18 chiến thuật tự xuất bản đã giúp tôi bán được hơn 25.000 quyển sách.

Đăng ngày: 21/11/2012

Link gốc: https://bit.ly/34kuzIH

Tác giả: Roosh V

 

Khi tôi 20 tuổi, tôi rất hâm mộ club promoter (người có nhiệm vụ lấp đầy và tăng độ hứng khởi cho các tụ điểm – ND). Làm sao họ quen biết rộng thế? Làm sao họ mời được hàng tá người? Tôi từng thử công việc này với một người bạn nhưng chúng tôi chưa bao giờ tìm được hơn 50 người cho 4 buổi party. Công việc này vui đấy, nhưng bọn tôi không thành công lắm.

Lúc này khi ngẫm lại, tôi đã không hiểu được rằng để là một promoter thành công, bạn cần phải mang đến giá trị cho khách mời, không chỉ một lần, mà thường xuyên. Thậm chí trước khi tổ chức party, họ vẫn thường đến các tụ điểm và làm mọi người vui vẻ. Họ sẽ đi vòng quanh và uống với mọi người làm buổi tiệc hào hứng hơn.

 

Họ thường có một lượng lớn follow trước khi họ bắt đầu tổ chức party đầu tiên. Đây cũng là cách bán sách ở thời điểm hiện tại. Quyển sách là party, là phụ gia sau cùng của những giá trị bạn mang lại trước đó. Độc giả không chỉ trả tiền cho quyển sách, mà còn là giá trị bạn mang lại trước khi quyển sách được xuất bản.

Tôi nhận được rất nhiều câu hỏi làm sao để kiếm sống bằng việc bán sách này. Nên đây là danh sách:

1. Đừng hỏi làm sao kiếm tiền – hãy hỏi làm cách nào mang lại giá trị.

 

Chính xác thì sách của bạn giúp độc giả nhận lại được gì? Không ai quan tâm mục tiêu của bạn là kiếm được 3.000 USD/tháng đâu. Họ muốn biết đọc sách của bạn thì bổ béo gì cho họ? Nếu đến chính bạn còn không biết lợi ích mà sách của bạn mang lại, đừng mơ mộng trở thành một tác giả thành công.

2. Trang blog quan trọng hơn quyển sách.

 

Không có một tác giả thành công nào mà tôi biết lại không sở hữu cho mình 1 trang blog cả. Đã qua rồi cái thời trên trời rớt xuống quyển sách và nó trở thành best seller. Trước khi bắt đầu viết sách, bạn phải có 1 trang blog 1 năm tuổi để thu hút sự chú ý của độc giả. Sau 1 năm viết mà không nhận lại gì cả, bạn có thể bắt đầu viết sách bán. Nếu bạn không có đủ content để giữ trang blog hoạt động, cũng như đưa vào sách, bạn tiêu.

3. Hết thời lũ tác giả hợm hĩnh.

Bạn đọc muốn tương tác với tác giả họ yêu thích. Bạn không thể bắt chước J.D.Salinger (Tác giả quyển “Bắt trẻ đồng xanh”, cuốn sách rất hay, được truyền tay nhiều người. Thế nhưng hình như tay tác giả lại không được lòng người ta cho lắm – ND) và chơi trò bí ẩn bằng cách xuất bản sách rồi biến mất khỏi Trái Đất. Tôi nhớ có 1 lần inbox hỏi tác giả có xuất bản sách bản ebook không? Hắn ta “seen” tôi, còn tôi thì dĩ nhiên là không mua sách của lão. Mặc dù không thể hồi âm tất cả, tôi vẫn dành 1 khoảng thời gian lớn cố gắng trả lời 90% mail bạn đọc gửi đến. Ngày nay tác giả phải giống như một người bạn hơn là một tên nghệ sĩ xa cách.

4.Bìa sách quan trọng hơn bạn nghĩ.

Tôi biết là bạn sắp nói “nhưng Roosh ơi, bìa sách của anh như c*t!” Ừa thì tôi biết mà, nhưng độc giả của dòng này thích những bìa siêu đơn giản và không lọt mắt đại chúng. Điều này lại trở nên không đúng khi chúng ta dần chuyển qua ebook nên đừng bất ngờ nếu các bìa sách trong tương lai của tôi trở nên cầu kỳ và sặc sỡ hơn. Cái quan trọng nhất là bạn phải có bìa sách ấn tượng để làm thumbnail. Hãy chú ý mục “Khách hàng cũng thường mua” trên Amazon. Nếu thumbnail của bạn nhìn như c*t trên đó, thì có chó nó mua sách của bạn. Tôi biết là hầu hết các bạn gần như muốn phá sản cho lần xuất bản đầu tiên rồi, nhưng cắn rơm cắn cỏ mà bỏ ra thêm 299$ mướn 99 Designs thiết kế bìa cho bạn đi.

 

Thật, bìa sách như c*t – ND

5. Bạn không cần một editor, nhưng bạn cần một copyeditor (thằng rà soát lỗi đánh máy).

 

Độc giả ghét lỗi đánh máy. Họ chỉ đơn giản là không thể chấp nhận nổi một quyển sách đã xuất bản mà lại mắc lỗi này. Văn chưa được mướt hay thậm chí mắc lỗi ngữ pháp còn tạm cho qua được chứ lỗi đánh máy là không. Lên Elance (đã đổi tên thành upwork – ND) mà kiếm 1 copyeditor để rà soát lỗi cho bạn trước khi đưa sách lên kệ. Bạn cũng có thể tiết kiệm bằng cách gửi bạn bè và nhờ họ bắt lỗi, nhưng vẫn tốt hơn hết là có 1 người chuyên về lĩnh vực này đánh giá cho bạn.

6. Đừng keo kiệt.

 

Bạn phải nhìn xa hơn doanh số tháng đầu. Mặc dù lượng độc giả của bạn còn ít, vẫn nên gửi tặng không ít hơn 10 quyển. Cuốn Day Bang thì tôi tặng hơn 30 quyển.

7. Hãy ghi giá sách theo ý độc giả, chứ không phải theo ý bạn.

 

Sau đây là cách mà hầu hết tác giả quyết định giá sách: “Tôi muốn mỗi tháng kiếm 2000$, vậy nếu tôi bán với giá 20$/quyển thì tôi chỉ cần bán được 200 quyển thôi!

Tin giật gân nè: Đé* ai quan tâm bạn muốn kiếm bao nhiêu 1 tháng đâu. Họ muốn sách chứa nội dung mà cho họ cảm giác là vớ được món hời. Cho nên sách của bạn nên được bán rẻ, và quên luôn lối tư duy muốn thu về bao nhiêu hàng tháng đi nhé. Tôi khá là bất ngờ khi biết độc giả lại nhạy cảm với giá như thế nào đấy.

Nếu độc giả mua sách của tôi với giá 9.99$ và sách bạn với giá 20$, họ sẽ nói “Tốt hơn hết là cuốn này hay gấp đôi sách của lão Roosh.” Nếu không đạt được kỳ vọng thì họ sẽ có cảm giác như mình vừa bị ăn cú lừa ấy. Bạn phải đặt giá dựa trên thị trường, và tại thời điểm này thì giá sách khá thấp. Đặt giá quá cao thì chẳng khác nào bạn đang tuyên bố với thiên hạ là bố mày đặt sách lên kệ cho vui chứ không phải để bán.

8a. Đấu tranh chống lại bọn “đọc chùa” làm tổn hại người đọc nhiều hơn là chúng.

 

Nếu tôi đặt password lên PDF hay bật tính năng bảo vệ bản quyền trên Kindle, người duy nhất cảm thấy phiền nhiễu là độc giả. Bạn không có cách nào ngăn cản lũ đọc chùa, và quá chú tâm vào vấn đề tác quyền chứng tỏ bạn chỉ chăm chăm vào việc kiếm tiền chứ không quan tâm gì đến trải nghiệm của độc giả. Hãy làm sách của bạn dễ tiếp cận hơn bằng cách đưa nó lên mọi mặt trận, chẳng hạn như Createspace (Cho sách bìa mềm), Amazon (Kindle), và Smashwords (phần còn lại). Hãy đặt bản thân vào vị trí của độc giả. Bạn có muốn mua 1 quyển sách mà phải làm đủ mọi loại thủ tục phiền hà để đọc được vài dòng đầu không? nếu đẩy khách hàng đến ý nghĩ down lậu sách thì bạn là một gã bán sách thất bại.

 8b. Cho đi nhiều giá trị đến mức độc giả sẽ cảm thấy có lỗi nếu đọc chùa sách của bạn.

Liên tục trao giá trị làm người đọc cảm thấy họ đang nợ bạn.

80% nội dung tôi đều đưa lên blog. Chỉ có 20% được đóng thành sách. Nên khi độc giả đứng trước lựa chọn mua sách hay down lậu, thì thường họ vui vẻ móc hầu bao. Tôi chẳng thể nhớ nổi số lần nghe câu “Sách của anh là cuốn duy nhất mà em không down lậu.” Họ biết tôi làm ăn đàng hoàng chứ không phải kiểu mấy công ty bủn xỉn chỉ hao háo nhòm ngó túi tiền của khách hàng.

9. Quảng cáo sách vừa phải thôi.

 

Tưởng tượng nếu tôi quảng cáo sách trên mọi tweet. Bạn sẽ cảm thấy cực kỳ phiền hà vì nó chả mang lại giá trị gì cả. Đừng cho rằng có 1 twitter với lượng người theo dõi đông đảo nghĩa là bạn muốn tùy tiện đưa bao nhiêu quảng cáo vào cũng được. Ngoại trừ ngày phát hành sách, thì ta chỉ nên quảng cáo sách của mình “lâu lâu 1 lần” thôi. Đặt cái link dẫn về cuốn sách đâu đó trên thanh công cụ rồi ngậm cái mồm lại. Ai cũng biết bạn bán sách rồi và cứ bô bô về nó chỉ làm người khác bực.

10. Nhắc lại: Trang blog quan trọng hơn quyển sách.

 

Ờ ờ tôi biết tôi nói cái này rồi nhưng điều gì quan trọng thì nên được lặp đi lặp lại. Thậm chí sau khi quyển sách đã lấy đi thanh xuân của bạn cuối cùng cũng an vị trên kệ rồi, bạn vẫn phải tiếp tục phát triển trang blog. Đây chỉ mới là khởi đầu thôi! Trang blog của bạn phải sống hoài, sách chỉ là phần phụ. Nếu bạn không làm được, sách của bạn sẽ không tồn tại nổi trong thị trường khắc nghiệt này. Mỗi lần tôi không cập nhật blog trong vài tuần, lượng sale lặp tức giảm mạnh. Hãy nhớ trang blog là trái tim truyền máu cho quyển sách. Không blog, sách chết.

11. Cầu may trên Amazon.

Nếu sách của bạn được yêu thích và có doanh thu ổn định, nó sẽ được liệt vào mục “khách hàng cũng thường mua” của những đầu sách nổi tiếng khác. Quyển Bang nằm cùng mục với The Game Mystery Method (Thánh kinh của dân PUA – ND) nên bán rất chạy, thậm chí với lượng độc giả không hề biết đến trang blog của tôi.

12. Sau quyển đầu tiên, hãy viết ngay quyển thứ 2.

Để sống được với nghề viết, 1 quyển là không đủ. Bạn phải liên tục cho sách mới lên kệ, và đi kèm với phát triển trang blog. Mọi người đều tò mò không hiểu sao tôi đi chơi miết mà không nhận ra là nguồn thu của tôi đến từ trang blog và bán sách, đến thời điểm này tôi đã có 13 đầu sách rồi. Mặc dù bạn luôn nghĩ rằng mình chỉ có đủ khả năng viết 1 cuốn duy nhất thôi, nhưng khi hoàn thành, ý tưởng cho cuốn thứ 2 sẽ đến rất nhanh. Mục tiêu tôi thấy khá ổn là xuất bản sách mới hằng năm.

13. Dùng kết thúc của quyển mới để giới thiệu về quyển cũ.

Khi bạn lật đến những trang cuối cùng của quyển “Bang”, sẽ có quảng cáo cho quyển “Day Bang” và ngược lại. Ai mà đọc hết sách của tôi thì hẳn là thích nội dung mà tôi truyền tải nên dĩ nhiên là họ sẽ muốn đọc thêm các tác phẩm khác. Sale mẹ đẻ sale con.

14. Luôn theo dõi xu hướng xuất bản.

 

Xuất bản sách đã không thay đổi trong hàng trăm năm. Bạn thổi hồn vào trang giấy, đóng thành quyển và đặt nó lên kệ. Nhưng thời nay thì mọi thứ lại thay đổi với tốc độ chóng mặt đến nổi cách mà tôi bán sách ở thời điểm hiện tại khác hẳn 3 năm trước. PDF từng là tiêu chuẩn, nhưng giờ tôi phải thêm vào định dạng EPUB và MOBI. Bìa mềm từng chiếm 100% doanh số nhưng giờ chỉ đem về không tới 33% lợi nhuận. Thật may là ngày nay chúng ta có những website như 99Designs và Elance để tìm chuyên gia giúp đỡ, cũng như những trang blog rất hữu ích như Joe KonrathSelf Publishing Review.

15.Độc giả mua sách vì BẠN.

 

Phần đông người mua quyển Bang Ba Lan của tôi thậm chí không có ý định đặt chân đến vùng đất này. Vậy tại sao họ mua sách? Bởi vì họ thích và muốn ủng hộ tôi. Tôi có thể mở Microsoft Word lên, đập đầu vào bàn phím và đặt tên nó là Bang Your Mom (Nghĩa là Đ-m-m – lão đùa thôi, các feng đừng nóng :v – ND) và độc giả vẫn sẽ mua nó vì họ tin tưởng tôi. Nhưng hãy nhớ luôn có trách nhiệm với những gì bạn viết vì điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là độc giả cảm thấy mình đang bị bòn rút.

16.Nội dung ứng dụng thực tế là vua.

Những cuốn bán chạy nhất thường nội dung dễ hiểu và vô cùng THỰC TẾ.

Mặc dù tôi yêu thích nhất tác phẩm hồi ký A Dead Bat In paraguay, lượng sale của nó hoàn toàn bị vượt mặt bởi Bang và Day Bang. Nguyên nhân rất đơn giản, độc giả muốn mua thứ mang lại lợi ích thiết thực nhất cho họ. Và cũng dễ dàng hơn để bán 1 sản phẩm mang thông tin có lợi – cũng như cách để cải thiện cuộc sống của một người. Rất khó để bán tiểu thuyết và hồi ký.

  1. Hãy tri ân.

 

Cạnh tranh thật khắc nghiệt, 10 đồng lẻ mà độc giả bỏ vào túi bạn có thể chạy vào ví của ai khác. Đừng bao giờ quên sự yêu mến mà độc giả dành cho bạn, và nghe có vẻ hơi sáo rỗng, nhưng hãy nói cảm ơn. Cười cái cũng được.

18. Nhớ nện cả mấy em trong các group cộng đồng nữa (Cái này đùa thôi:))

Translator: Cừu (https://www.facebook.com/khaclong.nguyen.90/)

======================

Mỗi một like, share, comment của các bạn là một đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng.

Chia sẻ để phát triển cộng đồng:

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Donate cho tác giả tại đây để duy trì website và phát triển thêm những nội dung hữu ích khác.

Related Posts

0 0 votes
Article Rating
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments