Xin chào anh em, dạo này tôi đang xây dựng một kênh tin tức với chủ đề công nghệ là MacLife tại địa chỉ maclife.io.vn. Website này chuyên viết về các sản phẩm của Apple, bao gồm nhận định về các sản phẩm, hệ điều hành, thủ thuật cũng như các tin tức có liên quan. Anh em có quan tâm đến chủ đề này có thể ghé qua để tìm hiểu tại các kênh thông tin sau đây. Cảm ơn anh em!
Bài viết của: https://www.facebook.com/findyourinsidemind/
Stoicism 101: 4 virtues
Justice (Morality) – Công bằng
Trong 4 virtues của Stoicism chắc có lẽ Justice là khó thực hiện nhất vì nó đòi hỏi phải giữ được một cái đầu bình tĩnh trước khi quyết định phản ứng trước hầu hết sự việc diễn ra với chúng ta, kể cả khi gặp phải những ý kiến trái chiều hay những người phản đối.
Justice: đối xử với người khác bằng sự công bằng kể cả khi họ làm SAI.
Quả thật khi đứng trước một người có hành vi sai trái, đặc biệt nếu hành vi đó nhắm vào chính bản thân chúng ta, việc giữ được justice là điều khá khó khăn.
Khi nói đến Justice, không thể không nhắc tới Reciprocity.
Reciprocity (có qua có lại) là một trong những đặc tích thường thấy ở con người, tất nhiên không phải ai cũng có. Khi chúng ta nhận được sự tích cực (một sự giúp đỡ, một món quà…) chúng ta có xu hướng tìm cách để đáp lại sự tích cực đấy, hoặc nếu không đáp lại được thì chúng ta sẽ có xu hướng lan tỏa sự tích cực đấy tiếp cho những người khác. Đặc biệt những khi khó khăn, sự giúp đỡ từ người khác sẽ làm ta có cảm giác mang nợ sâu đậm. Tất nhiên đây chỉ là xu hướng, ngoài kia vẫn đầy những kẻ khi nhận được sự giúp đỡ khi khó khăn nhưng sẽ phủi trắng khi hết hoạn nạn.
(Ngoài lề một chút, reciprocity cũng là một trong những mánh mà các doanh nghiệp hay dùng để chốt sales. Bằng cách cho, tặng hay một sản phẩm hay dịch vụ nhỏ miễn phí, tỷ lệ chốt sales sẽ tăng đáng kể nếu người nhận cảm thấy hài lòng)
Tuy nhiên nếu như thứ được nhận không phải là sự tích cực mà là sự tiêu cực (cơn giận dữ, lời nói chỉ trích, hành vi tấn công…), hầu như tất cả mọi người sẽ muốn ngay lập tức đốp chát lại, trả đũa ngay lại người vừa gây ra cảm giác khó chịu đó cho chúng ta. Đặc biệt khi nhận được Mày chửi tao một câu, tao chửi lại mày mười câu, mày đánh tao một cái, tao đánh lại mười cái. Và hầu như chúng ta có xu hướng đáp trả lại sự tiêu cực từ người khác gấp nhiều lần cái chúng ta nhận được. Điều này tạo ra một vòng lặp luẩn quẩn hận thù trong xã hội và gia đình. Khi không thể đáp trả lại sự tiêu cực cho chính người gây ra, người nhận sẽ có xu hướng lan tỏa lại sự tiêu cực của bản thân cho những người xung quanh do tích shadow. Có lẽ câu nói phù hợp nhất với sự thật này là: “Thật hài hước, kẻ bị tổn thương lại muốn làm tổn thương người khác”. Vòng lặp và sự lan tỏa của sự tiêu cực thì to, rộng và bên hơn rất nhiều của sự tích cực.
Lưu ý nhỏ: phần lớn sự trả đũa người khác mang tính thuần cảm xúc, không phải dựa trên bản chất của sự việc gây ra cảm xúc đó. Một người khi bị chỉ trích (criticize) sẽ dễ dàng quay qua tìm cách chỉ trích, chửi bới lại người đã chỉ trích mình mà ít khi quan tâm tới logic và mục đích của việc chỉ trích đó. Rất nhiều trường hợp sự chỉ trích nhằm mục đích chỉ ra cho chúng ta rằng chúng ta đang đi sai, làm sai (muốn biết thế nào là đúng sai thì phải có Wisdom(sự thông thái), đã đề cập trong bài trước). Và rất nhiều người trong chúng ta, cả nam lẫn nữ, đều không muốn thừa nhận mình đang sai. Việc bị người khác nói rằng mình đang sai động chạm tới ego của chúng ta và chúng ta phản ứng lại bằng cách bục shadow để tổn thương ego của đối phương chứ ít khi nhìn vào logic mà mục đích của lời chỉ trích.
Với một người Stoic, việc thực hành Justice là tách bản thân khỏi cảm xúc khi suy nghĩ, phát ngôn và hành động để có thể dùng Wisdom (Sự thông thái) đánh giá bản chất của sự việc một cách đúng đắn nhất. Để luôn hành động vì lợi ích chung (common good) chứ không phải lợi ích riêng. Marcus Aurelius là người luôn thực hành Justice một cách nghiêm chỉnh nhất. Ông coi Justice là virtue(đức hạnh) quan trọng nhất và là nguồn gốc của tất cả virtues(đức hạnh) khác.
“And a commitment to justice in your own acts. Which means: thought and action resulting in the common good. What you were born to do.” — Marcus Aurelius, Meditations, 9.31
Thực hành Justice không bao gồm việc phải nhún nhường để bị làm tổn hại về thân thể, danh dự, nhân phẩm. Việc phản ứng lại để bảo vệ bản thân và người xung quanh khi thân thể, danh dự, nhân phẩm bị tổn hại là hoàn toàn hợp lí với một người Stoic. Tuy nhiên việc phản ứng phải có sự tách biệt rõ ràng với cảm xúc để tránh rơi vào vòng lặp hận thù như đã nói ở đoạn trên.
Ví dụ cụ thể về thực hành Justice
Nếu một người chỉ trích ý kiến của bạn, tìm hiểu xem mục đích của họ là gì và lý lẽ (reason) trong những câu chỉ trích của họ. Đôi lúc bạn sẽ thấy sự chỉ trích đó giúp bạn tốt hơn, hãy cám ơn. Còn nếu không, bạn có thể phản biện để bảo vệ quan điểm của bản thân. Tránh việc lấy cảm xúc để phản biện, cảm xúc thì ko có lý lẽ và logic. Nếu họ hiểu, đấy là điều tốt. Nếu không, đấy không phải là thứ bạn có thể kiểm soát được. Đừng chú trọng vào việc phải làm họ hiểu, hiểu hay không hiểu nằm ngoài những gì bạn có thể kiểm soát.
Nếu một người sỉ nhục bạn, bạn có thể bảo vệ danh dự bản thân. Không có gì sai khi bảo vệ danh dự cả. Nhưng cũng không cần phải đáp trả gấp 10 lần một câu chửi bâng quơ. Bạn đáp lại một câu chửi “đổ ngu” từ 1 người xa lạ bằng cách lôi cả 9 đời tổ tông nhà nó lên chửi thì không còn là Justice nữa.
Nếu một người lừa dối bạn, bạn có quyền bảo vệ bản thân, có thể kiện, có thể bóc phốt để đòi lại những gì bị mất nhưng again, không cần phải lôi 9 đời tổ tông nhà nó lên để phốt rồi chửi.
Nếu bị gây hấn, tấn công, có thể phòng vệ nhưng tránh việc phản công quá mức cần thiết. Thấy việc lợi mình hại người thì không làm. Không đem sự tiêu cực tới cho những người không liên quan để trả thù đời. Bạn bị lừa không có nghĩa rằng bạn phải đi lừa người khác để trả thù đời. Bạn bị trai lợi dụng, miễn cưỡng cay đắng phải trở thành single mom không có nghĩa rằng bạn phải xúi các em gái sau này cũng trở thành single mom để cũng biết cay đắng giống bạn mới hả dạ.
Thấy việc sai trái, hại người thì phải lên tiếng (điều này cần thêm Courage – Lòng can đảm).
Nếu Temperance(Sự chừng mực) và Wisdom tập trung vào bản thân nhiều hơn bên ngoài thì Justice(Sự công bằng) là virtue cần thiết để đối nhân xử thế với người xung quanh. Những người càng có địa vị, trách nhiệm, quyền lực cao thì lại càng cần Justice(Sự công bằng) để ko trở nên lạm dụng quyền lực và luôn luôn giữ sự công bằng với mọi người. Nếu như Wisdom giúp người Stoic phân biệt được đúng sai thì Justice(Sự công bằng) giúp người Stoic chủ động làm điều đúng và tránh điều sai, cũng như công bằng trước cái sai của người khác.
Mặc dù con người vẫn còn đầy những tội lỗi, tham sân si, chúng ta xuất hiện ở thế gian này không phải để gây tổn thương lẫn nhau mà để chủ động giúp nhau tốt lên, đấy mới thực sự là Đạo.
“Seeking the very best in ourselves means actively caring for the welfare of other human beings.” – Epictetus
—-Inside Your Mind
Bài trong Series:
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Donate cho tác giả tại đây để duy trì website và phát triển thêm những nội dung hữu ích khác.