Đường về NÔ LỆ

Tôi ít khi viết theo “trend”, theo những trào lưu, nhưng hôm nay tôi phải phá lệ để viết bài này. https://www.facebook.com/lenguyenhuongtra.de/posts/10212680479441590

Tóm tắt: nhiều chàng trai, cô gái trẻ người Việt phải “mượn” quốc tịch Trung Quốc để vào nước Anh làm thuê. Tài xế xe container chở lậu, họ bị nhốt kho lạnh chạy nhiều ngày đến chết vì ngạt thở. 39 con người. Trong bài là tấm hình cô gái để lại những dòng tin nhắn tuyệt mệnh cuối cùng cho ba mẹ. Cô gái là dân Hà Tĩnh, có nguồn tin cho biết mỗi người phải đóng gần 1 tỉ cho chuyến XUẤT NGOẠI này.
Vừa buồn, vừa thương, vừa giận. Muốn khóc thật chứ.

Bài viết sẽ hơi dài, nhưng sẽ là một lượng thông tin lớn thiết thực. Bạn đọc hãy bình tâm, đọc hết để nhận ra cái thế giới khắc nghiệt ngoài kia. Nó sẽ mang tới cho bạn lời giải đáp cho hàng loạt câu hỏi:

  • Chế độ SỞ HỮU NÔ LỆ liệu đã thực sự chấm dứt hay chưa?
  • Lý do từ đâu? Tại sao người ta lại lũ lượt di dân tới những quốc gia tiên tiến như châu âu ngày nay như vậy? Đi bất chấp khó khăn nguy hiểm, sống bất hợp pháp, chui lủi trên xứ người?
  • THUYẾT ÂM MƯU có thật hay không? hay nó chỉ đơn giản là một hậu quả của một chuỗi sai lầm, bắt nguồn từ một thiểu số.
  • Đau đớn hơn nữa, trên mạng xuất hiện hàng ngàn bình luận ĐỔ LỖI CHO NẠN NHÂN. Họ có ngu không? Họ hám tiền? Hám Tây?

=============================

Phần I: MẶT TRÁI CỦA TOÀN CẦU HÓA: KHỞI NGUỒN LÀN SÓNG DI DÂN.

 

Tại những quốc gia phương Tây ngày nay, họ đang phải đối mặt với một vấn nạn xã hội cực kì nghiêm trọng. Đấy là làn sóng DI DÂN từ các quốc gia kém phát triển hơn. Di dân đến từ Trung Đông, Châu Phi, Trung Quốc, Đông Nam Á…

Chưa đủ nghiêm trọng phải không? Tôi phải dùng từ THẢM HỌA, một kết cục thảm khốc mà chính những người bản xứ nơi đây phải gánh chịu. Không lâu nữa đâu, hãy nhớ lời tôi và quan sát tình hình xứ họ mà xem. Điều này đã xảy ra với Nam Phi, với Brazil, nơi mà một đất nước có nhiều sắc dân khác biệt sinh sống, nhưng họ THÙ GHÉT NHAU. Đấy là vấn đề.

https://www.beyondintractability.org/casestudy/irobi-ethnic

Những mầm họa tương tự cũng đang như một cơn dịch bệnh xảy ra trên toàn bộ xứ châu âu, những vụ cướp bóc, hiếp dâm, khủng bố mang danh “thánh chiến” ngày một nhiều là như vậy.

Bạn nên đặt câu hỏi là “Tại sao lại xảy ra cơ sự này với những quốc gia phương Tây?”.

Aristotle từng nói: “Nếu bạn muốn hiểu tường tận điều gì đó, phải quan sát lịch sử hình thành và quá trình phát triển của nó”. Đấy là lý do tôi có thói quen hay trở nguồn về lịch sử.

Tây Đức. Tháng 10 năm 1961

Có một sự kiện xuất hiện rất ngẫu nhiên, khi ấy xứ họ thiếu hụt tài xế xe tải, do hậu quả của thế chiến II. Giới chủ đầu tư của ngành vận tải Tây Đức ngày đó tính toán rằng, họ sẽ tốn rất nhiều tiền và thời gian để tuyển dụng tài xế mới hay trả lương tăng giờ làm cho cánh tài xế cũ. Đấy là lý do họ đi đến một quyết định, đấy là NHẬP KHẨU tài xế – họ buộc phải tuyển tài xế xe tải từ Thổ Nhĩ Kỳ sang.

Ban đầu giới chính trị gia Tây Đức chỉ chấp thuận cho cánh tài xế người Thổ ở lại trong vòng 2 năm, tức năm 1964 họ phải rời đi. Nhưng một lần nữa, giới chủ đầu tư lại lobby – vận động chính trị gia sửa luật để họ được ở lại. Bởi vì họ không muốn bỏ phí nguồn lực, thời gian “train” cho một tài xế mới phải từ 6 tháng-1 năm, nếu họ chỉ được ở lại 2 năm thì quá lãng phí. Năm 1964, ấy là thời điểm chính quyền Tây Đức phải sửa luật để tăng thời hạn lao động cho lao động nước ngoài.

 

Đây là khởi nguồn cho làn sóng nhận lao động nhập cư vào châu âu. Ở nước Anh và Pháp, họ bắt đầu tuyển dụng nhân công tại các xứ thuộc địa cũ từ châu Phi, Ấn Độ…

Ở đây là bài toán LỢI ÍCH. Việc “nhập khẩu” lao động từ các xứ nghèo đói kém phát triển kia đáp ứng được lợi ích cho cả 2 phe, giới tinh hoa tài phiệt và những người lao động nhập cư (LDNC):

Với người LDNC, xứ sở của họ nghèo đói, bệnh tật, chết chóc do chiến tranh. Họ sẵn sàng bỏ xứ ra đi để vào châu âu làm việc, một xứ sở thiên đường đúng nghĩa. Họ chấp nhận mức lương thấp hơn hẳn những người lao động bản xứ.

Về phía giới chủ đầu tư, những nhà tài phiệt: Lợi ích của họ là khỏi bàn cãi. Một mặt họ có thể thuê nhân công nước ngoài rẻ hơn hẳn, một mặt nó làm cho mặt bằng chung tiền lương tại quốc gia này TỤT GIẢM đáng kể (do số lượng lao động tăng, bài toán cung cầu). Chính những người lao động da trắng bản xứ giờ này cũng phải chịu một mức lương sụt giảm so với cha ông họ trước đây.

Nếu bạn từng làm chủ một doanh nghiệp nhỏ bạn sẽ hiểu. chính TIỀN LƯƠNG mới là yếu tố sống còn của doanh nghiệp bạn. Đấy là lý do giới tài phiệt trước nay trở nên giàu khủng, càng kiếm bộn tiền họ càng lobby chính trị gia, đổ tiền vào truyền thông quảng cáo, vào hệ thống giáo dục để quảng bá cho cái gọi là làn sóng TOÀN CẦU HÓA này. Từ quãng 1965 tới nay, đã ngót hơn 60 năm, loài người chúng ta nghe nhàm tai những cụm từ “đa chủng tộc, màu da”, “xã hội đa văn hóa”- Cultural diversity, “thế giới phẳng”... là như vậy.

————————–

Đây KHÔNG PHẢI là một THUYẾT ÂM MƯU, một sự phá hoại do 1 hội kín quyền lực nào tạo nên. Nó đơn giản chỉ là hệ quả của một NHU CẦU XÃ HỘI.

Nó đáp ứng được LỢI ÍCH của nhiều nhóm người:

  1. Bên A gồm: Giới tư bản tài chính, chủ đầu tư, chính trị gia, giới truyền thông, giáo dục, kể cả các chủ business nhỏ…
  2. Bên B là những người lao động nhập cư từ các quốc gia nghèo kém phát triển.

————————–

Trên đây là lý do chính yếu dẫn đến làn sóng “nhập khẩu” người lao động từ các quốc gia thuộc thế giới thứ ba. Còn một số lý do phụ nữa, như vấn đề lão hóa dân số, hay các đảng chính trị cần lá phiếu của di dân tôi sẽ không đề cập đến trong bài này.

Cũng tương tự như vậy, các bạn có lý do cho việc người ta khuyến khích đưa Phụ nữ vào thị trường lao động qua làn sóng Feminist rồi đấy.

Lấy một minh chứng rõ ràng là ngày nay tại Hoa Kỳ, các bạn trả lời cho tôi ai lobby nhiều nhất để thông qua visa H-1B? H-1B là loại hình visa dành cho người lao động chuyên môn có kỹ thuật cao. Đó là các ông lớn ngành IT – Tech company (google, facebook, Microsoft, Apple, Twitter…). Hằng năm họ đổ những khoản tiền KHỔNG LỒ để vận động đám chính trị gia thông qua, để không ngừng “nhập khẩu” lao động trí thức từ Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan… Họ cũng nói được tiếng Anh, năng lực chuyên môn của họ không thua kém gì người bản xứ, và quan trọng nhất, họ chấp nhận mức lương thấp hơn hẳn. Những người lao động da trắng cũng buộc phải chấp nhận mức lương này bởi vì sự cạnh tranh ngày càng gắt gao trong tuyển dụng.

=============================

Phần II: NHỮNG HỆ LỤY.

Nếu bạn đưa ra một cái nhìn tổng quan cho vấn đề này, thì sẽ nhận ra một sự thực khó nhằn: Đây là trò chơi “Zero-sum Game”. Tức là lợi ích bên thắng thu được, đúng bằng thiệt hại bên thua mất đi.

 

————————–

Về phía các quốc gia nghèo, đang phát triển – những xứ đang “xuất khẩu” từng đàn, từng lớp người lao động vào âu châu.

Ngày nay, nhờ sự phát triển của các ngành thông tin truyền thông, người ta có cái nhìn ngày một rõ ràng hơn về cuộc sống của từng xứ sở, từng vùng địa lý trên thế giới. Với những xứ đang thuộc “thế giới thứ 3”, nơi con người ta có mức sống tệ hại hơn, thấp kém hơn, cái việc người ta mang tâm lý SO SÁNH, AO ƯỚC được sống tại những “thiên đường” phương Tây là điều hiển nhiên.

Thoạt nhìn ban đầu thôi thì người ta tưởng đây là một giải pháp THỎA ĐÁNG cho các quốc gia nghèo này. Những người lao động sống với lợi tức thấp, thậm chí không có công ăn việc làm, họ được “xuất khẩu” sang thiên đường bên kia. Vừa là tạo công ăn việc làm cho chính họ, họ gửi tiền về nuôi sống gia đình, vừa là một nguồn ngoại tệ nuôi sống xã hội.

KHÔNG! Đây mới chỉ là một nửa sự thật. Nửa còn lại là gì?

Cái thực trạng “thế giới thứ 3” – third world Countries (Hay là Shithole Countries – theo lời ông Trump) vẫn còn nằm đấy. Thậm chí nó còn ngày càng TỒI TỆ HƠN.

Thay vì những động thái cải thiện tình hình theo hướng đúng đắn, như là minh bạch hệ thống chính trị, cởi trói kinh tế cho tư nhân phát triển, cải thiện hệ thống giáo dục… Đây mới là những giải pháp cốt lõi, mang tầm chiến lược mà giới lãnh đạo chính trị nơi đây cần làm.

Thì họ lại chọn giải pháp ăn xổi ngắn hạn hơn, đấy là “tống khứ” đám lao động dư thừa kia sang các xứ thiên đường. Đằng nào thì lượng ngoại tệ họ làm ra cũng quay về nuôi sống gia đình, và cũng gián tiếp nuôi sống chế độ. Chưa kể, mỗi người muốn bỏ xứ ra đi cũng đâu có MIỄN PHÍ, mỗi một “vé” đi làm culi xứ thiên đường kia cũng làm họ tán gia bại sản. Đấy là số tiền gần 1 tỉ đồng mà cô gái người Hà Tĩnh kia phải đóng cho chuyến đi.

Về cơ bản, bọn họ – ở đây là đám lãnh đạo chính trị, họ đang UỐNG THUỐC ĐỘC ĐỂ GIẢI KHÁT.
Họ không giải quyết được vấn nạn lao động thất nghiệp ngày một gia tăng.

Vì sao có bằng đại học vẫn thất nghiệp?

Họ không giải quyết được làn sóng bỏ xứ ra đi, trong đó có cả những lao động có chất xám, một nguồn lực vô giá cho đất nước.

Xứ sở ấy vẫn nghèo nàn lạc hậu, tham nhũng tràn lan, kinh tế kiệt quệ, giáo dục thối nát, đạo đức băng hoại.

Những người dân bần cùng nơi đó, ánh mắt họ vẫn trống rỗng, ráo hoảnh, sống qua ngày chờ đợi một tương lai thay đổi.

Có một bộ lạc nằm ven biển Đông, đang đối mặt với chính xác những căn bệnh ung thư như vậy.

Link tham khảo thêm:

————————————

Về phía các quốc gia phương Tây.

Bên thắng cuộc tức là bên A tôi đã nhắc đến trên kia, những con người đã chen chân vào tầng lớp tinh hoa trong xã hội. Họ được hưởng lợi rất nhiều từ làn sóng di dân này, việc họ ra sức bảo vệ nó cũng là điều dễ hiểu.

Giới tinh hoa

Bên thua cuộc là những ai? Họ chính là giới lao động bản xứ: thợ thuyền, người làm công ăn lương, lớp trung lưu và trung lưu thấp… Có lần tôi từng viết, lớp người này chính là “lớp cừu”, những người trực tiếp lao động tạo của cải cho xã hội, chiếm tới 80% dân số. Bọn họ, một mặt bị trả lương thấp hơn dẫn tới không đủ sinh hoạt thậm chí mất việc, một mặt phải gánh những khoản thuế phí khổng lồ mà chính phủ phải chi trả cho đám người di dân kia. Mỗi khi họ lên tiếng, cụm từ “Racist – phân biệt chủng tộc” lập tức được dán lên trán họ. Không những bị CƯỚP công ăn việc làm thôi đâu, họ dần bị biến thành nhóm thiểu số ngay trên chính đất nước mình.

Những người lao động nhập cư kia đâu chỉ vào đấy một mình? Một thời gian sau khi đã “ấm thân”, họ sẽ tìm cách đưa vợ con người nhà, dòng tộc thân thích vào cùng để thành một cộng đồng. Vừa giải quyết bài toán mưu sinh, vừa là tương trợ lẫn nhau lúc khó khăn, âu cũng là một phản ứng bình thường của con người. Một người vợ được nhập tịch vào châu âu theo chồng đi làm ăn thì sẽ ra sao? Nên nhớ, cô ấy vẫn là một người Phụ nữ thuộc thế giới thứ 3. Vẫn là những công việc nội trợ hằng ngày, và quan trọng hơn nữa, họ còn ĐẺ NHƯ CHUỘT, tỉ lệ sinh vượt xa so với những Phụ nữ da trắng bản xứ. Chưa hết, nếu không đưa được người thân qua sống cùng, đa số lợi tức thu được từ nơi đây họ sẽ chuyển về quê hương. Đây cũng là một điều hiển nhiên mà thôi. Người Việt mình hay gọi những khoản tiền này là “kiều hối” đấy.

Ấy là chưa kể đến những hệ lụy xã hội, sinh ra bởi khác biệt văn hóa. Từ vấn nạn khủng bố xuất phát từ những người Hồi giáo cực đoan, cho đến nạn ăn cắp vặt của dân Việt Nam trên nước Nhật…Tất cả chỉ là bề nổi của tảng băng chìm mà thôi.

 

Xét về dài hạn, làn sóng di dân này mang về nhiều TÁC HẠI hơn là lợi ích với xã hội phương Tây.
Bạn nên nhớ, mô hình dân chủ trực tiếp – Pure Democracy của phương Tây ngày nay, thực ra là một dạng quyền lực dành cho SỐ ĐÔNG. Các đảng phái cánh tả nơi đây rất khéo léo “thu lượm” các nhóm thiểu số trong xã hội (lớp người di dân, Feminist, LGBT…), và từ thiểu số họ biến thành đa số, mang lại quyền lực chính trị gần như tuyệt đối như chúng ta đang thấy ngày hôm nay.

Lấy ví dụ ở Hoa Kỳ, cho tới những năm 1990s, Đảng Dân Chủ (Democratic Party) đã QUAY LƯNG HOÀN TOÀN với những cử tri của họ từ xưa đến giờ -những người lao động da trắng. Tại sao? Bởi lớp lao động bản xứ (the working class) này rất tỉnh táo, họ chỉ bỏ phiếu cho đảng phái nào bảo vệ quyền lợi cho họ, nhiều khi ấy là đảng Cộng Hòa. Thay vào đó, họ “chiêu mộ” được một lượng lớn cử tri mới, những lớp người trong xã hội từng là những nhóm nhỏ, yếu thế (người da đen, người nhập cư bất hợp pháp từ Nam Mỹ, LGBT, nhóm Phụ nữ theo Feminist…).

Về cơ bản, giữa đảng Dân Chủ và những nhóm này, đây là dạng quan hệ CỘNG SINH, anh trao cho tôi lá phiếu bầu, còn tôi cho anh quyền lực xã hội và lợi ích kinh tế.

Nguy hiểm là ở chỗ, nhờ phe cánh Tả nắm trong tay quyền lực truyền thông và hệ thống giáo dục, nhóm người từng là thiểu số này được TÔN VINH. Tôn vinh một cách quá đà. Anh chẳng cần phải đóng góp gì cho xã hội hết, chỉ cần anh là người da đen, là đồng tính, là Phụ nữ, là người nhập cư lậu… bỗng nhiên anh trở thành một “đấng” nào đó rất đáng để thiên hạ ngưỡng mộ. Đây là một dạng fake status (quyền lực ảo) mà truyền thông cánh tả thành công gieo vào đầu họ.

Đây cũng là lý do mà sau khi kết thúc nhiệm kì 8 năm của TT Obama người ta nhìn thấy sự phân hóa sâu sắc đến vậy trong nội bộ nước Mỹ. Và đáng buồn hơn, sự phân hóa này sẽ ngày một gia tăng chứ không dừng lại.

——————————-

Động thái này mang về LỢI ÍCH TO LỚN cho những đảng phái cánh Tả và các nhóm “thiểu số” kia, vừa là MỒ CHÔN của một xã hội dân chủ.

——————————-

Sẽ ra sao nếu một đảng phái dẫn dắt một nhóm người nào đó chỉ nhắm vào mục tiêu duy nhất là gia tăng sức ảnh hưởng, gia tăng số lượng thành viên, bất chấp đúng sai?

Sẽ ra sao khi những công dân bản xứ, những người CHỦ THỰC SỰ của xã hội đó bị đẩy vào thế yếu và mất dần tiếng nói?

Hiện tượng phân hóa chính trị-xã hội này đã cháy âm ỉ nhiều năm nay, để giờ này người ta mới nhìn thấy những đám cháy ngoi lên, ngày càng bùng phát dữ dội trên khắp lục địa già châu âu. Đó là vụ Brexit ở Anh, phong trào công nhân áo vàng ở Pháp, xứ Catalunya đòi tách ra độc lập với Tây Ban Nha… Gần đây nhất, hơn một tuần trước là cuộc bầu cử ở Canada, với sự chiến thắng “vớt vát” của đảng Tự Do của ông Trudeau, một số tiểu bang với đa số là người bản xứ đã rục rịch những làn sóng đòi tách khỏi Canada và gia nhập liên bang với Hoa Kỳ. https://www.thenation.com/article/canada-election-alberta-racism/

Tại sao đây lại là MỒ CHÔN của một xã hội dân chủ?

 

Một xã hội dân chủ muốn tồn tại thì mọi đảng phái đại diện cho mọi sắc dân phải biết hòa hợp, phải thương lượng với nhau để giải quyết NHỮNG MỤC TIÊU CHUNG.

Họ có thể khác biệt nhau về quan điểm, cách thức thực thi vấn đề, nhưng cuối cùng phải họ phải đưa ra giải pháp để THỎA MÃN mọi thành phần dân chúng. Như chúng ta đã thấy thời gian gần đây, các quốc gia phương Tây chỉ duy nhất có nước Mỹ là làm được điều này.

Còn như với thực trạng đang xảy ra hiện nay thì sao? Sự PHÂN HÓA đang như một căn bệnh ung thư gặm nhấm các nền dân chủ nơi đây. Có quá nhiều những phe nhóm, những cộng đồng sắc dân có KHÁC BIỆT từ nhận thức, lối sống, ưu tiên quyền lợi. Họ không những không thể thương lượng và nguy hiểm hơn nữa, họ dần coi nhau là kẻ thù. Đấy là những gì đang xảy ra tại Nam Phi ngày hôm nay, nơi những cộng đồng người da đen TỪ CHỐI sống chung, cùng tồn tại với người da trắng, đấy là lúc những cuộc hãm hiếp, cướp bóc, thảm sát xảy ra ngày một nhiều và chính phủ hoàn toàn bế tắc.

Từ những ngọn lửa nhỏ nhen nhóm mà không được dập tắt, người ta sẽ được chứng kiến một cơn cháy rừng. Tình trạng hỗn loạn đó chỉ có thể được chấm dứt khi có một nhà ĐỘC TÀI, một bạo chúa chuyên chế với bàn tay sắt nổi lên, mới đủ sức “dẹp loạn” những mâu thuẫn xã hội ấy mà thôi:

  • Hắn ta sẽ đè bẹp MỌI THÀNH PHẦN mâu thuẫn trong xã hội, để thiết lập một trật tự mới: Tần Thủy Hoàng, Hán Cao Tổ Lưu Bang, Napoleon….
  • Hoặc hắn có thể TIÊU DIỆT cộng đồng yếu hơn, đồng thời đưa một cộng đồng đối lập đông đảo, đang chiếm ưu thế cùng lên nắm quyền lực: Hitler, Lenin, Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành… Đây chính là mô thức chung mà chủ nghĩa Cộng Sản từng thâu tóm quyền lực.

Chúng ta đã chứng kiến hiện tượng này quá nhiều lần trong lịch sử. Đây là hướng giải quyết DUY NHẤT cho một xã hội có quá nhiều mâu thuẫn.

=============================

Phần III: NHỮNG NÔ LỆ THỜI ĐẠI MỚI.

Tôi viết bài này không phải để chĩa mũi dùi vào những người di dân. Ai cũng có quyền tìm đến một môi trường sống trong lành hạnh phúc hơn. Tôi hiểu điều đó. Nhưng đọc xong bài viết này, bạn đã nhận ra bản chất của trò chơi Zero-Sum Game tôi đề cập trên kia rồi chứ?

Bên thắng cuộc duy nhất ấy chính là lớp tinh hoa của xã hội phương tây, lớp người 20% nắm quyền lực chính trị, kinh tế, truyền thông, giáo dục.

Bên thua cuộc ngày càng đông đảo và PHẪN UẤT: bao gồm chính những người da trắng bản xứ, cùng với người dân của các quốc gia nghèo.

Ở thế giới thứ 3, người ta nhìn vào những người da trắng nơi ”thiên đường” kia, thấy ở họ sự tự do, văn minh, đẹp đẽ hào nhoáng… Tất cả chỉ là ảo ảnh mà thôi. Cụm từ Chủ nghĩa tư bản – Capitalism – thực chất chỉ là cái vỏ cho một mô hình NÔ LỆ thời đại mới. Những “điền chủ” trong quá khứ giờ này trở thành những đại tài phiệt, những chủ công ty mặc Vest, tay ôm cặp tiền. Càng xén được nhiều tiền từ những “con cừu” kia họ càng có nhiều quyền lực chính trị CÔNG KHAI, thông qua khả năng lobby.

Thôi nào tỉnh lại giùm tôi đi. Các bạn vẫn tin đám người da trắng phương Tây được tự do ư?

Xưa kia, người nô lệ thời điểm ấy còn được chủ nô cho ăn, cho chỗ trú ẩn, được khám sức khỏe định kì để anh ta có sức khỏe lao động. Ngoài ra anh ta phải được hưởng một nguồn lợi tức đủ lớn để nuôi vợ con. Ngày nay, những NÔ LỆ thời hiện đại được đi xe hơi, áo quần thơm phức, ăn ngon mặc đẹp hơn, nhưng suốt đời họ vẫn phải bán sức lao động cho những “chủ nô” ấy, NHƯ MỘT CON TRÂU.
Khác biệt DUY NHẤT giữa đám nô lệ xưa kia và ngày nay, ấy là cái xiềng sắt nơi cổ họ mà thôi.

——————————–Pill.

Chia sẻ để phát triển cộng đồng:

Related Posts

0 0 votes
Article Rating
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments