Sai Lầm Của Phụ Nữ Thành Đạt (phần 1)

Bài viết này tôi sẽ nói rõ một số quan điểm sai lầm mà những người phụ nữ thành đạt mắc phải, bao gồm chuyện họ cho rằng đàn ông làm được cái gì thì họ cũng làm được cái đó, và họ không nhận ra giới hạn sinh học của mình.

Họ nghĩ rằng họ có thể làm tất cả mọi thứ đàn ông có thể làm.

Nếu các bạn biết nhà tâm lí học Jordan Peterson, các bạn sẽ biết là ông ấy đề cập tới một bước phát triển sự nghiệp rất quan trọng của phái nữ. Đó chính là sự ra đời của thuốc ngừa thai vào đầu thập kỉ 60, tiêu biểu trong dự án nghiên cứu là tiến sĩ George Rosenkranz và Carl Djerassi. Trái ngoe ở chỗ, chính đàn ông đầu têu phát minh ra thuốc người thai giải phóng phụ nữ, vậy mà tôi hay gặp các bạn nữ quyền (feminists) chửi đàn ông áp bức họ. Tại sao thuốc tránh thai giải phóng cho phụ nữ?

 

Trước khi thuốc ngừa thai ra đời, khía cạnh sự nghiệp của phụ nữ rất bị giới hạn. Hầu hết phụ nữ sinh ra vào thời đại này không có nhiều lựa chọn nào khác ngoài ở nhà sinh con và làm nội trợ. Lí do rất đơn giản, đã đính là phải dính. Trước năm 1960, phụ nữ không có thuốc ngừa thai và không phải đàn ông nào cũng thích dùng bao cao su. Nhờ có thuốc tránh thai, đùng một cái, các chị em được giải phóng khỏi gánh nặng chửa đẻ và làm nội trợ ngoài ý muốn. Những người thích chăm lo cho sự nghiệp tha hồ đấu tranh và thi đấu ăn thua với đàn ông trong thị trường lao động. Đây chính là bước ngoặt khởi đầu cho hai làn song nữ quyền bùng nổ dữ dội ở phương Tây và sau đó là lan ra toàn thế giới. Làn sóng nữ quyền bùng nổ thì nó có mặt xấu của nó, một trong số đó là việc phụ nữ so sánh bản thân với đàn ông ở những chỗ rất vô dụng, bao gồm thể lực, nghĩa vũ và hoài bão.

Chắc hẳn các bạn biết Serena Williams, cựu nữ cầu thủ tennis số một thế giới. Vào năm 1998, Serena cùng với chị gái của mình là Venus Williams khẳng định rằng họ có thể đánh bại bất cứ nam cầu thủ tennis nào xếp hạng thế giới từ 200 trở xuống. Karsten Brasch, bấy giờ ở hạng 203, đã thách đấu chị em nhà Williams. Karsten Brasch được nhà báo miêu tả như sau: “thói quen tập luyện của anh ta chỉ toàn xì gà và bia.” bất ngờ thay, Brasch đánh bại Serena Williams với tỉ số 6-1 và Venus Williams với tỉ số 6-2. Chị em nhà Williams sau đó phải điều chỉnh khẳng định của mình thành đánh bại nam cầu thủ tennis hạng dưới 350.

 

Qua ví dụ trên, các bạn có thể thấy so sánh thể lực giữa nam giới và phụ nữ trong đời thường hay thi đấu thể thao chuyên nghiệp cũng đều rất khập khiễng. Nó giống như so sánh vòng một của đàn ông và đàn bà xem của ai tròn đẹp hơn vậy. Đa số là thể trạng của đàn ông bao giờ cũng hơn rất nhiều so với phụ nữ. Trời sinh họ đã như vậy. Đàn ông cao hơn, khỏe hơn, vai rộng và cơ bắp hơn phụ nữ, cho nên việc họ thành công hơn trong thi đấu thể thao là chuyện dĩ nhiên không có gì lạ. Cũng giống như phụ nữ còn hay được gọi là “phái đẹp”, “phái yếu”, đàn ông họ không bao giờ so sánh vẻ đẹp của họ với phụ nữ cả. So sánh đấy là khập khiễng và vô ích.

Sự so sánh vô dụng tiếp theo là nghĩa vụ của đàn ông so với đàn bà trong xã hội. Phụ nữ lúc nào cũng đòi hỏi bình đẳng giới và cơ hội công bằng cho phụ nữ và đàn ông trên mọi mặt, nhưng đòi hỏi này là không thực tế. Phụ nữ đòi công bằng nhưng khi được yêu cầu nhập ngũ phục vụ đất nước giống đàn ông thì họ phàn nàn và than khổ. Phụ nữ đòi công bằng nhưng đi chơi hẹn hò với đàn ông họ bắt đàn ông bao cả. Phụ nữ đòi công bằng nhưng đa số không ai dám làm nghề tài xế xe tải, tài xế taxi hay xe ôm. Phụ nữ đòi công bằng nhưng ở nhiều khía cạnh họ bảo cái đấy là nghĩa vụ của đàn ông, không phải của họ.

Trong cuốn sách the millionaire next door, tác giả là tiến sĩ Thomas J. stanley tìm hiểu được là vào thập kỉ 90, 80% triệu phú ở Mỹ là đàn ông, chỉ có 20% là phụ nữ. Và tỉ lệ triệu phú nữ còn đang giảm xuống chỉ còn 15% sau 3 thập kỉ qua. Di sản của làn sóng nữ quyền còn đang rất mạnh mẽ và phát triển, quyền lợi và khả năng của phụ nữ được bảo vệ không thua kém gì đàn ông, thậm chí còn hơn. Tại sao con số triệu phú là nữ lại đang giảm? Tiến sĩ Thomas còn nói thêm, con cái của những người giàu có, đặc biệt là con gái, có xu hướng được thừa hưởng tài sản của bố mẹ còn nhiều hơn so với con trai. Thậm chí con trai của họ còn không được thừa hưởng gì từ bố mẹ. Con gái được bố mẹ tạo lợi thế về tiền bạc như vậy, nhưng tỉ lệ phụ nữ làm triệu phú so với đàn ông vẫn giảm. Tại sao? Đơn giản là vì đa số phụ nữ không có hoài bão làm giàu. Đa số phụ nữ chỉ muốn làm hậu phương ở nhà chăm sóc cho chồng con. Đa số phụ nữ KHÔNG QUAN TÂM đến chuyện cạnh tranh, so sánh sự nghiệp và tài sản của mình với đàn ông.

 

Giống như HẦU HẾT đàn ông ai cũng cao to, vai rộng và cơ bắp hơn phái yếu, HẦU HẾT phụ nữ đều sống theo cảm tính, muốn sinh con đẻ cái là chăm lo cho gia đình hạt nhân của mình. Những người phụ nữ không muốn lập gia đình và có con chỉ là thiểu số rất nhỏ. Tâm lí, nhu cầu hoàn thiện bản thân của nam giới và phụ nữ là khác nhau hoàn toàn. Làn sóng nữ quyền đã áp đặt tiêu chuẩn của một thằng đàn ông lên phụ nữ. Nếu phụ nữ không hành động và có kết quả như đàn ông thì họ cho rằng họ bị áp bức và kìm hãm bởi xã hội do đàn ông làm chủ. Vấn đề không phải là phụ nữ không thể làm chủ giống đàn ông vì bị áp bức, mà là PHẦN LỚN phụ nữ KHÔNG MUỐN làm chủ. Họ muốn được đàn ông che chở và dẫn dắt. Đó là bản năng và thiên hướng của họ. Làn sóng nữ quyền đã bắt ép họ thay đổi bằng cách truyền tải tâm lí nạn nhân (victim mindset) vào phụ nữ.

Phụ nữ thành đạt không nhận ra giới hạn sinh học của mình.

Giới hạn thể lực của phụ nữ mà tôi nói ở trên cũng là một giới hạn sinh học, nhưng ở điểm này tôi muốn nói sâu hơn về khả năng sinh sản của phụ nữ. Đàn ông không thể sinh con như phụ nữ. Mang thai và sinh con ông bà hay gọi đây là “thiên chức” của một người đàn bà. Mối quan hệ giữa người mẹ và đứa con của họ là rất linh thiêng. Nó là nền tảng cho rất nhiều các mối quan hệ khác. Tôi nói phụ nữ thành đạt, những người có sự nghiệp rạng ngời và muốn có gia đình không để ý tới tuổi tác của họ. Ở phụ nữ, khả năng mang thai và sinh ra một đứa con khỏe mạnh có tỉ lệ thành công lớn nhất là ở độ tuổi từ 22 tới 34 tuổi. Sau 34 tuổi, chất lượng và số lượng trứng của phụ nữ bị giảm. Điều này cũng ảnh hưởng ít nhiều tới những đứa con của họ.

 

Nếu phụ nữ không thể tìm một người đàn ông tốt và kết hôn trước tuổi 34, tỉ lệ sinh thành những đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh bị giảm. Ý tôi không phải nói rằng cứ sau 34 tuổi thì phụ nữ sinh con bị ốm yếu và ngu dốt. Tôi đang nói đến tỉ lệ chênh lệch giữa những đứa bé sơ sinh khỏe mạnh và ốm yếu của những bà mẹ trên 34 tuổi. Sự chênh lệch này càng cao khi người mẹ càng lớn tuổi. Không ai muốn con mình bị bệnh tật và ốm đau hơn những đứa trẻ khác cả. Tỉ lệ này là một mối nguy mà phụ nữ kết hôn muộn cần phải cân nhắc và tính toán.

Đây cũng chính là một bất lợi cho những phụ nữ vừa muốn có sự nghiệp và muốn lập gia đình. Họ chỉ có khoảng 20 năm (từ năm 15 tuổi tới năm 35 tuổi) để đạt được cả hai thứ. Đi học 4 năm đại học, chưa kể nhiều người muốn học cao hơn, sau đó tham gia thị trường lao động và phải nhanh chóng tìm người đàn ông phù hợp. Trong khi đàn ông thì rỉnh rang hơn. Chất lượng tinh trùng của họ gần như là không giảm từ năm 8 tuổi cho đến lúc họ chết. Họ muốn có con lúc nào cũng được. Điều này giúp họ có thêm thời gian tập trung vào con đường sự nghiệp của mình và thăng tiến.

Ngoài chuyện bị giới hạn vì khả năng sinh sản, phụ nữ thành đạt còn bị giới hạn trong việc tìm một người đàn ông phù hợp. Như trong bài viết “Bi kịch của một người phụ nữ” có nói tới, hầu hết phụ nữ không chịu tìm người kém hơn mình cả về thể chất lẫn phẩm chất, chỉ có đàn ông là sẵn sàng làm vậy, nhưng chênh lệch không nên quá lớn. Giả sử một người đàn ông 8/10 về cả thể chất lẫn tính cách, họ có thể cặp với những người phụ nữ chỉ 7/10, nhưng 6/10 thì rất khó. Mà đàn ông, khi đi tìm đối tượng kết hôn, họ coi trọng thể chất của phụ nữ hơn phẩm chất vì lí do đơn giản, họ không muốn con cái họ có nguy cơ sở hữu nguồn gen xấu. Phụ nữ trẻ và khỏe mạnh chứng tỏ gen của họ tốt và con cái của họ cũng sẽ vậy. Sự thật phũ phàng là thế. Đàn bà càng lớn tuổi thì thể trạng càng giảm. Phần lớn đàn ông độc thân không muốn kết hôn và có con với họ.

 

Gần đây tôi thấy trên facebook mọi người hay chia sẻ một tấm hình của cựu hoa hậu Mai Phương Thúy, kèm với một trích dẫn được cho là do cô ấy nói ra. Tôi không nhớ rõ từng chữ của câu trích dẫn đó, nhưng đại loại là nó như thế này: “Em có sắc đẹp, em có tài sản, em giàu có, nhưng vẫn không có người đàn ông nào ngó ngàng tới em.” Tôi không nghĩ là do Mai Phương Thúy nói ra câu nói đấy, nhưng nó phản ánh một thực tế của xã hội bây giờ, đó là phụ nữ đẹp và thành đạt rất vất vả trong việc tìm người bạn đời cho mình. Vấn đề này rất phổ biến ở khắp thế giới, châu Á có, châu Âu có. Đến nỗi mà ngành dịch vụ chuyên huấn luyện dạy cách tìm bạn trai cho những người phụ nữ này ra đời và phát triển một cách chóng mặt. Trong phần này tôi đã chỉ ra một số quan niệm sai lầm của phụ nữ thành đạt, bao gồm chuyện họ so sánh bản thân với đàn ông ở những khía cạnh không hợp lí, và họ không nhận ra giới hạn sinh học của mình.

Phần tới thôi sẽ nói về sai lầm tiếp theo của phụ nữ thành đạt, đó là họ không biết chọn đàn ông tốt.

———————————- Chẻ.

Chia sẻ để phát triển cộng đồng:

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Donate cho tác giả tại đây để duy trì website và phát triển thêm những nội dung hữu ích khác.

Related Posts

0 0 votes
Article Rating
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments