Đàn ông “bá chủ” & đàn ông “nô lệ”.

Emmanuel Goldstein, đăng tải vào ngày 11 tháng Bảy năm 2013

Dịch từ bài gốc: THE MASTER AND THE SLAVE

 

Gần đây, Helen Smith có ra mắt cuốn sách Men On Strike với độc giả ái mộ. Cuốn sách luận bàn về những thử thách mà đàn ông phải đương đầu trong xã hội. Về sự kiện này, một vài anh em có chỉ ra rằng, khi một người phụ nữ cất lên tiếng nói ủng hộ cánh đàn ông, cô ấy sẽ có được nhiều sự tôn trọng còn hơn là khi những lời đó được nói bởi đàn ông. Người khác phản bác lại, nếu cô ấy có thể đem lại tầm nhìn và sự tín nhiệm lớn lao như thế, thì giá trị của cô hẳn phải thật cao, chứ đâu chỉ đánh giá cô tác giả dựa trên mỗi cái “sự thật đơn thuần” như nhóm bên trên lập luận.

Cả hai luồng ý kiến trên đều dễ thông cảm thôi – tôi cũng hiểu cho họ. Theo một khía cạnh nào đó, cả hai bên đều không tìm được điểm thống nhất – một bên thì quan tâm đến công lao của cô tác giả, bên kia thì để tâm tới tính hiệu quả những lời cô viết ra. Và, chỉ sắp xếp ý tưởng thôi thì chưa đủ – điều thúc bách bây giờ là phải lan truyền chúng. Bỏ vấn đề công trạng của cô Smith qua một bên, hiện tượng ta nói ở đây không bàn là không được:

Tại sao những anh chàng kia lại nhiệt tình tung hô một nữ tác giả, chỉ vì cô ta làm công việc bình thường của mình? Sao họ phải làm thế?

Nô lệ

 

Một người đàn ông tôn trọng một ai đó tới mức thái quá, thường là người không trọn tin vào bản thân. Anh ta tìm kiếm một ai đó để khiến mình cảm thấy tin tưởng nơi bản thân, ai đó để anh bám theo mà khuất phục. Không thể tin vào quan điểm mình, anh ta khao khát tìm được một ai đó để tuân phục, tựa như bổn đạo và binh sĩ cúi đầu trước Thánh Joan d’Arc* vậy. Về căn bản, gã này là nô lệ. Anh ta cần theo sau một bá chủ, người sẽ xua đi nỗi sợ của bản thân, đảm bảo rằng anh đang đi đúng hướng. Những loại người kiểu này giống đám nhóc thích chạy dẫn trước cha mình, nhưng đầu luôn ngoái lại đằng sau, để chắc chắn rằng cha vẫn còn đứng ở đó.

*Chú thích: Thánh Joan d’Arc (1412-1431), nữ anh hùng của nước Pháp, chiến đấu trong cuộc Chiến tranh Trăm Năm giữa Pháp và Anh. Bà cũng được Giáo hội Công giáo phong Thánh.

 

Nô lệ “nơi Địa Đàng”.

Những kiểu đàn ông dễ phục tùng này xuất hiện khắp nơi trong xã hội. Họ chỉ tin vào những gì xã hội chấp nhận. Nếu mọi sự thật trên đời này đều dẫn tới một kết cục tai hại, anh ta sẽ từ khước sự thật. Anh ta đợi chờ sự dẫn dắt của một nhân vật lớn, để từ đó, khi khép nép bước theo sau, anh ta có thể nấp trong cái bóng của vị “đại nhân” đó, an toàn nghĩ rằng “mình đâu có cô đơn”. Nghe bạn trình bày các luận điểm, anh này có thể chẳng bày tỏ sự phản đối hay hoài nghi. Nhưng chẳng qua là vì không có ai ở bên cạnh để “hùa” theo, nên anh ta mới chịu im lặng thôi.

Bá chủ

Ngược lại với loại trên, những người quả quyết vào phán đoán của mình, đó là đàn ông thuộc loại “bá chủ”. Anh ta không thèm ngó qua người khác để tìm kiếm sự xác nhận, một khi anh ta chắc chắn mình đã tìm kiếm được sự thật. Cuối cùng thì, quan tâm làm chi chuyện người khác nói ngược nói xuôi, khi sự thật đã đứng về phía mình? Chẳng quan trọng. Cách những người đàn ông kiểu này nhìn đời cũng khác hẳn – anh cho rằng bản thân không đủ lực để dắt đàn cừu (đàn nô lệ) đến được với sự thực. Anh ta chọn gia nhập tầng lớp tinh hoa, sở hữu những “bí kíp” không phải ai cũng biết. Miễn bản thân mình không sống theo những lời giả dối, vậy là đủ. Chỉ giữ lại bên mình một vài người bạn thân, những người mà anh tin là mang suy nghĩ hợp lý trí, vô tư, không vướng mắc điều gì khác. Bên cạnh đó, hiểu được bản chất “phi lý trí” của con người, đàn ông “bá chủ” không thèm phí thì giờ khai sáng và thay đổi đám đông.

 

Khi nghe được những lập luận có giá trị, đàn ông “bá chủ” sẽ hoan nghênh tác giả, vì anh ta đã học hỏi được thêm một số điều. Danh tiếng của tác giả có lớn mấy đi chăng, điều đó chẳng quan trọng. Điều đáng để tâm là sự sáng suốt của tác giả mà thôi.

Nỗi sợ cô đơn

 

Thiết nghĩ, ta cũng cần phải nói thêm về chiều kích giới tính. Ta đang sống trong thời đại mà đàn ông được dạy rằng, tình yêu đích thực đến từ việc gắn kết với người phụ nữ vốn là bạn thân của mình. Thế còn khả năng làm vợ, làm mẹ của cô ấy thì sao? Ai mà đặt câu hỏi trên, dám chắc họ sẽ bị chửi là hỏi điều “không liên quan”, mang tư duy cổ hủ và phân biệt giới tính. Và đám nô lệ cắm đầu cắm cổ tin vào luận điệu nói trên.

Nhưng, phái nam và nữ khác nhau. Họ khác nhau cả về khiếu thẩm mỹ lẫn sở thích, kể cả trong cái thời đại nam không ra nam, nữ không ra nữ* như ngày nay. Thế nên đám đàn ông “nô lệ” ngay lập tức tìm kiếm ở ngoài kia, số ít ỏi phụ nữ có chung sở thích, về thể thao, trò chơi điện tử hoặc trong môn cử tạ.

*Chú thích: Trong bài viết gốc, tác giả dùng cụm từ “in this age of androgyny”, hàm ý muốn nói tới một thời đại nơi những đặc trưng giới tính giữa nam – nữ bị đảo lộn.

 

Tận trong cõi lòng, hắn sợ người phụ nữ khác biệt với bản thân mình. Thẳm sâu trong trái tim, hắn tin rằng gái chỉ đến với mình khi tự chứng minh bản thân sở hữu những điểm chung với đối phương. Luôn cuộn sẵn bản thân mình để chuẩn bị nằm trong lòng bàn tay đàn bà, thậm chí sẵn sàng thỏa mãn ý chí của cô ta. Chỉ vì nếu thể hiện bản thân mình, kiểu đàn ông này sẽ luôn thấy bất an trong lòng.

Anh ta không thể tiến tới tìm hiểu cô gái mình thích, chỉ vì cô ta không thích trò World of Warcraft. Vấn đề của anh chỉ xoay quanh chuyện đó. Khi tìm được một cô gái hạp sở thích, anh ta nhảy cẫng lên mừng vui. Thao thao đến văng cả nước bọt, hắn thốt lên, “Tôi đã tìm được cô ấy rồi! Bạn đời tôi đây rồi!” Nếu cô nàng ngán dần sở thích đó, anh chàng cũng tính đến chuyện bỏ luôn sở thích đó. Hắn liền sợ hãi cô ấy thay đổi, bỏ mình mà đi.

Anh ta cô đơn, vì ít phụ nữ sở hữu điểm chung với mình quá. Thế nên, anh không thể bỏ qua bất kỳ cơ hội nào để tìm kiếm bạn gái. Hắn làm vừa lòng mọi phụ nữ mình gặp trong đời, với hy vọng cô ấy sẽ tìm được và trân trọng điểm chung giữa hai người – theo cách gã hiểu, là thứ khiến cô ấy thích mình. Khước từ tin vào nam tính, anh ấy cho rằng sức mạnh của tính cách không có vai trò nào trong mối quan hệ. Nên, nếu bị từ chối, lý do sẽ là anh chưa yêu cô nàng đủ.

Cho quý độc giả biết thêm, tôi cũng đã từng gặp nhiều cô gái có sở thích của đàn ông. Đối với một người phụ nữ, đàn ông như thế kia đều bị khinh rẻ. Có cô kể rằng, khi biết rằng mình thích nói chuyện về vật lý, có hàng tá gã cố gắng thể hiện hiểu biết về Hans Bethe* trước mặt cô. Cô cảm thấy hối hận vì đã để lộ ra sở thích này.

*Chú thích: Hans Bethe (1906-2005), nhà vật lý nguyên tử người Mỹ gốc Đức

Phụ nữ sẽ “thiến” những gã thiếu nam tính

Ngày nay, đàn ông cực kỳ sợ bị người khác dán lên mình cái nhãn bị “đồng tính” hoặc là kẻ thất bại trong chuyện tình cảm. Có mấy anh chàng sẽ từ chối không đi ăn với đàn ông khác, chỉ vì sợ người ta dèm pha rằng “trông giống hai thằng gay đi hẹn hò với nhau”. Trong giao thiệp, anh có thể đi chung với ba bạn nam khác, nhưng ánh mắt chỉ tập trung duy nhất vào cô gái đi chung đám. Mỗi khi cô cất tiếng nói, cả đám liền im lặng lắng nghe.

 

Tiếp xúc với đàn ông thành toàn, thuộc hàng “bá chủ”, bạn sẽ được tiếp cận một quan điểm khác hẳn về vai trò của phụ nữ. Chấp nhận sự thực rằng đàn ông và phụ nữ khác biệt nhau, nên cái anh ta tìm kiếm ở phụ nữ chính là những thứ mà cánh đàn ông không có – sự khác biệt giữa cô ấy với mình là điều tốt, không phải yếu điểm. Người phụ nữ được trân quý dựa trên mức độ nữ tính, khác-biệt-với-đàn-ông của cô. Có lẽ cô cũng sở hữu vài sở thích chung với anh, như trong triết học và nghệ thuật chẳng hạn – điều đó thật là tốt. Nhưng sự tương đồng đó cũng chỉ như lớp kem phết trên chiếc bánh mà thôi. Bởi những gì cần thiết, anh ta đã được học thông qua các mối quan hệ với nam giới. Anh ta chẳng quan tâm thiên hạ xì xào cho mình là “gay”, chỉ vì anh thích chơi chung với một đám đàn ông. Kiểu đàn ông này không bao giờ bị vướng lòng bởi những đồn đoán nhỏ nhặt của mọi người chung quanh.

Hãy cùng hỏi mọi người, xem họ nghĩ như thế nào về hai kiểu đàn ông trên – bá chủ & nô lệ. Khỏi cần nghi ngờ, kiểu đàn ông “bá chủ” sẽ bị cho là kẻ phân biệt phụ nữ (misogynist), phân biệt giới tính (sexist), bởi vì không coi phụ nữ như người bạn, ngang bằng với mình. Trên thực tế, chỉ có mẫu đàn ông “nô lệ” mới là những kẻ coi khinh phụ nữ, trói buộc linh hồn họ. Trong khi mẫu đàn ông “bá chủ” sẵn lòng cho phép phụ nữ thoải mái với bản chất nữ tính của mình, mấy tay “nô lệ” lại muốn người yêu đóng cả mấy vai cùng một lúc: làm bạn thân của hắn, mẹ của đám nhỏ, vợ, cố vấn, người bảo hộ, người chỉ bảo. Chẳng ngạc nhiên đến khi cô ta chịu hết nổi, trở nên nam tính hóa (masculinized). Cô nàng bắt đầu nhìn người yêu như một đứa nhóc lóc chóc, bất trị. Người phụ nữ độc lập sẽ băn khoăn về sự bình đẳng, trong khi “bất bình đẳng” mới thực sự là thứ làm cô ấy hài lòng.

 

===========================

Mỗi một like, share, comment của các bạn là một đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng.

Chia sẻ để phát triển cộng đồng:

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Donate cho tác giả tại đây để duy trì website và phát triển thêm những nội dung hữu ích khác.

Related Posts

0 0 votes
Article Rating
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments