Hệ thống giáo dục bị “nữ tính hóa” – nó đã làm què cụt tư duy các cậu bé như thế nào?

Jon Anthony, đăng tải ngày 4 tháng Hai năm 2017

Dịch từ bài gốc: HOW OUR FEMINIZED SCHOOL SYSTEM IS CRIPPLING YOUNG BOYS

 

=====================

Hồi đó khoảng 16 tuổi, tôi có phần nào cái máu nổi loạn trong người – có lẽ là do lượng testosterone đang lên dữ dội, hoặc cũng có khi là ở sự bức xúc chính đáng đối với cái hệ thống giáo dục ngớ ngẩn này. Gì thì gì, nó vẫn làm tôi nhớ đến một sự cố giữa tôi và một giáo viên, lúc còn học cấp 3.

Tôi bước vào lớp Anh ngữ, ngay ngày đầu năm học – giáo viên đứng lớp là một ông thầy cao lớn, dễ chừng phải cao hơn 1m8, nặng khoảng 104 kg lận. Ổng mặc quần kaki, sơ-mi gài cúc kín mít, đeo cà-vạt. Và vì vài lý do nào đó, tôi lại nghĩ tới chuyện quấy phá ổng. Không nhớ bản thân mình đã nói hay làm gì, nhưng những gì xảy ra sau đó thì tôi nhớ rõ lắm.

 

Ngay lập tức, ông thầy đẩy tôi vào vách tường, đụng tay chân để dằn mặt tôi, rằng: “Nghe nè, nhóc! Nếu cậu muốn gây rắc rối trong lớp tôi, thì hãy sẵn sàng đón những gì sắp tới đi. Giờ thì, hãy ngồi im trên chiếc ghế đó, và thể hiện chút kính trọng mà tôi xứng đáng được nhận. Hiểu chưa?

Tôi hoàn toàn sững sờ – cho tới lúc đó, tôi chưa bao giờ tưởng tượng được rằng một giáo viên dạy tôi lại có thể hành động thế. Suốt thời đi học, tôi toàn được dạy bởi các giáo viên nữ. Những người này có thể kiểm soát tôi hồi lên 7 đó, nhưng cũng chẳng làm được gì nhiều để quản được một lớp đầy những chàng học sinh trung học ồn ào, náo nhiệt. Nhưng tôi nể phục ông thầy này. Vì ổng đã dám thẳng tay với thói cà chớn của một thằng học trò như tôi hồi đó. Tôi ngồi lại lên ghế, và thầy nói gì thì làm đó. Và từ đó, môn học này trở nên thuận buồm xuôi gió hẳn.

Tôi đã được học một lớp Anh ngữ tuyệt nhất trong cuộc đời. Tôi đứng nhất lớp, trở thành học trò xuất sắc của ông thầy này. Tôi nhớ mình đã học về triết lý yêu tự nhiên của triết gia Henry David Thoreau, đọc những bài thơ khó hiểu, đầy ẩn ý của thi sĩ Edgar A.Poe, hay đào sâu về những trải nghiệm của con người qua các tác phẩm của William Shakespeare như Hamlet hay Vua Lear. Bản thân tôi lúc đó sẽ không chịu thừa nhận điều này, nhưng sự thực, bị dằn mặt bằng tay chân chính là điều tôi cần. Phải cần tới tay một người đàn ông alpha đích thực (actual alpha male), để dạy cho thằng ngu 16 tuổi ưa quậy phá (tôi không biết nên dùng từ ngữ nào khác) như tôi hồi đó biết vị trí của mình – và ông thầy này đã làm điều đó.

Bài học ở đây là gì?

 

Great teacher Onizuka – Một bộ Manga Nhật bản về đề tài giáo dục rất hay.

Bài học là, các cậu bé, về mặt tâm lý, cần được dạy dỗ bởi đàn ông. Thẳng thắn và đơn giản thế thôi. Và ai có thể quở trách chúng tôi vì điều đó? Tụi tôi cần những hình mẫu đàn ông dẫn dắt (male role models), đặc biệt là trong những năm tháng đỉnh điểm của sự phát triển. Xui cái là, vấn nạn “giáo viên toàn nữ” vẫn chưa được giải quyết.

Tôi muốn nói ra thật rõ ràng rằng, tôi không hề trách móc hay có ác cảm với các giáo viên nữ ở đây. Tôi không có ý đó. Sự thực là, lý do phụ nữ chiếm đa số trong lãnh vực dạy học, bởi đó là một công việc thiên về tính xã hội, vốn là đặc trưng của nữ giới. Phụ nữ cũng thích làm việc với trẻ em, nên đó là lý do tại sao khoảng 90% giáo viên tiểu học là nữ.

Tuy nhiên, điều đó cũng nói lên rằng, các cậu trai trẻ mãnh liệt khao khát việc được chấp nhận vào “thế giới của đàn ông”. Đó là thông điệp mà Robert Bly, nhà sáng lập phong trào đàn ông huyền thoại*, đã nhiệt tình truyền tải. Khi các cậu bé không có được một hình mẫu  dẫn dắt nam tính đàng hoàng, họ sẽ bị kẹt lại trong “tâm lý thiếu niên” tới suốt cuộc đời. Đó là bởi vì, trở thành đàn ông không phải là điều diễn ra một cách tự nhiên, mà cần phải được dạy – mỗi xã hội trong quá khứ đều biết điều này. Nhưng vì một vài lý do ngớ ngẩn nào đó, chúng ta đã quên đi điều này.

 

Hiện tượng man-child (“đàn ông” không chịu lớn) đang rất phổ biến trong xã hội hiện nay

*Chú thích: phong trào đàn ông huyền thoại (hay mythpoetic men’s movement), là phong trào thuộc các hoạt động tâm lý – trị liệu. Họ chủ trương rằng, đàn ông muốn tìm được sự nam tính tiềm tàng (deep masculinity) trong mình, thì phải học cách thoát khỏi lớp áo gò bó của đời sống công nghiệp hiện đại, và đồng hành với thiên nhiên. Ảnh hưởng bởi khái niệm mẫu tượng của Carl Jung (Jungian archetypes), phong trào này đã gây xôn xao dư luận ở Hoa Kỳ trong thập niên 1980-1990.

Liệu có ai thắc mắc rằng, vì sao nhiều đàn ông ngày nay bị chìm hoàn toàn trong biển rộng của âu lo hiện sinh (sea of existential angst) đến thế? Liệu có ai tự hỏi rằng, đa số những người đàn ông tìm gặp tôi để được tư vấn đều sợ nói chuyện với phụ nữ, và có vẻ như không thể vượt qua nỗi căng thẳng dữ dội khi tiếp cận đối phương chưa? Đã có ai từng băn khoăn rằng, vì đâu mà một nhóm lớn đàn ông nước ta hoàn toàn thiếu kỷ luật, không xác định được mục đích cho đời mình (a lack of boundaries and a sense of purpose) hay chưa?

Tất nhiên là chẳng ai thèm bận tâm rồi. Chúng ta trông đợi làm sao được, việc thế hệ các cậu trai trẻ có thể trở thành đàn ông, nếu ta không cho họ sự dẫn dắt tử tế? Chúng ta không thể! Đơn giản thế thôi. Nếu muốn thấy thay đổi tiến bộ nơi nước mình, ta cần phải bắt đầu đôn thúc cho một sự đổi thay trong hệ thống giáo dục. Tôi tin rằng, hàng ngũ giáo viên trung học nên có ít nhất 50% giáo viên nam – đây là những hình mẫu đàn ông dẫn dắt, để các cậu thiếu niên có thể nhìn vô và học hỏi, uốn rèn bản thân.

Các trường học thiếu vắng sự nam tính

 

Gươm với khiên đồ chơi đâu rồi? Căn phòng dành cho những cuộc chơi mạnh bạo, chúng đâu rồi?

Một hệ thống trường học đích thực nên cân bằng giữa năng lượng nam tính và nữ tính. Năng lượng nam tính mà chiếm thế áp đảo, thì chẳng ai còn thoải mái thể hiện sự sáng tạo (creativity) và bản sắc (individuality) của mình nữa; nhưng nếu năng lượng nữ tính xuất hiện nhiều quá, thì lý trí và kỷ cương đều bị ném đi hết. Sự sáng tạo được cân bằng hợp lý, được nuôi dưỡng bởi kỷ cương và tư duy dám đương đầu, là những thứ cần thiết để nuôi dạy một đứa trẻ đúng cách. Không may, các trường học của chúng ta đang lâm vào tình trạng thiếu hụt trầm trọng năng lượng nam tính.

Vấn đề nam tính đối với các nam sinh tại trường học.

Cái cảnh tượng mà tôi đã miêu tả ở trên – ông thầy cảnh cáo tôi bằng tay chân – bây giờ có thể bị coi là hành vi lạm dụng trẻ em (child abuse). Một khi bọn SJW (chiến binh công lý xã hội – social justice warriors) đã kêu gào, thầy chỉ có nước mất việc làm và ngồi tù vì tội “lạm dụng trẻ em” mà thôi. Phải thừa nhận là, tôi dám chắc đám SJW đã hí hửng nghĩ mình đã làm việc tốt, nhưng thực chất, là không. Đôi khi các cậu trẻ CẦN phải bị cảnh cáo bằng cách động tay chân, để còn biết đứng đúng vị trí của mình. Đó là vài điều căn bản trong sinh học tiến hóa.

Các cậu bé cần những trò chơi mạnh bạo. Các cậu ấy cần giờ giải lao, cũng như những hình mẫu đàn ông dẫn dắt. Phải, họ cũng cần được chăm sóc nữa chứ – và đó là lý do mà phụ nữ bước vào hệ thống giáo dục. Nhưng, quá nhiều sự chăm sóc đã tạo nên những vấn đề xã hội to lớn mà chúng ta thấy ngày hôm nay, bởi vì nó dẫn tới:

  • “Phức cảm quyền lợi” (entitlement complex), khi bạn luôn luôn trông đợi người khác phải chăm sóc mình.
  • Thiếu sự kiềm chế, khi bạn đã quen với việc cô giáo giải quyết mọi bất đồng của mình.
  • Có cái nhìn thiếu thực tế về thế giới, bởi bạn đã quen với “không gian an toàn” nơi trường học.

…. và còn nhiều hơn nữa.

 

Tiêu chuẩn kép trong các trường công lập ngày nay: Không được đọc Kinh Thánh và cầu nguyện. Nhưng việc viết thư hỏi thăm tên tội phạm gốc Hồi đang bị ngồi tù thì được khuyến khích !

 

Các cậu bé cần được cho phép “đấu” với nhau – các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những trò chơi mạnh bạo (rough play) thực sự đem lại lợi ích cho sự phát triển của một đứa trẻ, ở rất nhiều hướng. Và ngược đời ở chỗ, nó còn thực sự khiến bọn trẻ trở nên ít bạo lực hơn, bởi vì chúng có khả năng phân biệt giữa “đấu chơi” và “đánh lộn thật”. Các cậu trai nên được khuyến khích thói quen nâng tạ, bắt đầu vào khoảng đầu năm 14 tuổi. Các cậu nên được nghỉ giải lao một tiếng một ngày, và nên được dạy dỗ bởi một lượng lớn các giáo viên nam – với tư cách là hình mẫu dẫn dắt cho các em.

Chỉ đơn giản thiết lập ba chính sách trên thôi, là sẽ giảm được 85% những vấn đề mà ngày nay ta đang phải đương đầu về mặt xã hội. Với những hình mẫu dẫn dắt lành mạnh, thì số tội phạm sẽ ít hẳn đi. Các cậu nhóc sẽ trở thành những thành viên hòa nhập tốt với xã hội, thay vì là một hạng người tha hóa, một con đỉa hút phúc lợi xã hội (welfare-leeching); hay tệ hơn, là những thằng cucks sẵn sàng bán đất nước mình cho bè lũ toàn cầu hóa*. Rèn luyện thường xuyên sẽ giúp giảm tỉ lệ béo phì, điều này sẽ cải thiện nền kinh tế, vơi bớt gánh nặng chi phí dành cho việc khám chữa bệnh, đồng thời cũng kích thích sự phát triển trí não, gia tăng chỉ số IQ.

(*Hiện tượng Cucks – đàn ông bạc nhược để phụ nữ của mình đi ngủ với thằng khác – khi xảy ra trên diện rộng sẽ là một thảm họa quốc gia. Chúng nó đồng ý để đàn bà đi lấy chồng ngoại, ngủ với trai ngoại, đẻ con cho trai ngoại hàng loạt, gây mất cân bằng dân số trong nước – ND)

https://redpillvn.org/huyen-thoai-may-thang-cucks/

Nhưng, nhóm Bilderberg* cũng biết điều này

 

*Chú thích: Bilderberg là hội nghị thường niên của giới tinh hoa, lãnh đạo, tài phiệt Âu-Mỹ, diễn ra tại Khách sạn Bilderberng, Hòa Lan. Tác giả dùng từ này ở tiêu đề nhằm ám chỉ giới tinh hoa.

Với những giải pháp khả dĩ dành cho hàng bao vấn đề mà hệ thống trường học của chúng ta gặp phải, sao những vấn nạn nói trên vẫn không suy chuyển? Tôi nói các bạn nghe – là do đám tinh hoa BIẾT rằng, việc thay đổi hệ thống trường học sẽ dẫn tới một cuộc cách mạng quy mô quốc gia. Phe bọn chúng sẽ mất đi quyền lực. Như bầy rắn độc trong hang, chúng ẩn mình trong bóng tối, giựt dây kiểm soát chính sách công và giáo trình nhà trường, nhằm từ từ nữ tính hóa (feminized) các cậu nhóc, và tẩy não thế hệ trẻ ở bên ngoài.

Tham khảo: https://redpillvn.org/red-pill-handbook-2-muc-dich-cua-su-tieu-diet-nam-tinh-trong-xa-hoi/

Có ai để ý rằng, khái niệm “khoan dung” (tolerance) đã được lan truyền khắp các trường công lập trong nước ta? Không phải khoan dung đích thực – mà là sự chối bỏ hoàn toàn logic và lý trí, đồng thời cũng cổ súy hành vi chối bỏ văn hóa bản sắc và cúi gập người xuống để phục vụ cho lợi ích của các thế lực ngoại quốc – thì đúng hơn.

Lại nhớ tới lúc đi đến ngôi trường công lập kia, ở địa phương tôi, để đi bầu Tổng thống (dĩ nhiên là bầu cho Donald Trump rồi). Tôi nhìn thấy một “bức tường đa văn hóa” (multi-cultural wall, đại khái là một bức tường dán các bích chương, tranh vẽ cổ động – ND), nơi các em học trò khuyến khích việc xem mọi cung cách sống đều “bình đẳng” với nhau.

Ờ, đúng rồi đó. Kiểu văn hóa cực đoan, phân biệt giới tính như Hồi giáo thì hoàn toàn tốt đẹp, y như nền văn hóa truyền thống Do Thái – Kitô giáo, đúng không nhỉ? Ta phải coi trọng di dân bất hợp pháp, hơn là công dân Hoa Kỳ đồng quốc, phải thế không? Và ta nên trao quyền bầu cử cho những người đó nữa, vì mọi người đều “bình đẳng” mà, phải không nhỉ? Không có đâu – một vài nền văn hóa đơn giản là tốt hơn số khác, và chúng ta nên lưu truyền lại nền văn hóa của chính xứ mình cho lớp trẻ. Khi một thế hệ thờ ơ việc lưu truyền nền văn hóa của họ, thì cái chết của nó chỉ là vấn đề thời gian.

 

Các thanh niên Kitô giáo ngày nay thậm chí không thể giữ vững quan điểm của mình rằng, chuyển giới tính (transsexualism) là một dạng rối loạn tâm lý, mà không bị đưa đến “phòng Mục IX” để dạy dỗ lại. Cho những ai không biết, thì “Mục IX” đã là phương pháp chính để đám tinh hoa tấn công chống lại sự nam tính trong suốt 40 năm qua. Mục IX được đội lên cái vỏ “bình đẳng”, như đám tinh hoa hay làm, nhưng hóa ra là nó đã hủy diệt hoàn toàn lớp trẻ của chúng ta. Sau đây là những gì đã diễn ra, dưới sự hiện hữu của Mục IX:

  • Hàng tá các đội thể thao nam bị ép phải tan rã.
  • “Chống nam giới” trở thành điều bắt buộc trong giáo dục. Họ dạy những điều như “trai nói chuyện với gái là quấy rối tình dục (sexual harrasment)”.
  • Ngôn ngữ trung tính (gender natural language) được đẩy mạnh.
  • Những vụ “tấn công tình dục” oan sai, khi KHÔNG có bằng chứng nào để kết tội đàn ông trong mấy vụ này

… và còn nhiều nữa.

Tham khảo thêm: Title IX

Những thứ mà lúc mới diễn ra, tựa như một cuộc chiến cao quý vì công lý, lại hóa ra một cơn ÁC MỘNG hoàn toàn đối với hệ thống trường học của chúng ta. Tôi tin rằng, nếu muốn chứng kiến sự thay đổi lâu dài nơi các trường học nước mình, và nếu muốn đưa nước Mỹ trở lại vĩ đại như xưa, tất cả chúng ta phải đồng lòng tạo áp lực lên các Nghị viên và Tổng thống Trump, để dẹp đi thứ chính sách quan liêu ngu xuẩn, sặc mùi SJW như vầy.

Giải pháp

 

Hãy nhìn cậu bé này và hỏi: Cháu có vui không? Có thích đến trường không?

Suy cho cùng thì, các trường học vẫn là nơi để tranh đấu cho tương lai của thế hệ trẻ – và chúng ta đã không giữ được chúng trong hai thế hệ vừa qua. Giờ là lúc ta bắt đầu giành lại các ngôi trường, và có rất nhiều cách khác nhau để làm điều này. Một trong những cách hiệu quả nhất, đơn giản là ta cùng đồng lòng rút khỏi kiểu giáo dục hiện tại – áp dụng giáo dục tại gia (homeschool) cho con trẻ, hơn là cho chúng đi đến trại nhồi sọ để bị “nữ tính hóa”.

Thời nay, các bậc phụ huynh dư sức để tìm kiếm các gói giáo dục tại gia lành mạnh cho mấy đứa con trai mình. Và điều tốt hơn nữa là, bạn sẽ có thời gian để gần gũi với con mình. Có quá nhiều ông bố lơ là việc dành thời gian với con mình, mà không nhận ra rằng, đầu tư thời gian vào GIÁO DỤC con cái thì đáng giá hơn hẳn bất kỳ khoản thừa kế – chuyển nhượng tài chính nào.

Thêm nữa, với Donald Trump trong nhiệm sở, thì việc sửa chữa lại hệ thống trường học dường như không nằm quá xa tầm với. Nếu muốn, bạn cố thể liên lạc với các vị chính trị gia địa phương, gây áp lực nhằm bãi bỏ Mục IX, hoặc bạn chỉ cần chia sẻ bài viết này thôi. Cách nào đi chăng, dù hệ thống trường học của chúng ta phải đương đầu với rất nhiều vấn đề, thì rất nhiều đàn ông đã bắt đầu thức tỉnh khỏi Ma Trận, và đã chống trả lại. Hỡi anh em, điều này đã cho tôi niềm hy vọng.

Translator: X.T

=====================

Chia sẻ để phát triển cộng đồng:

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Donate cho tác giả tại đây để duy trì website và phát triển thêm những nội dung hữu ích khác.

Related Posts

0 0 votes
Article Rating
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments