Học để làm gì?

Câu hỏi khá là simple phải không? Nếu tôi đem câu hỏi này ra ngoài kia, 99% người ta sẽ ngỡ ngàng.“Thằng điên !‘’. Hỏi ngớ ngẩn. Đi học để được lên lớp, để được ra trường kiếm cái bằng ,sau này xin việc, có thu nhập, rồi lập gia đình, như bao con người khác thôi .

Đấy là câu trả lời của đa số. Đối với tôi, mọi chuyện nó lại không đơn giản như vậy. Để trả lời cho câu hỏi “Học để làm gì ?” “Học cái gì ?” , trước hết, chúng ta phải đi vào phân tích bối cảnh trước đã .

Khác với tổ tiên xa xưa của chúng ta, ngày nay, con người đã đặt chân đến một thế giới hoàn toàn khác. Những ngành khoa học đang đưa con người ta đi đến những chân trời xa xôi ,mà nếu chỉ 50 năm trước đây, người ta còn coi nó là chuyện viễn tưởng. Có quá nhiều thứ mà người ta ĐÃ và ĐANG khám phá: Toán học, Vật Lý, Thiên văn, Nghệ thuật ,Sinh- Hóa học ,Công nghệ thông tin … Mỗi ngành đó ,con người ta phát triển và khám phá ra hằng ti tỉ thứ, có thứ phục vụ trực tiếp cho con người, có thứ trời ơi đất hỡi để làm cảnh. Tựu chung lại, tôi gọi chúng là nguồn TRI THỨC NHÂN LOẠI.

TRI THỨC NHÂN LOẠI ( TTNL) thì nó bao la lắm. Hãy thử tưởng tượng, những gì bộ não chúng ta tiếp nhận được là một hạt cát, thì TTNL nó là một đại dương vậy. Đúng không ?

Dù tôi có cho bạn dành hết 80 năm cuộc đời để học hỏi, à không, cho gấp 10 lần đi, 800 năm học hỏi, cũng không thể nào “nuốt” hết được. Thời gian – cái nguồn lực quý báu nhất của con người là thứ HỮU HẠN.

=====================

I. ĐỊNH HƯỚNG

Chính bởi lẽ đó, tôi cho rằng, việc HỌC ở mỗi con người cần được ĐỊNH HƯỚNG một cách rõ ràng. Anh không thể nào nhồi nhét tất cả những thứ mà người khác đem ra “chào” anh được. Cụ thể như:

1. Bạn, bạn đang là một CON NGƯỜI thì bạn nên làm gì?

Bạn sẽ đối xử ra sao với chính mình, với người khác, với những loài động vật? Những nguyên tắc đạo đức tối thiểu của một con người là gì, xét trong gia đình, nhà trường, nơi làm việc, nơi công cộng ? Đây là phần LÀM NGƯỜI.

2. Bạn, dù muốn dù không, bạn sẽ lớn lên và trở thành công dân của một quốc gia.

Bạn phải hiểu tối thiểu những quyền lợi và nghĩa vụ ở quốc gia đó chứ: Hiến Pháp quốc gia đó là gì? Luật Pháp như thế nào? Không phải bắt buộc bạn phải thuộc làu luật pháp, nhưng ít nhất bạn nên nắm rõ cơ bản, làm sao để đi xe không bị cảnh sát thổi phạt? làm sao để tránh xa những rắc rối hình sự?. Chưa hết, sống tại quốc gia đó bạn còn phải nắm được nền kinh tế vận hành như thế nào, tiền thuế của bạn đóng Chính Phủ đang tiêu dùng vào việc gì, tài nguyên đất nước đang được bảo tồn và khai thác như thế nào …. Tóm lại, bạn phải học để trở thành một CÔNG DÂN.

3. Lớn lên bạn phải kiếm một công việc để làm nuôi sống bản thân chứ.

Vậy bạn chọn nghề nào phù hợp nhất ? Khi chọn được nghề rồi , bạn sẽ HÀNH NGHỀ như thế nào? Là công an, bạn chọn bảo vệ yên bình cho người dân hay bạn chọn vòi tiền nhũng nhiễu dân ? Là một doanh nhân , bạn sẽ sáng tạo ra những thứ hữu ích để đem bán trên thị trường , hay là bạn chọn là một trọc phú, một thằng chỉ biết mánh mung lừa lọc kiếm lợi nhuận ?…

Nhiều lắm. Mỗi nghề nó lại cần những nguyên tắc, tiêu chuẩn riêng. Tựu chung lại, tôi gọi đây là LÀM NGHỀ.

4. Bạn trưởng thành thì bạn phải sinh con đẻ cái đúng chứ?

Vậy thì bạn sẽ giáo dục con bạn như thế nào? Những tài liệu nào bạn sẽ đọc để làm một người CHA, người MẸ đúng đắn? Khi gửi con đến trường, người ta sẽ dạy cho đứa trẻ những gì? Nó có thiết thực không?…

Lại là hàng ti tỉ thứ nữa để học. Tôi gọi phần này là LÀM GIÁO DỤC.

Nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn về những điều tôi viết ở trên, hãy tìm đọc cuốn “ĐÚNG VIỆC” của bác Giản Tư Trung. Theo cá nhân tôi, đây PHẢI là một cuốn sách gối đầu giường của người Việt . Nó tương tự như cuốn “Khuyến học” của Fukuzawa yukichi vậy.

Nhiêu thứ ở trên thôi, những thứ THỰC SỰ HỮU ÍCH đối với chúng ta, đã đủ để chúng ta học cả đời không hết. Học chết bỏ, học ngày đêm.

=====================

II. Vậy nhà trường ngày nay đang dạy chúng ta những gì? 

 

Phần này tôi cần các bạn thành thực với tôi nhé. Trả lời tôi xem, các bạn đã áp dụng được bao nhiêu phần vào cuộc sống, từ những thứ các bạn được học trong trường ? huh?

Theo tôi quan sát, 95 % kiến thức trong nhà trường đang dạy chúng ta, là những thứ RÁC RƯỞI.

RÁC RƯỞI là ở chỗ nó không có liên quan gì đến những thứ trên kia tôi đã đề cập. Những bài học lượng giác tích phân đau đầu, những phản ứng hóa học dài ngoẵng, những bài phân tích mổ xẻ mấy con ếch con rắn … ĐỂ LÀM CÁI MẸ GÌ THẾ ?

Cứ cho nó là những kiến thức có giá trị đi, nó do những khoa học gia hàng đầu nghiên cứu, được loài người công nhận, nhưng nó là dành cho NHỮNG NGƯỜI KHÁC, không phải dành cho BẠN. Khi mà nó không phục vụ cho lợi ích bản thân bạn, nó là RÁC RƯỞI đấy. Một anh hàng thịt chỉ cần cộng trừ nhân chia thôi là đủ, bắt anh ta học mớ toán hình học, lượng giác, đạo hàm tích phân làm cái mẹ gì ?

Tôi đồng ý với việc, ở trong nhà trường, đứa trẻ cần HỌCTRẢI NGHIỆM nhiều nội dung, để nó có cái mà so sánh, cân nhắc, để nó nhận ra chính bản thân nó cần gì . Vậy thì làm ơn ĐỪNG BAO GIỜ đánh giá đứa trẻ bằng những điểm số. Ok? Một thằng bé bị điểm thấp môn Toán không có nghĩa sau này lớn lên nó sẽ là thằng bỏ đi . Cái việc ngày nay người ta coi trọng ĐIỂM SỐ, THÀNH TÍCH học tập đang giết chết bao thế hệ đấy . Nhìn những người thành công nhất ngoài xã hội mà xem, họ có điểm chung là gì ? Họ, hoặc có thành tích học tập rất kém, thậm chí BỎ HỌC, thậm chí bị ĐUỔI HỌC. Bạn nhận ra vấn đề chưa ?

Kể đến nhà trường thôi thì chưa đủ. Còn phải nói đến yếu tố gia đình. Gia đình ngày nay người ta đang càng trở nên XA RỜI chuyện giáo dục . Các ông bố bà mẹ , do áp lực xã hội mà “quẳng” hết nhiệm vụ giáo dục con cái cho nhà trường. Học chính khóa từ sáng đến trưa, chiều học thêm, tối học phụ đạo, đứa trẻ bị nhồi nhét đến mức ĐẦN ĐỘN trong khi ba mẹ chúng thì đang trả tiền cho điều đó . Những người thầy người cô, những người làm giáo dục tại nhà trường thì KHÔNG BAO GIỜ tự hỏi những kiến thức họ đang dạy để làm gì ? Họ chỉ dạy, nhận tiền, và coi đó là “giáo dục” .

Tôi nói ra sự thực đau lòng này các bạn có tức thì ráng chịu nhé. Người Việt Nam chúng ta( và rất nhiều quốc gia khác nữa ), đang HỌC RẤT NHIỀU mà vẫn VÔ HỌC .

=====================

III. KẾT

Cá nhân tôi, rất may mắn tôi là một thằng, nếu gọi theo cái cách của hệ thống giáo dục ngày nay là thằng  “vô học”, thằng “cá biệt”.

Từ nhỏ tôi đã có cái quan điểm SAY NO với những gì được gọi là “giáo dục” ở trong nhà trường. Tôi luôn “thủ” trong cặp những cuốn truyện tranh Nhật Bản, Doraemon, nhóc Maruko, Shin bút chì … Mặc kệ cái sự săn lùng , truy đuổi của thầy cô và ba mẹ. Tôi cam kết không tham gia. Bác mẹ đốt truyện hả ? Tôi đem nồi niêu đi bán tôi mua cuốn khác. Cô giáo phạt đứng góc bảng ? Đợi bà ấy quay đít lại là tôi lỉnh ra ngoài đọc tiếp.

Ở những cuốn truyện tranh ấy, tôi nhìn ra thấy cả một thế giới đầy màu sắc . Họ dạy trẻ con cách làm người, phải yêu thương nhau, yêu ông bà cha mẹ, thương những con thú nhỏ , họ kích thích trí óc tưởng tượng của tôi . Tôi như được người ta đưa đến SỐNG tại xã hội Nhật Bản những năm 1960. Ông bố Nobi làm một người Đàn Ông ra sao ? Bà mẹ Nobi thương con trẻ và nghiêm khắc ra sao, nhà đói ăn mà vẫn nuôi thêm con mèo mập từ tương lai ? Những Xuka, Xeko, Chaien, trong đó là đại diện cho nhiều hình mẫu con người tôi gặp trong cuộc sống… Tôi học được nhiều thứ từ đó lắm. Tại sao lại săn đuổi và cấm đoán tôi ?

Có lần tôi đã tâm sự với các bạn rồi. Có nhiều bạn khen tại sao tôi thông thái thế ? Bullshit. Tôi chỉ là một thằng bình thường như bao người, NHƯNG, tôi đã chọn đến SỐNG tại một THẾ GIỚI KHÁC với các bạn, bằng cách đó đấy.

=====================

Bài này tôi chỉ viết đến đây thôi. Tôi nêu ra VẤN ĐỀ .Còn GIẢI PHÁP như thế nào ? Sẽ có ở bài tiếp theo. Với điều kiện là post này đủ 300 shares nhé, không thì dẹp.

“Có đi có lại mới toại lòng nhau” , phỏng ?

——————————————– Pill

 

Chia sẻ để phát triển cộng đồng:

Related Posts

0 0 votes
Article Rating
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments