4 đức hạnh quan trọng trong chủ nghĩa khắc kỷ phần 3: Sự chừng mực

Một bài viết của: https://www.facebook.com/findyourinsidemind/

Stoicism (chủ nghĩa khắc kỷ) 101: 4 Virtues (4 đức hạnh quan trọng trong chủ nghĩa khắc kỷ)

Virtue 3: Temperance(Sự chừng mực) (Part 3: Temperance và của cải, vật chất)

Temperance(Sự chừng mực) là một trong những đức hạnh căn bản nhất của một người Stoic. Một người không thể gọi bản thân là Stoic nếu chưa thực hành được Temperance(Sự chừng mực) trong cuộc sống hằng ngày.

Temperance(Sự chừng mực) có thể được hiểu là khả năng kiểm soát bản thân (self-control) trước vạn vật xảy đến với chúng ta, bên trong lẫn bên ngoài.

Biểu tượng dễ hiểu nhất với Temperance theo văn hóa Á Đông của chúng ta là hình âm dương. Trong âm có dương, trong dương có âm. Và âm lẫn dương luôn tồn tại song song và luôn luôn ở trạng thái cân bằng.

Hạnh phúc và tự do thật sự chỉ có thể đạt được khi bản thân đạt được sự cân bằng, không phải bằng việc thiếu thốn quá mức hay dư thừa quá mức. Điều này đúng với tất cả khía cạnh trong cuộc sống, từ vật chất đến tinh thần.

TEMPERANCE(Sự chừng mực) VÀ CỦA CẢI, VẬT CHẤT

Ví dụ dễ hiểu của Temperance(Sự chừng mực) trong khía cạnh vật chất được thể hiện ở nhận thức về của cải, tiền bạc trong cuộc sống. Seneca đã nói về của cải vật chất như sau:

Giới hạn cho sự giàu có của một người là gì? Đầu tiên, có những thứ thật thiết yếu, thứ hai có những gì được cho là đủ. – Seneca

You ask what is the proper limit to a person’s wealth? First, having what is essential, and second, having what is enough. – Seneca

Với người Stoic, tiền bạc, của cải không phải là mục tiêu nhưng là một công cụ để đạt tới sự yên bình, tự do và hạnh phúc.

Sự nghèo khó cũng là vật cản khá lớn khi con người tìm kiếm hạnh phúc, tự do, và điều này càng đúng hơn ở xã hội hiện đại. Thực tế đã chứng minh khi thu nhập cải thiện hơn, các nhu cầu về vật chất, tinh thần được thỏa mãn thì con người cũng sẽ cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ hơn và tập trung được năng lượng cho những việc khác cần thiết hơn. Nếu bạn có thể kiếm tiền, và giỏi về kiếm tiền, bạn cứ việc kiếm, không sao cả. Chỉ cần bạn nhận ra bao nhiêu là CẦN THIẾT trước tiên, và sau đó bao nhiêu là ĐỦ.

Ở đây không có nghĩa là người nghèo sẽ không thể đạt được hạnh phúc và yên bình. Epictetus là một nô lệ nhưng đã vượt qua số phận để ngang hàng với Marcus Aurelius, trở thành thầy của các vị vua. Ở đây chúng ta chỉ thấy rõ là “có ĐỦ tiền thì DỄ đạt tới hạnh phúc và bình yên HƠN là không có tiền”. Việc có ĐỦ điều kiện vật chất sẽ giúp chúng ta gỡ được kha khá vật cản trên con đường đạt tới bình yên, hạnh phúc.

Tuy nhiên tại sao tôi luôn phải nhấn mạnh khái niệm ĐỦ rồi CẦN THIẾT khi nhắc đến Temperance(Sự chừng mực) ở khía cạnh vật chất? Việc giới hạn bản thân biết bao nhiêu là CẦN THIẾT, bao nhiêu là ĐỦ cực kỳ quan trọng để bản thân không bị trượt dài bởi lòng tham.

Giống như 2 mặt của đồng xu, con người rất dễ đổi mặt. Một người lúc trẻ có cuộc sống khó khăn, phải tiết kiệm từng đồng, đến khi vô tình trúng cơ hội kiếm tiền cũng sẽ dễ bị đồng tiền tha hóa, trở nên tham lam biến chất hoặc trở thành nô lệ của đồng tiền. Cứ để ý những gia đình đột nhiên giàu nhờ trúng bất động sản, trúng số hay kiếm được vài mối làm ăn bất chính mà xem. Để ý cách họ tiêu tiền, cách họ đối xử với những người thân, bạn bè khi không còn cùng đẳng cấp là thấy rõ. Khi không tự giới hạn bản thân biết thế nào là ĐỦ, con người ta sẽ trượt dài và dễ dàng biến chất.

Ở một khía cạnh khác, có những người không biết thế nào là ĐỦ và trở thành nô lệ của vật chất. Họ làm 12-14 tiếng/ngày nhưng vẫn chưa thấy ĐỦ nên cũng không thể kiếm được hạnh phúc và bình yên.

Sẽ có một số bạn sẽ hỏi “Thế nào là cần thiết, thế nào là đủ?”. Tất nhiên sẽ không có một đáp án chung nhất cho tất cả mọi người. Để biết thế nào là CẦN THIẾT, thế nào là ĐỦ, chúng ta sẽ cần tới 1 virtue(đức hạnh) khác là Wisdom(Sự thông thái).

“Tiền bạc là một người đầy tớ tốt nhưng là một ông chủ tồi”. Hãy để tiền bạc, tài sản làm đúng vị trí của nó, một người đầy tớ tốt để giúp chúng ta đạt tới hạnh phúc, bình yên dễ dàng hơn chứ không phải dắt mũi chúng ta.

Trên con đường kiếm tiền, đôi lúc nên tự hỏi bản thân “bạn đang cố gắng kiếm tiền để làm gì?”, “bạn đang dùng tiền kiếm được để làm gì?”, “những thứ bạn đang dùng tiền kiếm được để mua có giúp bạn thảnh thơi hơn không?”, “bạn có còn thiếu thốn nhiều không?”, “nếu một ngày nào đó số tiền trong tài khoản bốc hơi phân nửa (như hôm 12-13/3 vừa rồi), bạn có còn cảm thấy bình tĩnh được không?”

Hôm nay thế thôi nhé.

Bài trong Series:

Kho sách Stoicism: http://bit.ly/stoicismforredpiller

Chia sẻ để phát triển cộng đồng:

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Donate cho tác giả tại đây để duy trì website và phát triển thêm những nội dung hữu ích khác.

Related Posts

0 0 votes
Article Rating
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments