Skin in the game feat archetypes – Da thịt trong cuộc chơi kèm các nguyên mẫu.

Xin chào anh em, dạo này tôi đang xây dựng một kênh tin tức với chủ đề công nghệ là MacLife tại địa chỉ maclife.io.vn. Website này chuyên viết về các sản phẩm của Apple, bao gồm nhận định về các sản phẩm, hệ điều hành, thủ thuật cũng như các tin tức có liên quan. Anh em có quan tâm đến chủ đề này có thể ghé qua để tìm hiểu tại các kênh thông tin sau đây. Cảm ơn anh em!

Trang chủ

Bài cũ, post lại để kiếm likes.

Bài này nằm trong series Taleb

Bài áp dụng vài concept của Carl Jung và Taleb.

Bài này mình sẽ viết về cách học (thực tiễn) hoặc cách cultivate (ươm mầm) con người magician và warrior.

Bài viết sử dụng nhiều ý tưởng trong series sách của Taleb.

Tại sao mình viết bài này? Vì đây là bài viết sẽ cung cấp công cụ tư duy giúp bạn học hiệu quả hơn và có khả năng nhìn nhận vấn đề rõ hơn.

Mở đầu bài này mình sẽ lấy 1 tích truyện của Hercule (như cách mở đầu trong quyển “Skin in the game”)

 

…Tại đây chàng gặp thần Antaeus, con trai của Poseidon và Gaia. Antaeus thường bắt những người qua đường phải đánh vật với hắn, ai thua đều bị hắn giết. Gặp Hercules, Antaeus cũng bắt chàng phải vật nhau với hắn. Sở dĩ trước đây không ai địch nổi hắn vì một khi hắn còn chạm chân vào đất thì hắn còn được nhận sức mạnh từ mẹ hắn là nữ thần Đất Gaia. Hercules vật nhau khá lâu với Antaios và nhiều lần vật ngã được hắn nhưng hễ hắn ngã xuống là lại mạnh hơn trước. Thấy thế, chàng liền nhấc bổng hắn lên và siết chặt hắn trên không và hạ được hắn…

Tri thức (Antaeus) mà không có thực tiễn (bị nhấc khỏi mặt đất) thì là vô dụng.

 

Giải thích sơ khái niệm “skin in the game”. Tạm dịch là “da thịt trong cuộc chơi”, là một ẩn dụ về việc có trải nghiệm, có mất mát, có tham gia, có hi sinh trong một hành động. Đây là một công cụ rất tiện lợi cho việc nhận diện bullshit.

Ví dụ 1: Tiêu biểu là phong cách đấu tranh của nhóm cánh tả: “Do what I say, don’t look what I do”. Như Greta, muốn bảo vệ môi trường thì phải chứng tỏ rằng mình có hi sinh mất mát cho lý tưởng của mình chứ không phải khơi khơi nói người khác làm, dám bán nhà lập công ty nghiên cứu giải pháp không hay cứ tiếp tục xài đồ điện tử, bịch nhựa, đi máy bay. Ví dụ 2: Có nhiều đứa tư vấn bạn mua cái gì đó rất hay, nhưng bạn coi nó có xài sản phẩm đó không, đừng khuyên tôi đầu tư cái gì, hãy cho tôi xem danh mục đầu tư của bạn (Taleb). Vd3: như bọn showbiz lên tv khóc lóc thương cảm tỏ ra mình đạo đức các kiểu, tới lúc ra chuyện có dũng cảm sống đúng lời mình nói hay không. Hành động định nghĩa bạn, không phải lời nói. Thật ra chúng ta không biết quy luật này nhưng tiềm thức vẫn sử dụng (có đôi lúc chưa chính xác và thiếu công cụ để sử dụng cho chuẩn). Vd như ta có xu hướng follow hay tin tưởng những người dám nói dám làm hoặc làm đúng lời mình nói. Tóm lại: skin in the game là một luật ngầm để xây dựng tính đối xứng trong nhiều thứ (nếu không có thì có gì sai và unethical).

Đức hạnh đi đôi với hi sinh.

Sự giàu có đi đôi với rủi ro.

Tình bạn đi đôi với sự đầu tư

….

Và kiến thức (thực tiễn) đi đôi với sự kiểm tra với sức ép đa chiều của thực tế.

Trước khi qua phần tiếp theo. Thử áp dụng khái niệm này trong bài viết này. Liệu bài viết này có đáng tin không? Và căn cứ vào đâu để đáng tin với những chia sẻ ở dưới? Bản thân người viết đã trải qua những trải nghiệm này (đi học ở 2 môi trường) và cũng vật vã cố gắng định hình lại.

Phần lớn các bạn trong group này chắc cỡ cuối 8x đầu 9x đã và đang trải qua khoảng thời gian vật vã định hình vị thế của mình trong xã hội. Và mình nghĩ phần lớn kiến thức bạn đang xài cho công việc, cuộc sống các bạn sử dụng cho mình bây giờ là đau đớn học được chứ kiến thức trong trường thì gần như không xài được và bằng cấp trong trường là học cho ba mẹ vui lòng.

Tại sao lại có trường hợp này?

  • Hệ thống giáo dục quá tệ, nặng tính hình thức, thiếu tính thực hành. Cái này khỏi bàn, bạn nào cũng rõ rồi. Nguyên nhân chính mình nghĩ là do thiếu kings làm lãnh đạo có tâm và có tầm.
  • Phụ huynh thiếu skin in the game (da thịt, trải nghiệm trong cuộc chơi). Phần lớn phụ huynhh của chúng ta không trải qua môi trường giáo dục như chúng ta, và bị họ bị cái suy nghĩ rằng học hành ok có bằng đại học = auto công việc nhàn hạ lương cao. Chứ không hiểu được cơ chế vận hành xã hội (meta of the game).
  • Thêm phần thiếu mentor xịn nên chúng ta vật vã. Bạn nào may mắn gặp mentor xịn thì nên cám ơn người đó vì đã giúp mình thoát khỏi shit hole sớm, có lợi thế hơn bạn đồng trang lứa rất nhiều.

Nói tóm lại chúng ta học một mớ crap không xài được.

Lên đại học bạn lờ mờ nhận ra điều này, thế là bắt đầu đọc sách. Không có mentor, thế là lên google hỏi sách gì ok cho mình. Tòi ra một đống self help, tony buổi sáng, đắc nhân tâm,…

Tại sao mình ghét tony buổi sáng. Bởi vì không có skin in the game. Tác giả viết nhưng không để lộ rõ danh tính thật, tắt comment, từ chối phản biện (từ chối rủi ro, mất mát nhưng vẫn muốn kiếm tiền – một biểu hiện của sự hèn hạ). Một khi bạn đã viết thứ gì (để kiếm tiền) thì bạn phải có trách nhiệm với những gì mình viết và sẵn sàng chấp nhận chỉ trích.

Tại sao mình ghét sách self help? (copy lại comment cũ của mình). Vì self help là xạo chứ sao bạn. Để thành công, giàu có, hay có một kết quả (output) gì đó thì có hàng tá nguyên nhân. Nhưng bọn viết dòng sách đó xài motif đơn giản như chuyện cổ tích: chỉ cần A sẽ dẫn đến B. Sau đó viết theo lối bọc đường sao cho êm tai. Còn đời thật hả. A + b+ c + d +…. cho đã rồi cũng CHƯA CHẮC ra kết quả bạn muốn. Muốn làm giàu hoặc không nghèo thì ít nhất bạn đảm bảo được những yếu tố này: tập luyện thể lực liên tục, đọc sách liên tục (sách xịn, ko phải self help), ngủ sớm, ko có thói quen xấu (porn, thủ dâm, nhậu nhẹt, thuốc lá, nghiện game), và một tinh thần quả cảm DÁM DẤN THÂN VÀ CHỊU RỦI RO. Ngoài ra nó làm bạn ngu và mê muội chứ sao. Nó là một dạng blue pill bẻ cong nhận thức chính xác của bạn về thế giới. Bạn chơi game mà hiểu sai luật và cách tiến hành thì bạn chỉ có thua. Mà real life là game có độ khó cực cao và tàn khốc.

Hành động định nghĩa bạn, không phải lời nói. Giả sử bạn có tinh thần đạo đức (con người lover – vì cộng đồng) bạn có muốn bán sách trash ra làm nguy hại cộng đồng không. Liệu một con người với xu hướng hành động unethical như vậy thì bạn có nên nhận lời khuyên từ họ không?

Nếu bạn vẫn nghĩ rằng đọc self help là good. Ok thôi, cách test (mọi thứ) hay nhất là đem ra thử ở môi trường thực tiễn. Nếu nó giúp bạn đạt được điều bạn có thì ok tốt cho bạn, và mình nhận sai. Vd1: bạn muốn win influence bằng “đắc nhân tâm”, thì cứ thử áp dụng ngoài đời thật, nhưng mình cảnh báo nếu bạn không hiểu căn nguyên sâu xa của nó thì mọi người sẽ nhìn bạn như là người đạo đức giả. vd2: bạn muốn làm giàu, bạn đọc “cha giàu cha nghèo” và áp dụng thử đi. Sách nó viết về đầu tư nghe dễ lắm, nhưng bạn nào mà phải xuống tiền, chịu rủi ro (skin in the game) thì mới thấy đầu tư nó khó tới mức nào.

Tới đây có bạn hỏi, ủa người viết làm kinh doanh chưa mà chém ghê thế. Mình đang làm rồi, và mình phải vật vã học cách mướn người, thiết kế sản phẩm, cách ra quyết định ngoài đời thật, tinh thần chịu đựng biến động lên xuống của business nhỏ của mình. Mình chưa giàu nhưng cũng đã làm riêng và chịu rủi ro. Nên mình có Skin in the game.

Thời nay mỗi ngày chúng ta tiếp nhận thông tin quá nhiều. Có nhiều cái nghe rất hợp lý (ăn chay, mở luân xa, nữ quyền, bảo vệ môi trường…). Vậy làm cách nào để biết những thứ chúng ta học và biết là hiệu quả và đúng (thuận theo logos).

Hành động thực tiễn và suy niệm về hành động là cách.

Vd thật của mình: mình mướn nhân sự nhưng mình không biết cách deal và vận hành (do không ai chỉ, không có kiến thức). May nhờ sách của bác Phan Văn Trường (hôm nào mình sẽ viết một bài về sách của bác) nên mình có kiến thức về mảng đó.

Nhưng làm sao mình biết là ok hay không? Mình áp dụng vào vận hành. Và ở mỗi diễn biến mình suy niệm về tính đúng sai của cách thức. Liệu đúng bây giờ nhưng về dài thì có đúng? Liệu sự dễ dàng và nhân nghĩa làm con người ta thoải mái có phù hợp với xã hội này? …. Đây là lý do bạn nên đọc nhiều để có đủ công cụ tư duy giải quyết những câu hỏi đó.

Tại sao mình lại nhấn mạnh tính thực tiễn (thực tế)? Vì ở ngoài đời thật để đạt được thứ gì đó hay xây dựng những giá trị mới mẻ thì cực kỳ khó chứ sao. Nó là một bài toán ma trận với cỡ chừng chục yếu tố, trong đó thêm chừng chục yếu tố ẩn mà bạn không nhìn ra nó có ảnh hưởng như thế nào. Tới đây thì việc giáo dục trong nhà trường và sự dạy dỗ (chưa tới) của cha mẹ bạn lòi ra và đóng góp một phần không nhỏ vào thất bại của bạn. Bạn quen phải đối đầu với những thứ rõ ràng rồi. Cho a với b ra c, và một điều quan trọng: bạn chưa được làm quen với rủi ro, mất mát và trả giá. Việc hi sinh là một phần cực kỳ quan trọng để đạt được bất cứ thứ gì. Muốn có kiến thức (xài được) phải ngồi đọc kiến thức tài liệu xịn (khó nhai). Muốn giàu thì phải chịu rủi ro. Mình sẽ viết một bài về việc chịu rủi ro sau.

Áp dụng quy luật skin in the game trong việc phát triển bản thân.

Để cultivate các phẩm chiến binh, magician, lover. Bạn phải trả giá để nó phát triển. Não mình được program bằng hành động.

Muốn cultivate chiến binh, bạn phải bỏ công sức thời gian tập thể lực ăn ngủ nghỉ đàng hoàng, đó là về mặt thể chất. Về mặt tinh thần, bạn phải tham gia các hoạt động mang tính rủi ro và mất mát. Thời này thì chắc là làm kinh doanh hay đầu tư là hợp nhất. Ngoài ra việc giữ tinh thần kỷ luật cũng góp phần quan trọng trong việc xây dựng con người này.

Về phần magician, bạn phải đọc thật nhiều sách xịn VÀ THỰC HÀNH, không thực hành thì tất cả đều vô nghĩa. Vd như em trai mình muốn chứng nghiệm kiến thức đó thì nó mang bản thân ra thử nghiệm. Chẳng hạn như trải nghiệm cảm giác hôn mê bằng cách tập tới mức cận tử. Muốn trải nghiệm cuộc sống khám phá thì quit school đi lính. Muốn hệ thống kiến thức, thì ngồi chịu cái painful khi phải tập trung viết.

Muốn build con người lover thì bạn phải tập hi sinh, bao dung, quan tâm tới người khác. Cực kì khó. Vd: Deal đó mình có thể ép người ta để được lợi hơn, nhưng mình không làm vậy. Hoặc tóm lại là tôn trọng VÀ HÀNH XỬ một cách hợp lý để cân bằng giữa lợi ích của người khác. Vd2: khi bạn muốn dizz hay chửi đứa nào đó, bạn làm vì tâm gì, thỏa mãn cái tôi hay giúp người đó tốt hơn. Vd3: nếu bạn kinh doanh, thì công việc kinh doanh của bạn có đem lại giá trị tốt lành cho xã hội không.

Nếu bạn làm được những điều trên thì bạn sẽ có aura của king. Có thể bạn sẽ không giàu, nhưng cuộc sống của bạn sẽ hạnh phúc và được mọi người yêu quý. Và theo mình nghĩ thì việc nuôi dưỡng 3 phần này mới là thứ mang lại hạnh phúc thật sự.

Học đi đôi với hành. Không có sự phát triển nào mà không gây khó chịu. Skin in the game.

Off topic: copy lại một comment của mình về phần xã hội triệt phá những phẩm tốt của đàn ông:

Lần cuối bạn gặp một người sếp, một người cha hay một người đàn ông mà lịch sự, hòa nhã, dũng mãnh, biết suy nghĩ cho người khác là bao giờ? Câu trả lời là gần như không có. Mấy bạn nữ mà nhìn vào anh nào cũng nghĩ: “Thằng này nhìn sao sao ấy“. Đứa thì nhìn có học, với tốt tính mà sao pussy (hãm lìn) quá. Đứa nhìn cũng hay hay mà sao điếm quá. Thằng này nhìn ngon mà dòm nó ngu ngu. Vì căn bản cách thiết kế xã hội bây giờ là war on men:

  1. Killing the warrior. Trẻ nam đi học thì bị gò ép theo khuôn mẫu, nghe lời, càng pussy, càng nghe lời thì càng được đánh giá cao. Ipad, games, porn, bia rượu, chơi thể thao không được đánh giá cao làm suy giảm khả năng thể chất dẫn đến một thế hệ yếu ớt. Thể lực mà không mạnh và suy nhược thì sẽ dẫn tới yếu đuối về tinh thần, mà tinh thần yếu đuối thì chả làm được cái gì hay ho mới mẻ cho xã hội, đến tỏ tình gái còn không dám. Rồi hài pede, bọn showbiz pede lên ngôi, khiến việc quan hệ đồng tính được bình thường hóa. Bạn nào mà đã phải kinh doanh, đầu tư thì chắc hiểu cái này, đời nó khốn lắm, chỉ muốn dìm mình xuống, ko mạnh mẽ đấu tranh thì mình sẽ ở cái vị trí xã hội tệ nhất mà mình có thể ở.
  2. Killing the magician. Hệ thống giáo dục mang tính làm tiền, toàn dạy những thứ ko xài được. Bạn nào làm trong ngành giáo dục mà nhận thức cao tí thì thấy đi học chỉ làm bạn ngu đi, theo nghĩa đen, giết chết khả năng tư duy của bạn khi cần giải quyết vấn đề ngoài đời thật. Nên đừng hỏi tại sao mà học 16 năm mà lại có shitty job.
  1. Killing the lover: phần này mình chưa quan sát và phân tích đủ. Nên mình nói sau. Nhưng căn bản là cái xấu, unethical practise vẫn đang nhan nhản.

Thực ra những người viết bài share ở đây đang cultivate phần lover của mình, chia sẻ phần kiến thức họ có để cộng đồng đang sống tốt hơn.

Off topic, bạn nào có đọc “hunterxHunter” thì có đoạn trưởng lão Netero có nói cách đánh giá một người đàn ông là dựa trên 3 khía cạnh : strength, mind, charisma – 3 phẩm của 1 king.

Bài viết của Danh Mập. Ghé thăm trang page của hắn tại: https://www.facebook.com/pepeandlife

===================

Mỗi một like, share, comment của các bạn là một đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng.

Chia sẻ để phát triển cộng đồng:

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Donate cho tác giả tại đây để duy trì website và phát triển thêm những nội dung hữu ích khác.

Related Posts

0 0 votes
Article Rating
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments