Của nợ sống thử

Sống thử – của nợ tiếp theo du nhập từ phương tây

Đọc bài “Tình một đêm – một của nợ du nhập từ phương Tây”: https://redpillvn.org/tinh-mot-dem-mot-cua-no-du-nhap-tu-phuong-tay/

Trước đây tôi cũng từng nghĩ sống thử (cohabitation) là chuyện bình thường. Người trẻ xung quanh ai cũng sống thử, hai người yêu nhau, chuyển qua nhà nhau sống chung như vợ chồng. Phim ảnh của Mẽo cũng hay đề cập đến chuyện sống thử. Bạn trai, bạn gái quen nhau vài tháng, quyết định chuyển vào nhà sống chung (move in). Đây còn được coi là bước ngoặt quan trọng tiếp theo trong một mối quan hệ. 60% các cặp vợ chồng ở Mỹ từng sống thử trước khi tiến tới hôn nhân. Bình thường, há? SAI!

Sống thử

Nếu tìm hiểu kĩ, sống thử nó không bình thường chút nào. Nó là một hiện tượng dị hợm, ngu dốt và thiếu thực tế. Cách đây 30 năm nó còn được coi là hành động bất hợp pháp. Nó mới phát triển cách đây khoảng 60 năm, từ đầu thập kỉ 60, trùng hợp cùng với lúc thuốc tránh thai được phát minh và lan ra thị trường, cũng là lúc phụ nữ bắt tham gia vào thị trường lao động cùng nam giới. Những người đã, đang và sẽ sống thử nên đọc bài này để hiểu rõ hơn.

Sống thử để biết có hòa hợp về tình dục hay không?

Sống thử xem có hòa hợp về tình dục

Đây là một trong những lí do mà những người sống thử hay sử dụng để biện hộ cho lựa chọn của họ. Tôi nhớ có một ví dụ mà nhiều người hay sử dụng, họ nói tình dục giống như chạy xe đạp. Trước khi quyết định mua chiếc xe đó thì mình phải chạy thử để kiểm tra xem chiếc xe có bị hỏng hóc gì không. Các cặp đôi nên mạnh dạn chuyển vào ở chung với nhau, sống như vợ chồng, phịch nhau tới tấp một thời gian, lỡ như không hợp chuyện tình dục thì thôi bỏ nhau luôn, đỡ sai lầm phải cưới xin phiền phức. Tình dục là một thước đo quan trọng để đánh giá sự tương hợp của hai cá nhân muốn tiến tới hôn nhân.

Lí do này quá là ngớ ngẩn. Tình dục không phải là một TÍNH CHẤT để đánh giá sự tương hợp của một cặp đôi, nó là một KĨ NĂNG. Nếu các anh chị đã quan hệ tình dục với người yêu rồi (tuần một lần, 2 lần, 3 lần, tôi không quan tâm), các anh chị không có thừa đủ bằng chứng để kết luận hay sao? Cần quái gì phải sống thử mới biết có hòa hợp hay không? Không biết suy luận và suy nghĩ à? Sợ người yêu bị vô sinh hay yếu sinh lí? Lôi ra bệnh viện phụ khoa mà khám, cần quái gì phải sống thử mới biết?

Quan hệ tình dục trở nên hòa hợp với hai cá nhân khỏe mạnh là chuyện DĨ NHIÊN, chuyện ĐƯƠNG NHIÊN, không cần sống thử nó cũng sẽ hòa hợp. Đầy rẫy các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rồi, các cặp vợ chồng kết hôn lâu năm đều khẳng định rằng đời sống tình dục của họ hòa hợp và tuyệt vời hơn qua năm tháng. Giống như kĩ năng hội họa, ca hát hay chơi nhạc cụ, tình dục cũng là một kĩ năng vậy. Các anh chị “luyện tập” nhiều trong hôn nhân thì tự khắc nó sẽ sướng hơn. Phải sống thử để biết chịch nhau có hợp hay không là thiếu suy nghĩ và mất thời gian.

Sống thử để biết có hòa hợp về tính cách hay không?

