Đối tác tranh luận

Tranh luận là một phần quan trọng trong cuộc sống. Theo tôi, nó là phần quan trọng nhất trong đời sống ngày nay. Thật sự mà nói thì chúng ta tham gia tranh luận hằng ngày. Tôi không nói đến những cuộc tranh luận kiểu bạn tham gia vào một cuộc đàm phán trong kinh doanh, nơi hội trường, phía bên kia là những đối tác và đối thủ, bạn và họ đang cố đưa ra những gói deal cân não. Không, tôi đang nói đến những cuộc tranh luận nhỏ hơn mà chúng ta phải va chạm hằng ngày.

Đối tác tranh luận


Kể như đơn giản, bạn đi xem phim với người bạn gái, cô ấy muốn xem bộ phim hành động bom tấn đang hot hè này, còn bạn muốn xem một bộ phim tình cảm lãng mạn.

Hay là bạn là một ông bố đang cố tranh luận với cậu con trai 5 tuổi về giờ đi ngủ. Thằng bé đưa ra hằng loạt yêu sách để được ngủ muộn một chút, bạn thì phải dỗ dành, phải trao đổi thương lượng cuối cùng mới đưa được thằng oắt con lên giường lúc 10h tối.

Quay trở lại vấn đề, cuộc sống của bạn gắn liền với những cuộc thương lượng, và điều đầu tiên bạn nên quan tâm rằng là : Bạn phải nhìn thấy tâm can của đối tác tranh luận, và phải biết họ cũng đang xem bạn ra làm sao.

Nói rõ hơn là như thế này, Bạn chỉ có thể tranh luận với một người tôn trọng bạn, hay ít nhất rằng họ có thể không tôn trọng bạn, nhưng họ tôn trọng quyền lợi của bạn. Quan trọng hơn, họ phải hiểu ra mục đích của bạn có mặt ở đây, không gì khác ngoài việc tranh luận. Bạn phải nhìn thấy được ở đối phương rằng anh ta tôn trọng bạn hoặc những gì bạn muốn. Tất nhiên, trong quá trình tranh luận đó, người ta sẽ dùng những thủ thuật để chiếm ưu thế hay lấn lướt bạn, điều ấy hoàn toàn bình thường, đấy là bản chất của con người. Nhưng bạn phải cảm thấy một điều ở người đối diện kia, cái người mà bạn đang tranh luận ấy, rằng họ hiểu được mối quan tâm của bạn không hề xấu xa và hoàn toàn hợp lý. Đấy là chìa khóa vấn đề.

Vì rằng nếu người kia không hiểu được quan điểm của bạn, cuộc tranh luận đi vào bế tắc. Tôi đang nói đến một sự hiểu biết cơ bản về vấn đề, cái mà bạn muốn và cái mà người kia muốn, bạn phải tôn trọng quan điểm của đối phương và ngược lại, họ cũng phải tôn trọng bạn. Khi mà bạn cố tranh luận với một người mà họ KHÔNG hề tôn trọng bạn, bất kể quan điểm của bạn có hợp lý đến đâu, họ cũng có cớ để ném shit vào mặt bạn. Vậy đấy.

Đi sâu vào một vấn đề riêng tư hơn. Tôi muốn nói đến những người cánh Tả – Progressive. Vấn đề đối với những người cánh Tả ở Âu Châu hay Hoa Kỳ ngày hôm nay là gì? Họ cho rằng mọi quan điểm trái ngược với tư tưởng cấp tiến của họ, tất cả những gì mà phe đối lập mong muốn, đều là xấu. Cánh tả tin rằng họ sở hữu sự thực, sự đúng đắn, cái chân lý, và tất cả những ai có quan điểm khác với họ đều là những con quỷ, là thứ khốn nạn! Và tất nhiên rồi, đã là ác quỷ thì phải đem chôn sống. Đấy là những gì họ nghĩ đấy.

Họ thực sự tin rằng mọi quan điểm trái ý kiến với họ đều là sai lầm, không những sai lầm, mà là ác quỷ. Họ sẽ tìm mọi cách để hạ bệ và hãm hại bạn. Không chỉ để củng cố quan điểm cá nhân của họ, mà còn là một sự tuyên chiến với loài ác quỷ, mà ở đây họ đang hãnh diện đứng bên phe chính nghĩa! Đấy chính là lý do tại sao tư duy cấp tiến lại là một sự hủy diệt đối với một nền dân chủ. Họ không hiểu được cái tầm quan trọng của thương lượng, trong mọi nền dân chủ tiến bộ, muốn bộ máy dân chủ được vận hành trơn tru thì mọi người phải tôn trọng lẫn nhau. Một anh cộng Hòa và một anh Dân Chủ khi tranh cãi một vấn đề không chỉ bởi vì họ suy nghĩ khác nhau, mà họ còn có những mối bận tâm, sự ưu tiên khác nhau, hoàn cảnh của mỗi người cũng khác nhau, những sự khác biệt đó mới đưa họ đến cuộc tranh cãi này. Từ góc nhìn cấp tiến của họ, trong nhận thức của họ, họ tin rằng quan điểm của mình hoàn toàn đúng đắn, còn những người khác ấy hả? Không những sai lầm, mà còn là ác quỷ.

Đối tác tranh luận cách nhìn nhận vấn đề

Bây giờ, thử tưởng tượng rằng bạn có một cuộc tranh luận với Hitler. Bạn nghĩ gì nào? Hitler is Evil, right? Bạn sẽ phản bác lại mọi thứ mà ông ta nói chỉ vì đơn giản, Hitler là hiện thân của ác quỷ, phải không? Nhưng bạn có biết rằng, khoảng năm 1935 tại ĐỨc, bạn đang được ngồi vào ghế của Reichstag (cơ quan lập pháp ĐỨc quốc xã), Hitler lúc này là quốc trưởng, Ông ta muốn xây dựng một Autobahn ( Một hệ thống đường cao tốc cho oto và xe lửa xuyên quốc gia), Bạn có phản đối quyết sách này không? Ông ta là ác quỷ, vậy bạn sẽ phản bác lại mọi thứ mặc cho tính hợp lý của nó? Điên rồ. Nhưng đấy chính là những gì sẽ xảy ra khi mà bạn cố tranh luận với một người không TÔN TRỌNG bạn đấy. Từ quan điểm của bạn, quyền lợi của bạn, cho đến con người bạn, đối với họ hoàn toàn xấu xa. Họ sẽ làm mọi thứ để ngăn cản hay hãm hại bạn. CHúng ta đã và đang nhìn thấy điều này xảy ra rất nhiều trong môi trường chính trị ở các xứ dân chủ, nơi mà phe cánh Tả ném shit vào bất cứ ai khác quan điểm với họ. Không chỉ như vậy, lối tư duy này đang lan rộng khắp các trường đại học, giới trí thức Silicon Valley, giới tài chính Wall Street, và trên toàn bộ nền văn hóa. Bạn nghĩ khi nào thì làn sóng này sẽ chấm dứt?

Trong môi trường kinh doanh chúng ta ít thấy hiện tượng này xẩy ra. Vì sao? Một anh chàng cao ngạo đến mức độ luôn cho rằng mình đúng đắn, còn mọi người khác là sai lầm, không sớm thì muộn hắn ta cũng đón nhận thất bại. Không một ai muốn Make a deal với anh ta. Một người kinh doanh giỏi, với một bộ óc duy lý sẽ biết cách cân nhắc đến những thứ mà đối tác của anh ta muốn, và tìm cách dung hòa với họ. Anh ta nhận ra rằng nếu anh ta giúp đỡ được đối tác làm ăn thì cả hai sẽ đạt được lợi ích. Còn trong chính trị, lại là một câu chuyện khác.

Tôi là một người luôn tin tưởng vào tranh luận và thương lượng. Ý tôi ở đây không phải là bạn sẽ vứt bỏ hoàn toàn quan điểm của mình. Nhưng đôi khi, bạn nên nhìn thấy những thứ mà người đối mong muốn, và quyền lợi của họ, đặt mình vào vị trí của họ, và nhận ra rằng thứ mà họ đang nhắm tới hoàn toàn có lý. “ Nếu tôi ở hoàn cảnh của người đó có lẽ tôi cũng sẽ quyết định giống như vậy.”. Nếu bạn có được lối tư duy đó, hẳn cuộc sống của bạn sẽ tốt lên rất nhiều. Bởi lẽ, nó cho bạn cái khả năng dung hòa với đối tác, với đối thủ, với đối tượng đang tranh luận. Đó là phương châm của tôi, tôi học từ Plato, không chỉ trong chính trị mà trong mọi hoàn cảnh cuộc sống.

Vậy câu hỏi ở đây đặt ra là gì. Bạn sẽ làm gì với những người không thể thương lượng nổi? Những người cao ngạo tới mức cho rằng họ đang đại diện cho chân lý?

Bạn tránh xa họ bằng mọi giá. Đó là cách mà các nhà kinh doanh xử lý những đối tác không thể nào thương lượng. “Mày cút!” và họ đi tìm đối tác khác. Nhưng trong chính trị, điều này không hề đơn giản, nhất là khi đối diện với một làn sóng chính trị. Người Việt Nam hay gọi là những cuộc “Cách mạng”. Khi làn sóng đó tập hợp đủ đông con người, đủ để tạo nên một sức mạnh ghê gớm, đủ để hủy diệt, bạn sẽ làm gì trong tình huống đó? Theo tôi, nếu bạn không thể thuyết phục họ, bạn nên sẵn sàng “chiến” đi, chống trả “bằng mọi giá”- “By any means necessary” nói theo câu cửa miệng của phe cấp tiến. Bởi vì những con người đó, những người hoàn toàn không sẵn sàng thương lượng, tin rằng họ sở hữu chân lý, chính họ sẽ có những hành động tàn bạo nhất mà bạn từng tưởng tượng. Bạn đã nghe thấy điều này trong lịch sử rồi chứ?

Đối tác tranh luận Donald Trump vs Obama

Hãy nhìn vào cuộc cách mạng Nga-Xô Viết. Nhìn vào những người cộng sản Bolshevik. Tôi thấy họ là những con quỷ. Nhưng vấn đề ở đây là, chính họ cũng không hề nhận ra điều đó, không một chút nào, không chỉ riêng mình J.Stalin hay V.Lenin. Trong mắt họ, tất cả những gì thuộc chế độ cũ đều là ác quỷ là sai trái. Họ vô cùng thành thực và tự hào tin rằng mọi lãnh tụ Nga hoàng đều tồi bại, mọi nhà địa chủ thời đó là xấu xa, tất cả những người giầu có đều là kẻ bóc lột. Họ tin vào thuyết Manichaean về cách nhìn thế giới, nơi chỉ có người xấu và kẻ tốt, trắng và đen, sáng và tối, những người Bolshevik ấy hoàn toàn tin rằng họ đang ở trong một trận chiến mà họ đứng về phe chính nghĩa và lịch sử sẽ nhìn nhận họ như những vị thánh, những người cứu tinh.

ĐIều này giải thích cái cách mà họ hãnh diện đưa hàng TRĂM triệu người tới chỗ chết ở các trại tập trung, ở khắp các vùng đất mà làn sóng cộng sản càn quét qua. Ở Liên Xô, ở Trung Quốc, Việt Nam, Cambodia,Bắc hàn…

Bởi vì họ chắc chắn rằng họ làm điều đúng đắn, và họ ÁP ĐẶT cái chân lý, cái phải đạo, cái thánh thiện của họ “By any means necessary”.

By any mean necessary

– Nếu lần sau bạn nghe cụm từ đó. Bạn biết phải làm gì rồi đấy. Bạn tránh nó càng xa càng tốt và nếu không thể, hãy tập hợp đồng minh và sẵn sàng cho một cuộc chiến.

 

Mr. Pill

Chia sẻ để phát triển cộng đồng:

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Donate cho tác giả tại đây để duy trì website và phát triển thêm những nội dung hữu ích khác.

Related Posts

0 0 votes
Article Rating
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments