TẠI SAO PHỤ NỮ HIỆN ĐẠI KHÔNG MUỐN CÓ CON?

Xin chào anh em, dạo này tôi đang xây dựng một kênh tin tức với chủ đề công nghệ là MacLife tại địa chỉ maclife.io.vn. Website này chuyên viết về các sản phẩm của Apple, bao gồm nhận định về các sản phẩm, hệ điều hành, thủ thuật cũng như các tin tức có liên quan. Anh em có quan tâm đến chủ đề này có thể ghé qua để tìm hiểu tại các kênh thông tin sau đây. Cảm ơn anh em!

Trang chủ

Author: Rod Berne

Link: https://www.returnofkings.com/76537/why-women-stopped-having-children

Date: January 5, 2016

 

Rod Berne là một sính viên, một tay viết lách và là một “thought criminal” (kẻ phạm tội trong suy nghĩ). Bài mới của anh sẽ được ra mắt đều đặn mỗi thứ bảy hàng tuần. Follow him on Twitter.

======================

Nhiều nghiên cứu đang phản ánh sự suy giảm đáng kể tỷ lệ sinh nở ở các nước phương Tây và xã hội bắt đầu đặt ra câu hỏi tại sao phụ nữ trẻ thuộc tầng lớp trung lưu lại giảm tỷ lệ sinh nở rất nhiều so với thế hệ mẹ và bà của họ. Rất nhiều quan điểm đã được đưa ra bao gồm các yếu tố như chủ nghĩa tự do, nữ quyền, hay thậm chí là một kế hoạch ngầm do tầng lớp thượng lưu đang chỉ đạo. Bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ thảo luận xoay quanh lý do tại sao xã hội muốn phụ nữ coi việc làm mẹ như là “một mục tiêu thấp kém” trong xã hội.

Giáo dục, khả năng sinh sản và địa vị xã hội

 

Hầu hết chúng ta đều biết rằng phụ nữ trẻ ít học luôn có tỷ lệ sinh con cao hơn nhiều lần so với phụ nữ ở tầng lớp trung lưu. Đối với phụ nữ có trình độ từ trung học phổ thông trở xuống, 62% sinh con trước năm 25 tuổi. Thế nhưng với phụ nữ có bằng cử nhân, con số này giảm xuống chỉ còn 26%. Đối với những người phụ nữ sở hữu bằng cấp cao hơn, tỷ lệ này lại càng tiếp tục giảm sâu hơn nữa.

Một trong những lý giải cho việc này chính là đối với những người phụ nữ nghèo, việc làm mẹ nâng cao địa vị của họ trong xã hội. Thà nghèo mà có con còn tốt hơn nhiều so với việc vừa nghèo vừa chẳng có con cái. Những phụ nữ có ít triển vọng trong cuộc sống luôn cho rằng việc có con đem đến cho họ sự tôn trọng và địa vị nhất định trong xã hội mà những người phụ nữ độc thân không có.

Mặc dù thoạt nghe điều này có thể xúc phạm đến sự thiêng liêng về tình mẫu tử trong mỗi chúng ta, nhưng tình mẫu tử bản chất cũng chính là một thuộc tính của địa vị xã hội (‘social status characteristic’). Và việc tình mẫu tử làm tăng hay giảm địa vị xã hội của chúng ta hoàn toàn tùy thuộc vào quan điểm của môi trường xã hội mà chúng ta đang sống. Những người phụ nữ chú trọng đến việc những người xung quanh nghĩ gì về họ thường có xu hướng tạo cho bản thân áp lực phải tuân thủ theo giá trị mà xã hội đặt ra cho họ. Điều này dấy lên một câu hỏi ngắn gọn: Vậy giá trị xã hội là gì?

 

Nếu trong một xã hội coi trọng thiên chức làm mẹ và cho rằng việc làm mẹ nâng người phụ nữ lên một vị trí quan trọng hơn, phụ nữ sẽ theo đuổi việc làm mẹ. Và nếu trong một xã hội coi trọng bằng cấp về xã hội học và chức vụ của họ ở công ty hoặc vai trò trong bộ máy nhà nước, hiển nhiên phụ nữ sẽ theo đuổi bằng cấp và chức vụ. Trong một xã hội bị điều khiển bởi công việc và sự nghiệp, thiên chức làm mẹ thường không được xem trọng như ở các tầng lớp xã hội thấp hơn. Vì thế, các bà mẹ thường bị coi là kém năng lực cạnh tranh ở nơi làm việc so với những người phụ nữ độc thân. Họ cũng thường không được xem xét cho các vị trí cao cấp hơn trong tổ chức.

Phụ nữ ngày nay đã và luôn được giáo dục để coi sự nghiệp và địa vị xã hội là ý nghĩa cuộc đời họ. Và nếu việc làm mẹ là một trở ngại cho sự thăng tiến trong sự nghiệp, thì nó sẽ ngay lập tức được loại bỏ. Ở phương Tây, việc làm mẹ ngày càng được đánh giá ở vào mức trung bình trên thang điểm về địa vị xã hội, hay tệ hơn còn thể được đánh giá ở mức âm điểm trên thang đo này.