Sống thử xem có hòa hợp về tính cách hay không

Mấy anh chị ủng hộ sống thử hay cãi là: “phải sống thử thì mới biết có hợp tính nhau không chứ. Lúc yêu thì chưa lòi ra hết tính xấu đâu. Phải sống cùng một nhà một thời gian mới biết được. Biết đâu không hợp thì chia tay luôn, đến lúc cưới rồi con cái đuề huề hối hận không kịp.”

Mới đầu nghe thì có lí đấy. Nhưng nhận định này rất viển vông, không thực tế, lí do là trên đời này, hai đứa một nam một nữ lạ hoắc yêu nhau sẽ chẳng bao giờ hợp nhau HOÀN TOÀN cả. Alan de Botton đã nói qua vấn đề này rồi. Cái quan niệm “người tri kỉ”, “người trong mộng”, nhìn vào mắt nhau là biết ý nhau, không cần mở miệng trao đổi cũng “luôn luôn thấu hiểu” là quan niệm vô lí. Các cô giận người yêu (tôi dùng “các cô” vì đa số phụ nữ hay nhõng nhẽo kiểu này), tức tối khóc lóc thê thảm, chạy vào nhà vệ sinh khóa cửa cái “bịch! “. Lúc người yêu các cô hỏi: “em giận cái gì?” các cô hét bảo: “anh không yêu em! Anh yêu em anh phải hiểu em giận cái gì chứ! Chia tay đi!” các cô nghĩ đàn ông là siêu nhân biết đọc suy nghĩ của các cô hay sao? Anh ta có siêu năng lực, xuyên qua cửa phòng tắm, xuyên qua sọ các cô để đọc được ý nghĩ của các cô à? Các cô không giải thích, không giao tiếp với họ thì làm sao họ biết được các cô giận cái gì? Sự hòa hợp về tính cách đòi hỏi hai bên phải giao tiếp, thỏa hiệp và dàn xếp. Xung đột và giận dỗi là không thể tránh khỏi.

 

Hầu hết mọi tranh cãi đều có thể giải quyết êm đẹp ổn thỏa. Các anh chị tưởng các cặp vợ chồng cưới nhau lâu năm và hạnh phúc họ không tranh cãi và giận nhau hay sao? Nhiều là đằng khác đấy. Những cặp vợ chồng cũng cãi nhau ỏm tỏi, giận nhau không thèm nhìn mặt nói chuyện, vợ bỏ về nhà mẹ đẻ đòi li hôn tới tấp nhiều nhan nhản. Thế mà hôn nhân lành mạnh vẫn giúp người ta sống lâu hơn, kiếm nhiều tiền hơn, sex sướng hơn so với mấy anh chị thề sống độc thân, đi chịch dạo hay sống thử 1, 2 năm xong bỏ nhau đấy.

Tình yêu đích thực không phải là sẽ không có tranh cãi và xung đột. Tình yêu đích thực là dù mối quan hệ đổ vỡ vẫn kiên trì tìm cách hàn gắn cho bằng được. Tình yêu đích thực là khó khăn và cần sự chăm chỉ vun đắp từ hai phía. Sống với nhau mà không có hôn nhân hay cam kết trước pháp luật biến các anh chị thành những con người vô trách nhiệm, lười biếng và dễ dàng bỏ cuộc. Nếu trong hôn nhân người ta sẵn sàng thỏa hiệp, bỏ bớt cái tôi đi để hàn gắn cho một mối quan hệ, thì những người sống thử, vì một vài cuộc tranh cãi cỏn con là kiếm cớ chia tay, “chúng mình không hợp nhau”. Đây không phải là biểu hiện của một thế hệ “snow flake”, phế vật, không biết chịu khổ, chịu khó thì là cái gì?

 

Những người khi dấn thân vào sống thử hay có tư tưởng sau: “thế bây giờ tôi với anh thử sống với nhau một thời gian đi. Anh cũng không tệ lắm đâu. cơ mà lỡ may tôi kiếm được thằng khác ngon hơn anh trong vòng 1 năm hay 2 năm tới thì sao nhỉ? Thôi tôi đổi anh với thằng đấy luôn. Mình có cưới xin mẹ gì đâu. Có cam kết giấy trắng mực đen đâu. Nói chia tay là xong thôi, há? Rõ ràng là nó đẹp trai hơn, giàu hơn, giỏi hơn mà. Anh cũng làm thế với tôi đi. Không có gì to tát cả đâu.” nếu mục tiêu của các anh chị là một mối quan hệ lâu dài, bền vững với người yêu, tại sao các anh chị lại thiếu tin tưởng người yêu tới vậy? Niềm tin rất quan trọng trong tình yêu. Tính cưới nhau mà chưa gì đã đứng núi này trông núi nọ, sẵn sàng tâm lí bỏ nhau vì lỡ may có đứa khác tốt hơn nên mới sống thử. Buồn cười vãi linh hồn.

Nghiên cứu khoa học nói gì về sống thử?

Quyết định làm cái gì cũng phải nên nhìn vào tính thực tiễn của nó. Vì lí do này mà tôi thích sử dụng dẫn chứng nghiên cứu khoa học trong bài viết của tôi. Có thể là ngoài kia đã nhiều người sống thử và có kết quả tốt đẹp, nhưng số lượng những người này chỉ là thiểu số, còn đa số chả đem lại cái mẹ gì cả. Sống thử phần lớn không dẫn tới đám cưới, thậm chí nó còn làm tăng khả năng đổ vỡ hôn nhân sau này. Những người sống thử có chất lượng mối quan hệ tệ hơn nhiều so với những cặp vợ chồng kết hôn đàng hoàng. 50% các cặp sống thử không đến được hôn nhân. Trong 5 người phụ nữ sống thử thì sẽ có 1 người mang thai ngoài ý muốn. Những người sống thử có xu hướng ngoại tình cao hơn đối với các cặp vợ chồng truyền thống. Đây là kết quả nghiên cứu khoa học. Không tin các anh chị cứ google “research about cohabitation“.

Tiến sĩ Jordan Peterson cũng có quan điểm giống tôi, ông cho rằng sống thử không phải là cách tốt nhất để tiến tới một mối quan hệ lâu dài bền vững. Những người sống với nhau như vợ chồng nhưng không tiến hành hôn lễ trước pháp luật (common law marriage) rất dễ li hôn. Mặt khác, những cặp đôi trước khi cưới nhau mà đã sống thử cũng có khả năng li dị rất cao.

Chưa kể tới hệ lụy có con ngoài hôn thú. Những đứa trẻ sinh ra trong những vụ sống thử rồi chia tay sẽ không có bố hoặc không có mẹ. Những vụ phá thai tràn lan vì quan hệ tình dục vô trách nhiệm. “Tao chỉ sống thử thôi, tao đâu muốn có đứa con là mày.” Cuối cùng là những người phụ nữ mong mỏi một đám cưới hạnh phúc, một cuộc hôn nhân chính nghĩa, họ hi sinh tuổi thanh xuân của mình vào hàng năm trời đằng đẵng sống thử. Để đến cuối cùng nhận lại một câu nói chia tay đắng ngắt, nhẹ như lông chim. Xong, chấm hết.

Thay vì sống thử, sống ảo, các anh chị chỉ nên dừng lại ở mức độ hẹn hò và ra mắt bố mẹ. Cuộc sống vợ chồng, góp gạo thổi cơm chung là thiêng liêng nhưng cũng rất phức tạp. Hạ tiêu chuẩn của cuộc sống hôn nhân xuống “sống thử” chứng tỏ thế hệ này là thế hệ mì gói thức ăn nhanh, đứng núi này trông núi nọ, thiếu khả năng đàm phán, thiếu khả năng hòa giải, và nhất là thiếu thực tế.

Cho nên tôi khuyên các anh chị bớt sống thử với sống ảo giùm tôi. Thực tế lên. Hoặc là các anh chị sống thử, hoặc là có một mối quan hệ lâu dài, bền vững và hạnh phúc. Muốn biết có hòa hợp về tình dục và tính cách hay không nên mới sống thử là quá vô lí nhé. Khoa học chứng minh sống thử là của nợ rồi, đừng có sống phản khoa học. Các anh chị muốn tiến hóa lùi à? Thế nhé, bỏ cái thói sống thử đi, sống thật lên. Ông bà bố mẹ nói không sai đâu.

————————————-Chẻ

 

Chia sẻ để phát triển cộng đồng:

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Donate cho tác giả tại đây để duy trì website và phát triển thêm những nội dung hữu ích khác.

Related Posts

0 0 votes
Article Rating
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments