Xin chào anh em, dạo này tôi đang xây dựng một kênh tin tức với chủ đề công nghệ là MacLife tại địa chỉ maclife.io.vn. Website này chuyên viết về các sản phẩm của Apple, bao gồm nhận định về các sản phẩm, hệ điều hành, thủ thuật cũng như các tin tức có liên quan. Anh em có quan tâm đến chủ đề này có thể ghé qua để tìm hiểu tại các kênh thông tin sau đây. Cảm ơn anh em!
link gốc: https://www.returnofkings.com/188745/classic-country-music-is-a-goldmine-of-masculine-wisdom
Đàn ông sinh ra là để truy tìm sự thật, nguồn cảm hứng về lãng mạn, hẹn hò, thậm chí là hôn nhân thì nên tìm hiểu các kho tàng chứng thực như các câu chuyện, lời kể hay các điển tích và tất nhiên, nó gồm cả những ca khúc đồng quê cổ điển.
Các ca khúc dạng này không quá nghiêm trọng hay u sầu não nề* . Ca khúc “She got the goldmine, I got the Shaft” (Cô ấy được một mỏ vàng, còn tôi thì bị chơi xỏ) được sáng tác bởi Jerry Reed – một tác phẩm châm biếm nhưng lại là lời chứng thực thiên về quyền lợi nữ giới trên tòa ly hôn.
(*nguyên văn “downtrodden in spirit”: đè nén tinh thần)
Không chỉ đơn thuần là lời phàn nàn, lời bài hát còn đi chi tiết vào lối quan sát của một gã theo “chủ nghĩa sô-vanh”* theo tiêu chuẩn ngày nay. Thường khi ngẫu hứng, tôi nghe bài này và tự nhiên bật cười. Ví dụ như khúc đầu, người ca sĩ thừa nhận rằng động cơ của anh trong bài hát chính là cầu hôn.
(*Chủ nghĩa Sô vanh là một chủ nghĩa dân tộc sùng bái tinh thần bè phái cực đoan, mù quáng trên danh nghĩa của một nhóm, nhất là khi tinh thần bè phái đó có bao gồm cả sự thù hận chống lại một nhóm địch thủ)
Well, I guess it was back in ’63
When eatin’ my cookin’ got the better of me,
So I asked this little girl I was goin’ with to be my wife.
Những lời này mang lại cảm giác gì đó vui vui cũng như có một chút gì đó thành thật khiêm tốn bởi những định kiến xưa cũ. Cầu hôn một cô gái chỉ vì bạn đã quá mệt mỏi phải ăn cơm một mình? Tôi đoán là lý do vậy. Dĩ nhiên, phụ nữ ít khi mà nấu cơm cho chúng ta trong thời buổi hiện tại, vì vậy bài hát như một cái nhìn hoài niệm về lối sống truyền thống xưa cũ.
Hiện tại trong đời sống hôn nhân của tôi, phần lớn là đi shopping và nấu ăn cho cô công chúa nhỏ, vì vậy tôi chỉ biết lắc đầu cười thầm thôi. Thật không may cho nhân vật chính của chúng ta, khúc tiếp theo chính là “lời cảnh tỉnh” của bài hát:
Well, she said she would, so I said “I do”.
But I’da said I wouldn’t if I’da just knew
How sayin’ “I do” was gonna screw up all of my life!
“Tôi chắc hẳn đã không nói từ “I do” ấy nếu như biết trước rằng nó sẽ phá hủy cuộc đời tôi.”
Và cuối cùng tình yêu của họ nguội dần và Reed trở về nhà mình với những ổ khóa đã bị đổi trước đó. Điệp khúc như mở rộng ra chất bi kịch của tiêu đề.
She got the Goldmine, I got the shaft.
They split it down the middle
Then they gave her the better half.
Sự bất cân bằng trong việc ly hôn có dàn xếp chưa bao giờ được tóm tắt súc tích và hài hước như trong đoạn này. Reed tiếp tục than thở tiếp về cuộc sống sau ly hôn của mình.
Bài hát này là dành cho các quý ông ly hôn phải ngủ trên sofa trong chính căn nhà của mình, những người chật vật cả đời kiếm sống, để mang những đồng trợ cấp về cho “người chiến thắng” trong cuộc ly hôn dàn xếp này. Ngẫu nhiên thay, thế mà nhiều cô nữ quyền lại tiếp tục ca bài ca “bất bình đẳng”, tôi vẫn chưa nghe về việc cân bằng bình đẳng như nhau trong việc này.
Kho nhạc đồng quê có nhiều bài nói về sự lừa dối. Nó là một kho tàng chuyện kể bao gồm những xúc cảm và tội lỗi về thái độ cư xử tệ bạc hay nỗi sợ bị phát hiện khi ngoại tình. Trong catalog nhạc đồng quê cổ điển, điều thú vị chính là sự phong phú từ những bài hát về người đàn ông khi họ bắt gặp được hành động của người phụ nữ kèm theo đó là sự đau lòng và thất vọng.
Những tác phẩm nói lên sự tổn thương của đàn ông thường không có trong bối cảnh đương thời, thời đại mà đàn ông phải đảm nhận vai trò “tự hào chinh phục”, trong khi phụ nữ đóng vai “nạn nhân” và mặc định họ thuộc về phe thiện, phải tranh giành quyền lợi cho bằng được. Hãy để ý tới ca từ trong bản hit gần đây của Carrie Underwood “Before he Cheats”
Took a Louisville slugger to both head lights
I slashed a hole in all four tires
Maybe next time he’ll think before he cheats
Hình ảnh cô nữ cường đập phá chiếc xe hơi được ca ngợi như đại diện cho “sự vùng lên của phái yếu”.
Dĩ nhiên, cô ta không hề cảm thấy tội lỗi hay ăn năn gì cả sau những hành động “chẳng gây ra hậu quả” nào. Và anh người yêu sau mọi chuyện đáng bị vậy.
Hãy so sánh với lời thú nhận lạnh lùng của Porter Wagoner trong ca khúc “The Cold Hard Facts of Life’”
Trong câu chuyện tăm tối này, Porter trở về sau chuyến công tác sớm hơn dự kiến, và bắt gặp vợ anh đang vui đùa party với hàng tá thằng lạ mặt ngay tại chính căn nhà mình. Anh rút con dao và xử từng thằng một. Kết thúc bài hát là ăn ta đang ngồi trong buồng giam suy nghĩ về phần đời còn lại trong địa ngục trần gian này.
Lord, you should’ve seen their frantic faces
They screamed and cried, please put away that knife
I guess I’ll go to hell or I’ll rot here in this cell
But who taught who the cold hard facts of life
Bài hát không phải nói về trả thù vặt nhưng nói về lựa chọn sống hay chết và kèm theo những hậu quả to lớn sau đó. Tuy nhiên, ẩn sâu bên trong bài hát dòng cổ điển là lời kêu gọi thấu hiểu, khả năng tha thứ và mong chờ hy vọng cứu chuộc vô vọng.
======================
Mỗi một like, share, comment của các bạn là một đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Donate cho tác giả tại đây để duy trì website và phát triển thêm những nội dung hữu ích khác.