Hơn thế nữa, phụ nữ có con sớm thay vì dành những năm ở độ tuổi sinh sản tốt nhất của mình để lấy một tấm bằng đại học, sẽ bị xã hội coi là lãng phí “tiềm năng”. Xã hội của chúng ta đã lập trình suy nghĩ của những người phụ nữ rằng họ có rất nhiều thứ phải cống hiến cho xã hội thông qua việc trở thành một “cỗ máy kiếm tiền” liên tục cho công ty của họ. Việc dành những năm tháng tốt đẹp nhất của họ cho gia đình và định hình nhân cách cho một đứa trẻ sẽ không được xã hội đánh giá cao như việc trở thành một người phụ nữ vùi đầu mỗi ngày giải quyết đống giấy tờ ở văn phòng.

Tôi chắc chắn rằng khi một người phụ nữ chú trọng sự nghiệp đối mặt với những giây phút cuối đời, suy nghĩ cuối cùng của cô ấy cũng sẽ xoay quanh việc liệu cô ấy đã leo lên nấc thang cao nhất của sự nghiệp và kiếm đủ tiền cho các ông chủ và cổ đông của công ty hay chưa. Chắc chắn cô ấy sẽ không nghĩ đến chồng hoặc con cháu đâu! Tất cả những điều đó chẳng là gì so với sự viên mãn khi dành thời gian cho những cuộc đấu đá và họp hành vô tận để chiến thắng những người cô ấy ghét cay ghét đắng ở công sở.

“Chỉ là một người mẹ” là không đủ, vì vậy hãy làm việc thật hăng say!

 

Hơn nữa, làm mẹ đã không còn được coi là một điều đáng tự hào trong xã hội ngày nay nữa. Bạn hãy thử chú ý đến loạt các bài báo với tiêu đề như “Tôi yêu con tôi, nhưng tôi không chỉ là một người mẹ”.  Bạn hãy chú ý đến từ “chỉ” trong tiêu đề, từ này rõ ràng đã cho thấy rằng xã hội xem việc trở thành người xây dựng thế hệ tiếp theo là một vấn đề hết sức tầm thường. Những bài báo này thường bao gồm từ “chỉ” trong tiêu đề như thể mọi người trong xã hội thực sự xem nhẹ những người phụ nữ có con bằng những câu như “Bạn chỉ là một người mẹ”. Bạn đã bao giờ nghe ai đó nói như vậy chưa?

Trong những trường hợp này, phụ nữ bắt đầu nảy sinh cảm giác bất an và tự ti. Chính họ đã rơi vào cái bẫy của xã hội khi nghĩ rằng tình mẫu tử không đủ đặc biệt và quan trọng. Sau đó, họ áp đặt những cảm xúc này lên cách họ nhìn nhận và tự cho rằng mọi người chỉ xem họ như một người mẹ tầm thường.

Những người phụ nữ thường dễ dàng bị ảnh hưởng bởi cách nghĩ này và thay đổi hành vi của họ cho phù hợp với xã hội. Việc xem các bài báo phổ biến trên phương tiện truyền thông chỉ trích việc làm mẹ dẫn đến việc phụ nữ lựa chọn không trở thành một người mẹ, hoặc dành nhiều năm làm việc và sau đó phân chia thời gian cho gia đình và công việc.

 

Những năm gần đây, cách gọi “mẹ bỉm sữa” đang dần mang hàm ý miệt thị.

Nhưng tại sao những bài báo này lại có thể tồn tại ngay từ đầu? Tại sao các phương tiện truyền thông lại muốn tuyên truyền rằng làm mẹ là chưa đủ – rằng phụ nữ cũng phải có sự nghiệp vững chắc? Câu trả lời là xã hội hoàn toàn biết rằng không thể nào loại bỏ hoàn toàn bản năng làm mẹ của phụ nữ, vì vậy thay vào đó, họ truyền bá rằng chỉ làm mẹ thôi là chưa đủ.

Xã hội cho rằng phụ nữ không nên chỉ dừng sự hài lòng  ở việc nuôi dạy một gia đình và chăm sóc những người thân yêu của cô ấy. Phụ nữ còn cần phải là một công cụ tạo ra giá trị cho xã hội. Mỗi khoảnh khắc phụ nữ dành cho những đứa trẻ, chính là một khoảnh khắc mà họ đang ngừng tạo ra giá trị lợi nhuận cho công ty. Và cứ mỗi một khoảnh khắc mà phụ nữ không tạo ra tiền chính là một khoảnh khắc mà họ đang “không cống hiến cho xã hội” – Nói theo ngôn ngữ của những kẻ đang dẫn dắt đám đông.

Vậy nên bây giờ hãy trở lại làm việc ngay lập tức, hỡi các nô lệ. Bạn cần sự thỏa mãn với địa vị xã hội mà, phải không?

——————————-Pill

Chia sẻ để phát triển cộng đồng:

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Donate cho tác giả tại đây để duy trì website và phát triển thêm những nội dung hữu ích khác.

Related Posts

0 0 votes
Article Rating
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments