính trị cận đại. Bạn sẽ giật mình vì giá trị ứng dụng của nó đấy. Nếu các bạn thấy thích chủ đề này tôi sẽ viết tiếp nhiều bài sau về nó.
============================

I. Price’s law hay Price’s square root law là gì?

Định nghĩa nó rất đơn giản là như này thôi:

Căn bậc 2 của TỔNG SỐ lao động tạo ra tới 50% tổng sản lượng của cải.
Quy luật Price này nó gần TƯƠNG ĐỒNG với quy luật 80/20 của Pareto, tại sao?

Giờ giả sử với 1 doanh nghiệp có 100 nhân viên. Ứng theo quy luật Price sẽ có 10 nhân viên giỏi nhất (căn bậc 2 của 100) đảm nhiệm 50% công việc. Số còn lại là 90 người, đảm nhiệm 50% công việc còn lại. Số này ta tiếp tục áp dụng công thức Price, lúc đó là 9 người (căn bậc 2 của 90) đảm nhiệm 25% tổng công việc (½ của 50%). Chung quy lại ta thấy 19 người “tinh anh” nhất công ty đảm nhiệm tới 75% tổng công việc. Thấy 80/20 chưa?

Nếu hệ thống có 9 người lao động, 3 người trong số đó sẽ lãnh 50% tổng mức công việc.
Nếu một bộ lạc có 100 người,10 người trong số đó sẽ mang về tới một nửa số lượng thịt săn được.
Nếu một đất nước có 10.000 người, thì sẽ có 100 người giỏi nhất, xuất sắc nhất các lĩnh vực, tạo ra 50% của cải của đất nước đó.

Và có hàng tá ứng dụng của nguyên tắc 80/20 trong cuộc sống, hãy đọc sách của Richard Koch để tìm hiểu thêm về nó https://sachvui.com/ebook/nguyen-ly-80-20.188.html

Trong bài này, tôi gọi đám người “căn bậc 2” kia là đám “tinh hoa”. Hệ thống càng đông người thì CÁCH BIỆT VỀ SỐ LƯỢNG của đám tinh hoa này với đại đa số còn lại càng lớn.

============================
Từ xưa đến nay, trong suốt chiều dài lịch sử, người ta được chứng kiến một hiện tượng thú vị về sự phân bố tài sản. Đấy là hiện tượng một lượng lớn của cải tập trung về tay một số ít người: 20% dân số trong xã hội sở hữu tới 80% của cải. Trong đám “20% dân số” kia, của cải cũng không được phân chia đồng đều. Nếu tiếp tục áp dụng nguyên lý 80/20 cho nhóm này, sẽ có một nhóm lớn thuộc giới “nhà giàu”, một nhóm nhỏ thuộc giới “siêu giàu”– nhóm người Elite, nắm giữ hầu hết của cải.
Đấy là lý do người ta tính toán rằng 95% của cải trên hành tinh này thuộc về 1% dân số. Trong lớp người 1% này, lại có “1%” khác sở hữu đa phần của cải trong số đó. Tiếp tục lại có “1% của 1%” của 1% – Đấy là những tỉ phú Bill Gate, Jeff Bezos, Warren Buffet…

Sự phân bố của cải KHÔNG ĐỒNG ĐỀU ấy là điều đương nhiên. Rắc rối là ở chỗ cái mô hình xã hội tại từng vùng lãnh thổ lại khác nhau:

1. Khi người ta may mắn được sống trong một free system

(nền kinh tế tự do, con người ta được đền đáp và thừa hưởng xứng đáng với sức lao động họ bỏ ra)
Nhóm người Elite-tinh hoa kia thường là những người tài hoa nhất, xuất sắc nhất, làm việc hiệu quả nhất và may mắn nhất… trong các lĩnh vực. Họ được đền đáp xứng đáng với những gì họ đáng được nhận, điều này chẳng có gì là lạ.

2. Nếu đấy là một hệ thống toàn trị (totalitarian system) thì sao?

Đấy là các mô hình xã hội kiểu phong kiến hay cộng sản từng tồn tại. Đấy là kiểu xã hội mà nhóm người lớp “bề trên”, nhờ nắm trong tay đặc quyền về chính trị nên có khả năng thao túng đặc lợi về kinh tế (hiện tượng tham nhũng). Nhờ vậy họ trở thành nhóm người sở hữu nhiều tài sản nhất trong xã hội, nhưng KHÔNG HẲN họ là nhóm lao động hiệu quả nhất (chưa chắc chắn nhé, sẽ có một số ngoại lệ, nhưng không nhiều đâu).

Tôi gọi nhóm người “tinh hoa” của hệ thống toàn trị này, là nhóm KÝ SINH (Parasite).

Còn nhóm người thực sự lao động, cống hiến, sáng tạo, những người thực sự tạo giá trị của cải trong xã hội ấy, là nhóm KIẾN TẠO (Creator).

Việc nhóm Parasite ấy CHIA CHÁC QUYỀN LỢI cho nhóm Creator ra sao thì còn tùy thành ý của bọn họ. Ở một số trường hợp, thường rất hiếm khi xảy ra, họ để cho nhóm Creator có một mức sống mà đám người này chấp nhận được. Đa số trường hợp còn lại, bởi vì đám ký sinh này thường có khuynh hướng ngày một bành trướng thế lực ảnh hưởng: Chúng tìm mọi cách vơ vét để thỏa mãn lòng tham, chúng sinh con đẻ cái, chúng kết giao bè phái cũng là dạng ký sinh trùng giống như chúng…

Đấy cũng là lúc mà sự “phân biệt giai cấp” trong xã hội ngày càng tăng cao và thiếu công bằng. Đám người Creator dần bị đẩy vào thế khó khăn, mức sống của họ sụt giảm, tài năng của họ không được trọng dụng. Thậm chí họ còn bị trừ khử do thói ganh ghét đố kị người tài xuất phát từ đám đông dốt nát và hung hãn. Trong khi đám “tinh hoa” kia sống trong nhung lụa phủ phê. Những mầm mống động loạn xã hội thường bắt nguồn từ đây.

Xưa kia, cái thời mà con người chưa biết tới “chủ nghĩa toàn cầu hóa”, người ta thường có xu hướng bám chặt lấy cái không gian sinh sống lâu đời của mình, cho đến khi họ không thể chịu đựng nổi ách cai trị của nhóm “tinh hoa” kia nữa. Đấy là khi các cuộc “cách mạng từ dưới lên” nổ ra: các cuộc khởi nghĩa công nhân, nông dân, thợ thuyền lao động… đã xảy ra suốt chiều dài lịch sử nhân loại.

II. Vậy thì, nãy giờ tôi nói đến những điều này có liên quan gì đến luật Pareto 80/20?

Bạn nhớ những gì tôi đã nói trên kia chứ? Căn bậc 2 của tổng số người lao động tạo ra tới một nửa của cải. Nếu thành bang đó có 10.000 dân, thì chỉ 100 người “Creator” đã tạo nên tới 50% của cải. Thế nếu 100 Creator này bỏ đi hết thì mọi thứ sẽ ra sao?
ĐỘNG LOẠN XÃ HỘI sẽ xảy ra là điều chắc chắn. Không cần 100 người đó, chỉ cần 50 thôi, tức là 25% của cải của thành bang đó sẽ “bốc hơi”. Xã hội ấy sẽ sụp đổ. Phá hủy một tòa kiến trúc đồ sộ người ta chỉ cần nhắm vào một số chi tiết rất nhỏ nhưng THIẾT YẾU. Đơn giản như vậy đấy.

Thời xa xưa, khi người ta sống trong những cộng đồng, bộ lạc nhỏ, cỡ 1 vài trăm người đổ lại, những Creator luôn được cộng đồng ấy biết ơn và tưởng thưởng xứng đáng. “Thằng cha X ấy là thợ săn số 1 của bộ tộc đấy, các người hãy biết điều. Hãy đối xử với hắn như một người hùng”. Và quan trọng hơn hết, vì sự gắn kết sâu sắc với nhau trong cộng đồng nhỏ này, những nhóm người tinh anh đó sẵn sàng CHIA SẺ của cải mà họ kiếm được cho những người xung quanh. Mục tiêu hàng đầu là sự SINH TỒN của cả cộng đồng buộc họ phải như vậy.

Thời đó, cả cộng đồng phải DẸP HẾT QUA MỘT BÊN, để các Creator được ưu ái hàng đầu, để họ có thể cùng nhau hoàn thành mục tiêu.

Trạng thái cân bằng này, sự “tưởng thưởng xứng đáng” này ngày càng khó khăn hơn khi các cộng đồng dần lớn mạnh và gia tăng dân số.

3 người trong 10 người.
10 người trong 100 người.
100 người trong 10.000 người.
1000 người trong 1.000.000 người.

Bạn nhận ra sự chênh lệch chưa? Cộng đồng càng đông đảo thì đám “bất tài” càng đông nhung nhúc theo cấp số nhân, trong khi số Creator thì tăng rất ít. Nếu đặt lên một đồ thị thì ta sẽ thấy rõ hơn. Đường đồ thị số lượng Creator luôn thấp, biến thiên rất ít và bám sát trục nằm ngang, trong khi đám kia thì ngược lại.
Hiện tượng này lý giải cho hàng loạt biến cố lịch sử lẫn chính trị cận đại xung quanh chúng ta:

============================

III. SỰ SỤP ĐỔ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP.

Sụp đổ doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp ấy còn nhỏ bé, người chủ thường dễ dàng chèo lái nó vượt qua thử thách hơn. Sản lượng làm ra chưa cao, doanh thu đang thấp, sự chênh lệch về lợi tức thời kì này không mấy làm “khó chịu” cho nhóm Creator. Xét về sản lượng làm ra, khoảng cách giữa nhóm “cống hiến” và nhóm “bất tài thiếu năng lực” rất ngắn. Người ta sẵn sàng xí xóa bỏ qua sự chênh lệch đó.

Vấn đề chỉ xảy ra khi công ty đó mở rộng quy mô. Họ thuê thêm nhân viên và buộc số lượng tổng sản phẩm làm ra phải tăng lên. Đây cũng là lúc người ta nhận ra sự cách biệt giữa các “creator”“parasite”. Chỉ cần người quản lý không tinh ý một chút thôi, họ sơ sẩy một chút trong đãi ngộ mà thôi, đấy là lúc họ ĐUỔI CỔ thành phần cốt cán dẫn đến sụp đổ doanh nghiệp.

Sẽ ra sao nếu ban lãnh đạo mới của doanh nghiệp ấy tầm nhìn kém cỏi mà thưởng phạt không phân minh? Những loại người “trọng người nhà, khinh người tài?” Những đám soyboy, SJW, hay đám đàn bà thiếu tầm nhìn xa chui vào ban lãnh đạo công ty? (Tôi nói ra điều này bọn nó lại chửi tôi “khinh thường phụ nữ”, nhưng sự thực là như vậy. Đa số Phụ nữ ngoài kia họ thiếu tầm nhìn xa. Họ chỉ nhìn thấy cái lợi nhỏ trước mắt).

Những người thực sự lao động tạo ra của cải (Creator) ấy, chưa chắc họ là những người LUÔN NGHE LỜI ban lãnh đạo công ty. Họ có thể là đám người khó chịu, cục cằn, bất cần, bất tuân… Chỉ vì thù ghét cá nhân họ mà anh đẩy họ ra xa sao? Trong khi anh nâng đỡ đám miệng lưỡi dẻo qụeo ưa xu nịnh?

Sẽ ra sao khi chỉ 50 người làm việc hiệu quả nhất cộng đồng ấy thôi, 50 trên tổng số 10.000 người – một thiểu số rất, rất nhỏ ấy bỏ đi? Bạn mất đi 25% sản lượng.

Sụp đổ. Đấy là điều chắc chắn.

Bài học này, sự thật này, về cái quy luật Price’s law KHÔNG HỀ ĐƯỢC GIẢNG DẠY tại các hệ thống giáo dục từ Đông sang Tây. Bởi vì sao? Các nghiệp đoàn giáo chức ngày nay bị cánh tả khống chế. Họ không bao giờ muốn đám cừu kia thành công trong thương trường mà chen chân vào lớp tinh hoa. Mấy người phải ở lại cái đẳng cấp kém cỏi đó mãi mãi. Vậy đó.

Thay vào đó chúng nó đưa mấy cái định luật xàm lờ không có tính ứng dụng như Pitago, Vi-ét… vào giảng dạy. Ngu dân thời đại mới đó.
Tham khảo: https://www.am1st.com/another-reason-companies-fail/

============================

IV. KHỦNG HOẢNG DI DÂN.

 

Nó đều xuất phát từ sự chán nản với mức sống hiện tại ở nơi họ sinh ra. Hiện tượng di dân từ các nước thuộc thế giới thứ 3 (third world countries) vào âu châu bắt nguồn từ những năm 1960. Làn sóng di dân đầu tiên là những ai? Họ là những người giỏi nhất, nhiệt thành năng nổ nhất trong một số lĩnh vực. Họ muốn tới sống tại những quốc gia có nền kinh tế tự do, những “free market” dù chưa được hoàn hảo lắm, nhưng nơi đó tài năng của họ được trọng dụng. Họ và gia đình có được một mức sống khá giả hơn, an toàn hơn. Ai có thể trách họ được chứ?

60 năm nay, từng đoàn, từng đoàn người tinh hoa từ các quốc gia nghèo đổ vào châu âu, Hoa Kỳ, xây dựng đóng góp cho những xứ sở này ngày một cường thịnh là như vậy. Họ được các xứ sở này mời mọc, chiêu dụ, ưu đãi bằng mọi giá để ra đi. Họ nói tiếp nhau ra đi, tốp sau đông hơn tốp trước, đây chính là hiện tượng tuyết lăn (snowball effect).
Vấn đề là ở chỗ, nhóm người này chính là những “tinh hoa”, những người thuộc nhóm “căn bậc 2” tôi nhắc tới trên kia.
Sẽ ra sao với các nước thế giới thứ 3 khi mà nhóm này bỏ đi hết? Các bạn nhìn thấy hoàn cảnh rồi chứ?
Các quốc gia này bị đưa vào thế bế tắc và khủng hoảng rất nhanh. Bỏ qua điều kiện địa dư, môi trường chính trị và kinh tế những nơi đó có thể rất tệ hại, NHƯNG, nếu đám người mang nhiều chất xám nhất đã ra đi thì lấy gì để vực lại các quốc gia đó đây?

Đã 60 năm như vậy rồi đấy!

KHÔNG CÒN AI ở lại các xứ sở ấy để đưa mức sống người dân đi lên, để tạo ra điều kiện thay đổi, để vực lại quốc gia ấy đã vốn đói nghèo dốt nát.

Theo đúng hiệu ứng Snowball effect, ngày nay những đoàn người rời bỏ xứ sở của họ để chen chân vào những “thiên đàng” ấy ngày một đông, đông MẤT KIỂM SOÁT. Ấy là lý do chúng ta nhìn thấy hàng đoàn người từ Nam Mỹ đang gia nhập các đoàn “caravan” để vào Hoa Kỳ, đông đến nỗi ông Trump phải xây tường. Những đoàn người từ Ecuador, Honduras, El Sanvador, Mexico…

Nó lý giải hiện tượng hàng đoàn người đói rách từ các xứ Trung Đông, Nam Mỹ, dẫm đạp lên nhau, vượt biển Địa Trung Hải vào Âu Châu thông qua các cửa ngõ như Italia và Tây Ban Nha. Đám Tây lông thuộc nhóm tinh hoa nếu khôn ra thì cũng xây tường lên ngay. NGAY BÂY GIỜ.

Ngày hôm qua là kỉ niệm 30 năm ngày bức tường Berlin sụp đổ. Vì lý do nào mà người ta phải sống chết bỏ chạy từ Đông Berlin Cộng Sản qua Tây Berlin tư bản?

Nước Tần thời Xuân Thu, lần đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa, sách lược Pháp trị (đưa luật pháp vào cai trị đất nước) do Hàn Phi Tử đề xuất được áp dụng. Đấy là lý do nước Tần thu nạp được vô số kỳ nhân trong thiên hạ, những Vương Tiễn, Lý Tư… đều là nhân tài của các quốc gia khác. Họ đến để giúp nước Tần cai trị và dần mở rộng bờ cõi, cuối cùng thu vén thiên hạ về một mối. “Đất lành chim đậu” là như vậy.

Người Việt Nam sẽ còn “bỏ phiếu bằng chân” bằng việc ra đi, ra đi bằng mọi giá, khi còn có thể. Tại sao ở những làng quê nghèo thanh niên họ phải bỏ lại tất cả để lên thành phố mưu sinh? Tại sao chương trình đường lên đỉnh Olympia lại bị troll là “Đường nhập cư Australia”?

Tại sao lại có vụ tai nạn thương tâm của 39 con người Việt Nam trên nước Anh?

Tại sao quy luật Pareto không được giảng dạy trong nhà trường? Bởi vì nó đi ngược lại với cái gọi là chủ nghĩa toàn cầu hóa – Globalism của đám tinh hoa phương Tây vốn nắm giữ quyền lực giáo dục.

============================
Đây là bài học mà TẤT CẢ các nhà quản lý từ cấp doanh nghiệp cho đến hội nhóm, các quốc gia cần phải biết.

Khi cộng đồng càng đông, sự cách biệt về lợi tức của nhóm “tinh hoa” so với đa số còn lại càng lớn, họ sẽ càng có nhiều khả năng bị ghen ghét, hãm hại, trù dập, để buộc họ phải ra đi.

Chủ đề này hay nhưng lại hơi nhức đầu. Nếu share đủ 200 lần thì tôi viết tiếp nhé.
—————————–Pill.

Nguồn tham khảo

 

Chia sẻ để phát triển cộng đồng:

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Donate cho tác giả tại đây để duy trì website và phát triển thêm những nội dung hữu ích khác.

Related Posts

0 0 votes
Article Rating
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments