SỰ CHUYỂN DỊCH BÊN TRONG XÃ HỘI PHƯƠNG TÂY THÔNG QUA GÓC NHÌN TỪ NHỮNG MÔN THỂ THAO PHỔ BIẾN

Xin chào anh em, dạo này tôi đang xây dựng một kênh tin tức với chủ đề công nghệ là MacLife tại địa chỉ maclife.io.vn. Website này chuyên viết về các sản phẩm của Apple, bao gồm nhận định về các sản phẩm, hệ điều hành, thủ thuật cũng như các tin tức có liên quan. Anh em có quan tâm đến chủ đề này có thể ghé qua để tìm hiểu tại các kênh thông tin sau đây. Cảm ơn anh em!

Trang chủ

Nguồn: https://www.returnofkings.com/195747/the-devolution-of-the-west-can-be-seen-through-popular-sports

Tác giả: Rik Storey

 

 

Tôi thực sự không hứng thú với môn “bóng đá” lắm, dù đó là môn thể thao vua hiện nay hay là cái môn rugby biến thể “bóng đá kiểu Mỹ”. Kết quả là, tôi thường bị lạc lõng trong những cuộc nói chuyện nơi công sở, hoặc ở những môi trường có tính “trung lưu/tư sản” dạng vậy. Có phải là do những môn thể thao này quá nam tính và thô kệch? Trái lại là khác, bởi vì chúng quá nữ tính.

Mọi chuyện còn tồi tệ hơn khi tôi giải thích với mọi người rằng mình thích những môn thể thao nam tính hơn, nguy hiểm hơn (hơn mấy trò kiểu bóng đá kia, nhưng không nhất thiết là phải bạo lực). Phản ứng tồi tệ nhất từ phía người nghe xuất hiện khi tôi tuyên bố rằng ai không chơi những trò nam tính, nguy hiểm trên là loại nữ tính ẻo lả. Sau một hồi tranh cãi nảy lửa, tôi thường thấy mọi người tỏ ý tức giận nhưng vô cùng trật tự để được nghe một câu trả lời hay ho hơn. Và bạn cũng đừng có hỏi về việc xem phim khiêu dâm đi nhé-không có gì “alpha” khi vừa thủ dâm vừa xem một gã ngon lành khác cày nát mấy em gái trên phim đâu. Với cả đây không phải là lạc đề đâu, chỉ là tôi muốn bạn thấy được tương quan giữa 2 sự việc (coi người khác chơi thể thao và coi phim khiêu dâm), và việc chính bản thân mình thực hiện thì sẽ nam tính hơn ngồi coi thằng khác làm nhiều, dù cho đó là chinh phục đối thủ hay thỏa mãn các nàng gái tân.

Nhưng, liệu tôi có thể chứng minh cho lời nói của mình?

Dù sao thì, có thể là tôi không thích bóng đá vì chơi bóng không phải sở trường, và mê đấu vật vì bản thân mình giỏi môn đấy hơn mà? Đây chắc chỉ là một thành kiến chủ quan của tôi thôi, và mấy người đồng nghiệp kia có lẽ đã đúng. Ngoại trừ cái trò giả vờ té rồi ôm chân đau đớn trông cực kỳ “nữ tính”, thì ngồi xem một trận đấu thể thao cũng có độ nam tính ngang ngửa việc vô địch giải UFC thôi mà.

(Giải UFC: Ultimate Fighting Champion, giải vô địch đối kháng đỉnh cao, một giải đấu MMA hàng đầu thế giới.—ND)

Đâu là sự khác biệt về bản chất giữa các môn thể thao quý tộc ngày xưa, tập trung vào yếu tố cá nhân con người, và các môn thể thao phục vụ người xem ngày nay, tập trung vào yếu tố tập thể, có xu hướng khai thác tối đa lợi nhuận từ người xem?


Một pha giả vờ bị phạm lỗi thường thấy trong bóng đá

Ví dụ nhé, khi mà những người quyền quý ngày xưa thường tìm kiếm sự phiêu lưu mạo hiểm ở môn leo núi, thì một gã trung lưu tư sản nhạt nhẽo vội gạt phăng, ‘Sao mấy người cứ phải liều lĩnh đến vậy, mấy người có thể bị thương đó!’, và đấy cũng là lối suy nghĩ mà gã dành luôn cho các môn thể thao quý tộc truyền thống, như đấm bốc, đấu vật, đấu kiếm, đua ngựa và cưỡi ngựa đấu thương.

Hãy để ý đến những môn thể thao hướng cá nhân, thường là 2 người đấu tay đôi với nhau. Những người tham gia phải có một cảm quan siêu việt để có thể dấn thân vào các hoạt động liều lĩnh như vậy, để mà nâng tầm bản thân, hoặc sở hữu danh tiếng muôn đời, vốn là bản chất thực sự của những môn thể thao này, chứ không đơn giản chỉ là giành lấy chiến thắng một cách thực dụng. Khi bạn vượt qua được ngọn núi, chiến thắng đối thủ và, cùng lúc đấy, đánh bại được nỗi sợ bên trong, thì bạn đã phần nào đó chinh phục được chính bản thân mình; và dù thắng hay thua, thì cái bắt tay dành cho người đồng nghiệp bên kia chiến tuyến, ngoài ý nghĩa về lòng bác ái của người Cơ Đốc giáo, còn là thể hiện sự tôn trọng cho những người cũng đang trên con đường chinh phục đầy cao quý ấy.


Cái bắt tay đầy tôn trọng dành cho nhau.

Vậy thì, điều gì đã thay đổi?

Nhà sử gia nổi tiếng Jacques Barzun, trong cuốn sách From Dawn to Decadence: 500 Years of Western Cultural Life của mình, đã diễn tả một mối quan hệ không được “cơm lành canh ngọt” giữa một bên là những hiệp hội mang tính hiệp sĩ cổ xưa, và một bên là nhà nước hiện đại, mới nổi được đứng đầu bởi tầng lớp thương nhân, tư sản đang ngày càng chiếm đa số một cách đáng kể. Nói về cuộc đối đầu này, nhà sử gia viết rằng “khát vọng được tự chứng tỏ bản thân đã được khắc sâu trong tâm trí của đàn ông phương Tây rồi.”

Cho đến tận thời đầu của khoảng thời gian cách mạng hóa và hiện đại hóa, điều trên ‘được coi là “vấn đề danh dự”. Sự tự tôn và đạo đức này có nguồn gốc từ tinh thần hiệp sĩ trung cổ, coi các kỵ sĩ như những nhà vô địch sở hữu tất cả mọi tính chất cao quý và trong sạch, và cũng là một thẩm phán đầy khách quan cho lòng chính nghĩa của bản thân mình. Không có một chế độ quân chủ nào lại muốn các cận thần của mình đánh mất những phẩm chất cao quý ấy, và các chuẩn mực xã hội phải được duy trì.’ Tuy vậy, thời gian đã làm xói mòn đi những sự tôn trọng nhất định của con người dành cho đức hạnh nam tính.


Bộ giáp cũ hỏng, nhưng tượng trưng cho đức hạnh nam tính được tôn trọng tối đa trong xã hội ngày xưa.

Sử gia Barzun đã lấy ví dụ về một hoàng đế nước pháp Pháp, một người tư sản, vua Louis XIV, người đã lãnh đạo quá trình chuyển đổi từ phong kiến sang quân chủ, cũng như là thay đổi từ “một nhiệm vụ để đổi lấy danh dự” thành “cuộc chinh phục những điều tôn quý”: ‘danh hiệu, huân chương, và tước hiệu, bản thân chúng không quá to tát nhưng lại mang nhiều giá trị vĩnh cửu, ví dụ như là được phép tiếp chuyện với nhà vua trước nhất trong số những người cận thần vây quanh.


Tranh vẽ vua Louis XIV và cận thần

Và bởi niềm khao khát dành cho những danh hiệu và huân chương, ở các nước dân chủ, người ta nỗ lực hết mình để được ghi nhận những điều tốt đẹp người ta làm sẽ được tưởng thưởng, và tất cả mọi người đều có cơ hội để được ghi nhận như thế. Vì vậy, chỉ cần nhìn sơ qua quá trình chuyển biến từ thời trung cổ sang thời hiện đại, chúng ta sẽ thấy được bức tranh toàn cảnh, về cái sự xa rời của người đàn ông phương Tây, so với những tổ tiên đầy tự tôn của họ; trái với đó, là tầng lớp trung lưu, tư sản nương nhờ vào một hình thức nhà nước phổ thông, hoạt động như một trung gian, một phương pháp dự phòng cho mọi giao tiếp xã hội. Đồng thời tầng lớp này cũng không hề cố gắng cải thiện quyền lực đối với cộng đồng, xã hội chung quanh mà chỉ cố gắng giữ quan hệ với nhà nước, điều này khác rất xa với các hiệp sỹ thời xưa.

 

Mười điều răn của tinh thần hiệp sỹ

  1. Ngươi phải tin vào những điều Giáo hội răn dạy và người phải quan sát những kiến thức ấy ở tất cả mọi góc độ.
  2. Ngươi phải bảo vệ Giáo hội.
  3. Ngươi phải tôn trọng tất cả những kẻ yếu thế, và tự hiến dâng bản thân trở thành người bảo vệ cho họ.
  4. Ngươi phải yêu mến đất nước nơi ngươi được sinh ra.
  5. Ngươi không được chùn bước trước kẻ thù của bản thân.
  6. Ngươi phải tuyên chiến với những kẻ vô đạo, không ngừng nghỉ và không khoan nhượng.
  7. Người phải thực thi những bổn phận của bản thân trong nền phong kiến, miễn là chúng không đi trái với luật lệ của Đức Chúa Trời.
  8. Ngươi không bao giờ được phép nói dối, và phải tuyệt đối trung thành với những lời cam kết của chính mình.
  9. Ngươi phải rộng lượng, và hào phóng với mọi người.
  10. Ngươi phải có mặt ở mọi nơi, là chiến binh vô địch để bảo vệ Lẽ Phải và Cái Thiện trước những sự Bất Công và Cái Ác.

 

Chính cái thái độ vô trách nhiệm nói chung của những người hiện đại, của tầng lớp tư sản khiến bản thân tôi tức giận. Hơn 500 năm qua, người đàn ông phương Tây đã được đổ bớt trách nhiệm cho một nhóm người xa xôi nào đó, với mục đích hình thành nhà nước Leviathan*, chỉ để đổi lấy một chút nhàn hạ. Tất nhiên, hiện nay con người nói chung đang cực kì nhàn hạ và được giải trí nhiều hơn. Tôi không muốn quá khắt khe, nhưng mà chính chúng ta cũng càng ngày xa rời thực tế, né tránh gian khổ, đánh mất đi quyết tâm đấu tranh để giành lấy những gì thuộc về mình, chứ đừng nói đến là đấu tranh cho Cái Thiện, Cái Tốt hay Lẽ Phải.

*Nhà nước Leviathan: một phép ẩn dụ, Leviathan được miêu tả là một người tưởng tượng với thân mình bao gồm toàn bộ những người dân của nhà nước ấy, đầu não tối cao là nhà nước, được xây dựng để tránh các cá thể người dân của mình chà đạp lên nhau. Đọc thêm về cuốn sách Leviathan or The Matter, Forme and Power of a Commonwealth Ecclesiasticall and Civil của tác giả Thomas Hobbes.


Ảnh minh họa cho cuốn Leviathan or the matter, form and power of a common wealth ecclesiastical and civil của tác giả Thomas Hobbes, với hình ảnh người đàn ông lớn là ẩn dụ cho nhà nước Leviathan.

Vì thế, bất cứ khi nào tôi thấy một thằng đàn ông trưởng thành, đang thao thao bất tuyệt với ngôn từ sâu sắc như kiểu triết gia về định nghĩa thế nào là một “trận cầu đỉnh cao” cho bọn nhóc trẻ tuổi ngồi nghe, thì tôi cũng chỉ biết thở dài, vì hình ảnh đó tượng trưng cho cái chết dai dẳng đầy đau đớn mà của văn minh chúng ta. Những đứa trẻ ấy chẳng bao giờ được thực sự thi đấu trong các trận cầu như vậy, mà chủ yếu là mấy thằng nước ngoài được trả lương cao ngất. Thậm chí trận đấu ấy chẳng có bất cứ cầu thủ đến từ vùng quê/đất nước yêu dấu của lũ trẻ kia.

Tôi cũng đành phải đồng tình với quan điểm của mấy người có tư tưởng đối lập ở thế kỉ 20 trên phương diện này, tất nhiên đây không phải là một thứ lý thuyết lười biếng hay lỗi thời đâu, và tôi cũng tin có những người khác cũng đồng tình với mình- ví dụ như công trình nghiên cứu của Giáo sư Walter J. Ong với chủ đề “sự nam tính” đã xác thực điều này, từ những dữ liệu thu thập được về yếu tố phát triển và cạnh tranh của nam giới:

Về mặt lịch sử mà nói, kỷ nguyên của sự nam tính, “luận chiến” đã mở đường cho một kỷ nguyên nữ tính còn nhiều hơn nữa. Theo một khía cạnh nào đó, hình ảnh những người đàn ông ngồi xem thể thao qua TV…[được miêu tả là] ngồi bệt ra một đống trước màn hình TV với lon bia trên tay và chịu đựng ánh nhìn phán xét của người vợ “gần như là goá phụ vì mấy trò thể thao”… chính là sản phẩm của một nền văn hoá nữ tính nặng nề: không có bất cứ thời kì nam tính, luận chiến truyền miệng nào có thể sản sinh ra thứ hình thức giải trí trừu tượng, tham gia nửa vời vào sự thống khổ trực tiếp của các cầu thủ trên sân như ngày nay cả.

 

Sport Widow-“Goá phụ thể thao”: một từ dùng để miêu tả những người vợ, có chồng, nhưng chỉ ngồi một đống ra đấy và coi thể thao suốt ngày, không làm gì, chẳng khác nào cô ấy là goá phụ.

Tôi thật sự khuyến khích các bạn tham khảo tác phẩm xuất sắc của Giáo sư, cuốn Fighting for Life: Contest, Sexuality and Consciousness, nhưng quan trọng hơn là, tôi muốn các bạn nổi dậy chống lại thế giới hiện đại bằng cách phản đối, khước từ những kiểu tham gia nửa vời, bằng cách trực tiếp cống hiến cho cộng đồng và dấn thân vào chơi các môn thể thao để thử thách dũng khí của bản thân. Có thể việc này sẽ khá khó khăn để một số bạn đọc thực hiện và duy trì lâu dài, nhưng tôi muốn mượn một câu châm ngôn:

Châm ngôn 27:17: “Giống như sắt mài dũa sắt. Những kẻ bằng hữu cũng mài dũa lẫn nhau”

Người dịch: Đức Duy.

======================

Mỗi một like, share, comment của các bạn là một đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng.

Chia sẻ để phát triển cộng đồng:

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Donate cho tác giả tại đây để duy trì website và phát triển thêm những nội dung hữu ích khác.

Related Posts

0 0 votes
Article Rating
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments