4 đức hạnh quan trọng trong chủ nghĩa khắc kỷ phần 1: Sự thông thái

Một bài viết của: https://www.facebook.com/findyourinsidemind/

Stoicism 101: 4 Virtues

Wisdom – Sự Thông thái

1 trong 4 đức hạnh có tầm quan trọng nhất với tất cả những người theo trường phái khắc kỷ là “sự thông thái” (wisdom).

Sự thống thái là khả năng suy nghĩ và hành động bằng cách sử dụng kiến thức, kinh nghiệm, sự hiểu biết, trí khôn và sự sáng suốt.

Wisdom: is the ability to think and act using knowledge, experience, understanding, common sense and insight
(https://en.wikipedia.org/wiki/Wisdom)

Chúng ta thường hay nhầm lẫn Wisdom(sự thông thái) với kiến thức (knowledge) hay kinh nghiệm (experience). Sự nhầm lẫn này khá phổ biến đến mức rất nhiều người trong xã hội nghĩ rằng chỉ cần học cao, tới thạc sĩ, tiến sĩ thì tự khắc sẽ có wisdom. Hoặc như những người có tuổi, có nhiều năm kinh nghiệm sống thường hay áp đặt lên lũ trẻ là “trứng mà đòi khôn hơn vịt”. Trên thực tế, Wisdom(sự thông thái) không đơn giản là kiến thức hay kinh nghiệm. Wisdom(sự thông thái) bao gồm cả kiến thức, kinh nghiệm, sự hiểu biết và khả năng đánh giá, phán xét, ra quyết định dựa vào những kiến thức, kinh nghiệm và sự hiểu biết đó.

Một trong ba triết gia nổi tiếng nhất của Stoic, Epictetus đã nói như sau:

“Công việc quan trọng hàng đầu trong đời chỉ đơn giản là: nhận diện và phân biệt được những vấn đề, để có thể xác định với bản thân, đâu là những yếu tố ngoại cảnh mà mình không thể kiểm soát, và đâu là những điều mình thật sự kiểm soát được. Từ đó nhận diện tốt xấu. Không phải là tốt xấu của những yếu tố ngoại cảnh, mà là nhận diện tốt xấu cho những quyết định của mình mình…” – Epictetus

English: “The chief task in life is simply this: to identify and separate matters so that I can say clearly to myself which are externals not under my control, and which have to do with the choices I actually control. Where then do I look for good and evil? Not to uncontrollable externals, but within myself to the choices that are my own” – Epictetus

Wisdom(sự thông thái) nằm ở việc bạn có thể phân biệt được đâu là những thứ nằm trong khả năng kiểm soát của bạn, đâu là những thứ bạn không thể kiểm soát, đâu là đúng, đâu là sai và đâu là những mảng xám. Chỉ khi một người có thể phân biệt được những điều này, họ mới có thể thực sự đưa ra những lựa chọn đúng đắn trong phạm vi của mình.

Vậy làm sao để có thể đạt được Wisdom? – Chỉ có thể luôn luôn học hỏi và trải nghiệm, không có con đường nào khác.

Nếu như cách đây vài chục năm, cái sự học nó khá hạn chế. Bạn chỉ có thể học bằng cách đến trường hay đến thư viện. Kiến thức nằm trong sách là chủ yếu. Ngày nay, kiến thức trở nên khá phổ biến, phổ biến đến mức chỉ cần bạn có ngoại ngữ thì nghe Youtube không cũng đủ nâng kiến thức của bạn lên mấy phần. Nhưng ngoại trừ những kiến thức hữu ích thì song song đó cũng đầy các kiến thức vô bổ, thậm chí độc hại. Wisdom(sự thông thái) ở thời hiện đại còn thể hiện trong cả việc bạn có thể phân biệt giữa những kiến thức có giá trị và đám thông tin độc hại đang tràn lan như hiện nay.

Kinh nghiệm cũng là một yếu tố dễ bị nhầm lẫn với wisdom(sự thông thái). Rất nhiều người nhầm lẫn việc thời gian sống lâu trên đời sẽ giúp bản thân “thông thái” hơn người khác. Việc sống lâu nhưng không bước ra khỏi vòng an toàn, không tiếp cận những điều mới mẻ, không thất bại và học cách đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã thì cũng sẽ không thể có thêm kinh nghiệm được. Và nên nhớ rằng kinh nghiệm nếu không đi kèm với kiến thức cũng không giúp bạn có thêm wisdom(sự thông thái). Đặc biệt trong thời hiện đại, kinh nghiệm phải liên tục được cập nhật nếu không muốn trở nên lỗi thời.

Với một người Stoic hiện đại, kiến thức và kinh nghiệm hiển nhiên là điều phải trau dồi. Hơn thế nữa, một người Stoic phải luôn luôn vận dụng kiến thức, kinh nghiệm và sự hiểu biết của bản thân để phân biệt tốt-xấu, đúng-sai, nội tại-ngoại cảnh, các giá trị và phản ứng phù hợp dựa theo giá trị (respond to things in accord with value)

Khi không có wisdom(sự thông thái), tất cả đức hạnh khác đều vô nghĩa vì bạn không thể nhận được những sự việc diễn ra trong cuộc sống là nội tại hay ngoại cảnh, tốt hay xấu, đạo đức hay vô đạo, thiếu hay thừa, giá trị cao hay thấp, ích kỷ hay vị tha, hữu ích hay độc hại…Chỉ khi có Wisdom(sự thông thái) thì con người mới biết khi nào là đủ để có thể thực hành Temperance(SỰ ĐIỀU ĐỘ). Không có Wisdom(Sự thông thái), cả 3 virtue(đức hạnh) còn lại vô nghĩa.

Có rất nhiều người khi tìm hiểu stoicism nhưng chỉ nhớ được mỗi khái niệm “tập trung vào những thứ có thể kiểm soát được, và đừng lo về những thứ không thể kiểm soát được” mà không xây dựng cho bản thân wisdom(sự thông thái). Kết quả là họ biến thành một kiểu người dị vì họ gán sai gần hết mọi sự việc trong cuộc sống là kiểm soát hay không thể kiểm soát và hành động trở nên quái dị. Việc thực sự hiểu được lời của tiền nhân và hành động đúng là một trong những dấu hiệu của wisdom(sự thông thái), còn nếu chỉ máy móc thực hiện mà không bỏ thêm tí muối thì chính là biểu hiện của sự ngu dốt.

Một ví dụ cụ thể của việc máy móc thực hiện khái niệm của Stoicism giữa mùa dịch COVID-19 sẽ trông như thế này:

Thiếu muối: ok dịch bệnh là không kiểm soát được nên cứ mặc kệ nó, không cần cập nhật thông tin gì cả, nếu chết thì chết thôi, cứ YOLO đã (hoặc chui xuống hầm tránh bom trốn)

Có Wisdom(sự thông thái): không panic, dự trữ ĐỦ thực phẩm, khẩu trang, nước rửa tay, bình tĩnh ở nhà, giữ khoảng cách với người xung quanh nếu phải ra ngoài, luôn cập nhật thông tin mới. Không tích trữ quá nhiều, chia sẻ với những người thiếu thốn.

——————————————————

Tóm lại, Wisdom(sự thông thái) là virtue(đức hạnh) quan trọng nhất mà mỗi người Stoic bắt buộc phải có. Nếu chưa bắt đầu xây dựng Wisdom(sự thông thái) thì chưa thể nói là theo Stoicism được

WISDOM: The ability which by itself is productive of human happiness; the knowledge of what is good and bad; the knowledge that produces happiness; the disposition by which we judge what is to be done and what is not to be done.

Inside Your Mind

Chia sẻ để phát triển cộng đồng:

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Donate cho tác giả tại đây để duy trì website và phát triển thêm những nội dung hữu ích khác.

Related Posts

0 0 votes
Article Rating
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments