Giá trị của những tác phẩm nghệ thuật kinh điển.

Tôi viết bài này lấy cảm hứng một bài viết của Duy Huỳnh. Bài gốc của anh ta đây:

=======================

Collective unconscious (Vô thức tập thể) rất đáng giá.

Ý thức chính chỉ chiếm 10% số suy nghĩ của người bình thường. Những người đã intergrated (khai mở, hay hội nhập) được rồi có thể sử dụng cả tiềm thức vô thức và vô thức tập thể.

Quảng cáo liên tục lặp đi lặp lại là một cách mất dạy của nhà sản xuất nhằm đẩy thương hiệu của hãng vào tiềm thức người tiêu dùng khiến họ nghĩ đến nó đầu tiên khi suy nghĩ lung tung, vì khi suy nghĩ vớ vẩn thì những cái ở tiềm thức vô thức mà bạn vô tình nhìn được nghe được hoặc nhìn lướt qua sẽ trồi lên phần ý thức chính, cái nào lặp đi lặp lại nhiều nhất sẽ khiến bạn nghĩ tới nó nhiều nhất.

Người giàu không những tắt tivi lọc ad đi mà còn dành nhiều thời gian quan sát và sưu tầm các thể loại art từ nhiều nền văn minh, nhiều thời đại khác nhau. Nếu họ hiểu ngôn ngữ của giấc mơ nữa tức là bản đồ của vô thức tập thể thì họ có thể nhìn thấy và học được nhiều thứ, những thứ đến từ vô thức của họa sĩ, nhà soạn nhạc, tiểu thuyết gia mà chính những người ấy cũng không nhận ra.

Cái này khá giống như một item quý lắp vào có thể tăng chỉ số stat, intel, mental stamina, wisdom của họ. Nhiều người không hiểu vì sao triệu phú tỉ phú có thể bỏ hàng trăm triệu USD cho một tác phẩm nghệ thuật, nghe khá vô lý. Nhưng nếu bạn biết người giàu mua một bức tranh hay một tác phẩm nghệ thuật, ngồi đó xem và nghiền ngẫm có thể giúp họ mạnh hơn về nhiều mặt vì mỗi niên đại hay dân tộc hay bản thân người nghệ sĩ có những cái khác nhau, đó là vì sao mỗi tác phẩm nghệ thuật thật sự đều có hồn, vì nó chứa tiềm thức của người nghệ sĩ và vô thức tập thể của một dân tộc hoặc 1 vùng.

Những intellect (bộ óc thông minh) bật cao nhìn qua là biết một tác phẩm có hồn không và họ sẵn sàng trả giá cao để mua về nghiền ngẫm đặng up level, và khi họ hấp thụ tiềm thức và vô thức tập thể đa dạng hơn, những ý tưởng trồi lên phần ý thức chính mang lại cho họ lợi nhuận siêu khổng lồ.

Đấy là cái khác biệt của người giàu thực sự và trọc phú mới nổi hay người bình thường suốt ngày dành thời gian cho những thứ nhảm nhí hay xem những show truyền hình kém chất lượng hơn.”

Duy Huynh

==========================

Respect bro. 

Đại ý anh ta chỉ ra rằng, những bức tranh vẽ, nhất là loại tranh “kinh điển”, đắt giá, nó chứa đựng trong đó một lượng thông tin giá trị lớn. Thứ mà người thường không có khả năng nhìn ra được, họ sẽ chỉ coi nó như một bức tranh bình thường như bao bức tranh khác. Ngược lại, những người có tiền, có tri thức thực sự sẽ trả bất cứ cái giá nào để có được nó.

Tôi chưa phải là người có con mắt nghệ thuật. Nói thẳng tôi không có khả năng xem và cảm thụ tranh. Nhưng tôi hiểu lý do tại sao những người có khả năng đó lại làm như vậy.

=========================

Tôi thích đọc tiểu thuyết. Đủ thể loại, từ kinh điển cho đến trinh thám, đến kiếm hiệp Kim Dung. Qua những trang sách ấy, tôi được “trip” – một dạng đi “du lịch” xuyên thời gian, không gian, và địa lý. Bộ não tôi nó mang về một khung cảnh tưởng tượng, nơi đó tôi như được SỐNG với những con người ấy, trong cái sự kiện lịch sử ấy, tại thời gian ấy. Nó là một tập hợp của âm thanh, mùi vị, màu sắc hòa quyện… chứ không còn đơn giản là mấy con chữ khô khan nữa.

Giống như tôi có được cái cỗ máy thời gian của Doraemon mà đi đến tận nơi để trải nghiệm vậy.

Đấy là cách tôi chọn sống trong cái thế giới song song này. Nhiều người đánh giá tôi là thằng điên. Có thể tôi điên thật. Có thể lắm.

Những cuốn tiểu thuyết, càng được loài người truyền tay nhiều, càng lâu đời, nó lại càng có giá trị. Đây là một cái nhãn bảo hành, được kiểm chứng qua thời gian vậy. Những Lev Tolstoy, Balzac, Solzhenitsyn… Tên tuổi và tác phẩm của họ sẽ còn được lưu truyền mãi, về sau nhiều thế hệ con cháu chúng ta nữa. Tại sao?

Đọc những cuốn tiểu thuyết kinh điển, bạn sẽ nhận ra một điều thú vị.

Đấy là loài người chúng ta, dù cho có khác nhau về ngôn ngữ, màu da, ngoại hình, một số thói quen văn hóa vùng miền…

————————————–

Nhưng mà cái quan trọng nhất, đấy là cái Human nature – BẢN CHẤT TỰ NHIÊN CON NGƯỜI. Thì không hề thay đổi.

————————————–

Con người ngày hôm nay, so với 20 năm trước, 200 năm, 2000 năm trước… là GIỐNG NHAU.

Ở bất cứ vùng địa lý nào, từ Đông sang Tây, da trắng hay da vàng hay da đen, đều có chung cái Human Nature này.

Nó không hề thay đổi qua thời gian và không gian, bất chấp những biến cố về chiến tranh hay thiên tai, dịch bệnh. Đấy là lý do tôi hay lấy dẫn chứng về con người từ thời săn bắn hái lượm vậy. Con người ngày nay – Họ được mặc quần áo đẹp, cầm trong tay cái smart phone, được trải nghiệm những dạng vật chất của thế giới văn minh, nhưng về BẢN CHẤT TỰ NHIÊN, họ không hề khác gì với tổ tiên xưa kia.

Đấy là lý do mà người ta ĐÃ, ĐANG, và SẼ còn đọc những cuốn tiểu thuyết đó. Nó show ra những giá trị thuộc về bản chất con người, những giá trị bất biến, được truyền lại từ đời này sang đời khác.

Người ta xem những tác phẩm hội họa kinh điển, cũng cùng với mục đích như vậy.

Tác phẩm kinh điển ấy nhé, đừng nhầm với những tác phẩm “hội họa” nhưng là thảm họa của đám nhân danh văn nghệ sĩ thời nay. Để được trở thành kinh điển, cái vật chất mang giá trị tinh thần đó phải được KIỂM CHỨNG qua thời gian, đời này qua đời khác.

===========================

Để người đọc có một cái nhìn rõ ràng hơn, qua phần này tôi sẽ lấy một ví dụ. Nó sẽ khiến nhiều người đọc bất ngờ đấy.

Những thông tin trong phần này, tôi lấy từ nguồn của một page khác tên là Mimeo’s art world. Bạn đọc ghé page ủng hộ bạn ấy nhé

(1)

 

Bức tranh này là “Netherlandish Proverbs” (Những câu tục ngữ của người Hà Lan), là một bức tranh màu dầu trên gỗ sồi năm 1559 của hoạ sĩ bậc thầy người Hà Lan Pieter Bruegel.

Nếu là một người ngoại cuộc, không hiểu văn hóa của người Hà Lan (hay của phương Tây nói chung), người ta sẽ bị “rối trí” khi xem bức tranh này. Một tập hợp những con người, con vật, đồ vật được vẽ ra theo cách khá là khó hiểu, không theo một trật tự thể thống gì. Nó như một nồi lẩu. Cái “con phố” hay “ngôi làng” này, những người này, họ đang làm cái quái gì vậy?

Nếu tôi nói với bạn rằng, để có thể hiểu và cảm thụ được toàn bộ bức tranh này bạn cần một bộ não lớn cùng vốn hiểu biết nhất định bạn có tin không?

Nhìn cho kĩ từng chi tiết nhân vật trong tranh nhé.

 

Câu tục ngữ gốc nó là “She puts the blue cloak on her husband“.

Vào thời kỳ bức tranh được sáng tác thì màu đỏ tượng trưng cho tội lỗi, còn màu xanh thì tượng trưng cho nỗi buồn hoặc sự điên rồ. Đây không đơn thuần là hình ảnh người vợ khoác áo cho chồng mà là muốn nói đến việc cô ta đã ngoại tình, hoặc lừa dối chồng mình điều gì đó.

Câu này ám chỉ những người Phụ Nữ ngoại tình. Ông già trong hình, tức người chồng đã phải chống gậy, trong khi người vợ còn quá trẻ, đang hừng hực xuân xanh. *Ya know what I mean?”.

 

Câu tục ngữ “To bang one’s head against a brick wall“.

Hành động đâm đầu vào tường. Ý chỉ việc cố gắng đạt được thứ hoàn toàn vô vọng. Tiếng Việt có câu: “Dã tràng xe cát biển Đông. Nhọc mình mà chẳng nên công cán gì”, “thừa giấy vẽ voi”, “ném tiền qua cửa sổ” v..vv…

 

Two fools under one hood.”

“2 thằng ngốc trùm chung một cái mũ” – ám chỉ mấy người ngốc thường thích tụ tập chơi với nhau. Người Việt có “vật họp theo loài”, “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”…

 

If the blind lead the blind both will fall in the ditch

“Nếu thằng mù cũng dẫn đường cho thằng mù khác, cả 2 sẽ rớt xuống hào”. Thấy thằng đi đầu kia cũng chống gậy chưa? Câu này ám chỉ một sự vô lý không nhẹ khi mấy thằng ngu đứng ra dẫn dắt tổ chức.

 

He who has spilt his porridge cannot scrape it all up again.

Ông ta đã làm đổ phần cháo mà không thể xúc lại được. Ý chỉ không nên làm những việc vô ích. Có những thứ đã mất đi rồi không còn cách nào lấy lại được nữa. Tiếng Việt ta có câu tương đương là “thôi đừng tiếc rẻ con gà quạ tha.”

 

To sit on hot coals“.

Ý chỉ trạng thái thiếu kiên nhẫn, sốt ruột, lo lắng. Tiếng Việt là “như ngồi trên đống lửa”.

 

To hang one’s cloak according to the wind.

Treo áo khoác theo chiều gió. Ý chỉ việc thay đổi góc nhìn theo quan điểm hợp thời. Tiếng Việt có câu “Gió chiều nào theo chiều ấy.”

 

To have the world in the palm of your hand.”

Có được cả thế giới trong lòng bàn tay. Người Việt mình gọi đây là “Một tay che trời”? hay gì? Tôi ko nhớ ra ngay.

 

To try to kill two flies with one stroke.

“Gắng mà đập chêt 2 con ruồi trong 1 đòn”.

“Nhất tiễn hạ song điêu” của người Tàu chăng?

 

“To be able to tie even the devil to a pillow.”

Có thể trói cả quỷ vào chiếc gối. Ý chỉ quyết tâm sắt đá vượt qua mọi khó khăn, thách thức. “Có công mài sắt, có ngày nên kim”?

 

To fill the well after the calf has already drowned” – to take action only after a disaster. Hành động đối phó, xảy ra cơ sự rồi mới chịu bắt tay vào làm.

“Nước đến chân mới nhảy”? “Mất bò mới lo làm chuồng”?

======================

Nhiều lắm. Toàn bộ bức tranh là rất nhiều kinh nghiệm dân gian của người Hà Lan nói riêng và Châu Âu nói chung. Tra google “Netherlandish Proverbs explain” để hiểu hết nội dung của nó.

Và bạn sẽ nhận ra, con người chúng ta, từ Đông sang Tây, từ xưa đến nay đều có những nét CƠ BẢN GIỐNG NHAU.

Đây chính là Human Nature đấy.

Đây chỉ là ví dụ đơn giản thôi. Cũng có những bức tranh nó mang những thông tin tầm cao hơn, được “mã hóa” bằng những kí tự khó hiểu hơn, phức tạp hơn. Một triệu người xem thì giỏi lắm có 1 2 người hiểu.

————————————–Pill.

 

Chia sẻ để phát triển cộng đồng:

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Donate cho tác giả tại đây để duy trì website và phát triển thêm những nội dung hữu ích khác.

Related Posts

0 0 votes
Article Rating
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments