NHỮNG MẪU HÌNH TINH THẦN: PHONG PHÚ VS KHAN HIẾM PHẦN I

Nếu bạn có thể tưởng tượng rằng bản thân vẫn phúc lạc dẫu cho có bị chối từ, vậy quyền lực của sự từ chối đó vô hiệu đối với bạn và bản thân bạn không bị phụ thuộc vào kết quả bất kể nó có ra sao.”

 

Do sự tổ chức của hệ thống trong thế giới mà chúng ta đang sống và cách nó được thiết lập (đa phần là: social inequality and counter-productive institutionalised ideology) – năng lượng mà mọi người có xu hướng tỏa ra là tiêu cực. Và năng lượng tiêu cực hoạt động như một thứ đẩy người khác ra xa người phát ra nó, nếu ai đó thể hiện một sự tiêu cực mãn tính, bạn sẽ muốn tránh xa khỏi họ và ngược lại nếu bạn tiêu cực tới mức cay nghiệt thì những người khác sẽ tránh xa bạn hết mức có thể. Tiêu cực đồng nghĩa với bất lực và bất lực là dáng hình rõ ràng nhất của sự khan hiếm. Sự khan hiếm không bao giờ là hấp dẫn, cả về mặt xã hội lẫn tình dục.

Nếu bạn gặp một người tích cực, có 2 khả năng: (1) Họ nhận thức được trò chơi cuộc sống và có khả năng kiểm soát ở mức độ hợp lý đối với cuộc sống của chính họ (bởi họ có một số ưu thế/quyền lợi và/hoặc đủ trí tuệ để được tự do), hoặc (2) Họ quá ngu ngốc để hiểu sự bất lực của chính họ, hoặc chủ động từ chối thực tế và tự lừa dối bản thân bằng cách phóng chiếu chồng chất vô số ảo tưởng thế chỗ cho thực tế. Nhiều người, chủ yếu là đàn ông beta và phụ nữ, chọn sống với cái “thực tế” mà họ ưa thích là những ảo tưởng của bản thân, họ giỏi trong việc hợp lý hóa ham muốn và lý tưởng hóa chúng là thực tế bất kể những ý tưởng đó đã thực sự được trải nghiệm hay chứng minh hay không.

Hầu hết mọi người có xu hướng tiêu cực bởi họ nhận thấy mình tồn tại trong tình trạng khan hiếm khi thiếu đi ảo tưởng hay bận tâm với những cách khác để chạy trốn khỏi thực tế – họ cảm thấy bất lực trong cuộc sống của bản thân, khi một người cảm thấy bất lực vì thiếu đi tham vọng với quyền lực, họ trốn tránh thực tại bằng cách trốn trong tưởng tượng, họ né tránh thực tại hơn là chấp nhận nó và sử dụng nhận thức từ sự chấp nhận đó để xây dựng một cơ sở quyền lực nền tảng. Đây là những kiểu người luôn cảm thấy mình chịu tác động, là kết quả của hoàn cảnh thay vì là nguyên nhân của sự việc, đây là một kiểu suy nghĩ đặc trưng của beta, tự tạo ra thất bại và tránh né thay vì theo đuổi và cải thiện. Từ chối sự thật là con đường nhanh nhất dẫn đến sự yếu đuối.

Trong các tầng lớp lao động, mọi người thường không có đủ tiền để trả các hóa đơn của họ, họ không có đủ tiền để trả tiền thuê nhà và vô vàn các loại chi phí khác trong cuộc sống, đây là lý do tại sao một số lượng lớn dân số nói chung là tiêu cực, vì tầng lớp lao động là nhóm xã hội đông nhất, do bản chất không có quyền lực của chính nó, đáy kim tự tháp luôn lớn. Trong các nhóm xã hội thấp nhất, các nhu cầu cơ bản không thể được đáp ứng và việc không thể đáp ứng các nhu cầu này dẫn đến sự thất vọng bệnh hoạn biến chuyển thành tiêu cực mãn tính đeo đẳng dễ truyền nhiễm. Đây là hình thức tập trung nhất thể hiện sự khan hiếm trong xã hội hiện đại và do đó là nơi năng lượng tiêu cực đặc biệt phát triển, tầng lớp lao động nhìn thế giới thông qua bộ lọc khan hiếm về mặt vật chất và điều này rò rỉ ngấm ngầm thấm vào các kẽ nứt tương tác xã hội của họ khiến họ nhận thức về mọi người từ vị trí thấp kém hơn, từ phía dưới ngước lên.

Chuyển lên tầng lớp trung lưu và những sự khan hiếm vật chất không còn là vấn đề như đối với tầng lớp lao động, họ đủ khả năng để chi trả những nhu cầu cơ bản, cũng như những thứ được coi là xa xỉ đối với tầng lớp lao động, đối với tầng lớp trung lưu, họ coi chúng là những yếu tố cần thiết: một chiếc xe đẹp, điện thoại thông minh, và một chuyến du lịch, ít nhất là một lần mỗi năm. Mặc dù vậy, ngay cả khi những nhu cầu cơ bản đã được đáp ứng và thu nhập khả dụng đã sẵn sàng, tầng lớp trung lưu vận vào mình một lối sống xa xỉ hơn nhiều so với cuộc sống mà lẽ ra họ nên sống, vì đó là bản chất tự nhiên của chủ nghĩa tiêu dùng phải tạo ra một sự thèm muốn vô độ đối với những thể loại hàng hóa xa xỉ, tầng lớp trung lưu phải chịu đựng cơn đau từ “sự khan hiếm những thứ xa xỉ”, mà về cơ bản có thể hình dung nó như là cơn vật vã về “sự khan hiếm vật chất” của tầng lớp lao động nhưng được tiêm thêm thuốc kích thích.

Bạn có thể đổ lỗi về sự khan hiếm xa xỉ của tầng lớp trung lưu cho các MV âm nhạc và quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện truyền thông và do đó, sự bất lực của họ không dựa trên sự khan hiếm mà gốc rễ của sự tiêu cực này bắt nguồn từ lòng ghen tị, đẻ ra từ cuộc hôn nhân của cái khao khát được sở hữu những thứ “tốt” hơn, “tốt” hơn nữa mà một xã hội hoàn hảo gợi ra với việc không thể sở hữu một chiếc Lamborghini, Bugatti Veyron hoặc một căn hộ cao cấp với view ra biển. Họ ghen tị với người giàu, họ phớt lờ người nghèo và cảm thấy mình “nghèo một cách hợp lý” vì họ chẳng hề để mắt tới những người thực sự nghèo và tập trung tất cả sự ghen tị của họ vào người giàu, trong thế giới riêng của họ, với tất cả sự chủ quan trong nhận thức của chính họ: họ là một cực trái ngược với những người thượng lưu, họ ít của cải hơn những người giàu có đó. Điều trớ trêu là những người này giàu có hơn nhiều so với ít nhất một nửa dân lao động sống trong cảnh nghèo đói. Tư duy khan hiếm có một xu hướng thấm vào tầng lớp trung lưu: sự ghen tị thay vì đói nghèo lý tính như đối với tầng lớp lao động. 

Chuyển lên tầng lớp giàu có/thượng lưu và tất nhiên bạn nhận ra sự dồi dào về tài nguyên, nhưng vẫn còn rất nhiều người trong số này sống trong hệ thống tư duy/mindset của sự khan hiếm. Họ có nhiều của cải đến nỗi họ không hề đói nghèo về vật chất cũng không thiếu những thứ xa xỉ, họ chỉ “nghèo tình yêu, đói tình cảm”. Họ không chắc có thể tin tưởng được ai, họ thường hoang tưởng, hoài nghi và thiếu niềm tin vào con người, họ tin rằng mọi người được thúc đẩy bởi lợi ích cá nhân, vì họ có nhiều thứ để mất. Sự bất an của người giàu cũng thể hiện khi họ vẫn tự so sánh họ với những người siêu giàu, 5 triệu USD chưa thấm vào đâu nếu so với một người có 50 triệu USD, mặc dù 5 triệu USD là đủ để không bao giờ phải làm gì mà vẫn sống tốt.

Trong khi một cá nhân thuộc tầng lớp trung lưu so sánh mình với một triệu phú, một triệu phú lại so sánh mình với một “x triệu” phú và một “x triệu” phú so sánh mình với một tỷ phú. Vậy một tỷ phú so sánh mình với ai? Một vị thần, một người cực kỳ nổi tiếng hoặc một nhân vật lịch sử danh giá đức cao vọng trọng. Có một sự thèm muốn vô độ đối với vinh quang biểu hiện là sự khan hiếm trong hầu hết nhân loại, ngay cả trong xã hội của những người giàu có. Sự khan hiếm biểu hiện trong những người giàu có dưới dạng những sự bất an, luôn có một người giàu hơn hoặc quyền lực hơn và nếu họ không tập trung vào những người hơn họ, họ tập trung vào những người hơi ít quyền lực hơn họ có thể đe dọa đến địa vị và tài sản của họ. 

Trở nên giàu có tiềm ẩn nỗi căng thẳng, nhưng vì những lý do khác nhau, và sự khan hiếm là về mặt tình cảm, không phải về vật chất. Cái mà người giàu phải chịu đựng đó là sự khan hiếm về kết nối giữa con người với con người, đi kèm với cái lợi của sự giàu có về vật chất, là khi đó lòng tin trở thành một vấn đề (liệu họ quan tâm đến tôi hay chỉ tỏ ra vậy vì nhắm đến tài sản của tôi?) và sự cô độc có xu hướng trở thành một phần cuộc sống của họ, sự tin tưởng trở thành vấn đề, ngay cả đối với những người trong gia tộc. 

(CÒN TIẾP)

  Lược dịch: C8H10N4O2 

Nguồn: https://illimitablemen.com/2014/03/30/mental-models-abundance-vs-scarcity/

Chia sẻ để phát triển cộng đồng:

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Donate cho tác giả tại đây để duy trì website và phát triển thêm những nội dung hữu ích khác.

Related Posts

0 0 votes
Article Rating
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments