Tại sao người ta cần đến triết học khắc kỷ trong xã hội hiện đại?

Bạn đã bao giờ tự hỏi rằng điều gì làm nên khác biệt lớn nhất giữa một người bình thường và một người thực hành chủ nghĩa khắc kỷ chưa?

Hiện tượng này xuất hiện rất nhiều ở những người đang sống ngoài xã hội kia. Phần đông trong đó là những người trẻ. Hãy nói tôi biết xem, bạn liệu có nằm trong đó không nhé?

Tôi có một trí nhớ đáng nguyền rủa. Những mảng ký ức từ trong quá khứ cứ hiện ra, rõ mồn một. Những trải nghiệm tuổi thơ, từng mảnh đời của những người hàng xóm, từng cuộc nói chuyện của những người xa lạ cùng quán cà phê… 

Ấy là quãng 13 năm trước, khi đó tôi còn là 1 cậu sinh viên năm nhất. Lần đầu tiên trong đời tôi được trải nghiệm cuộc sống độc lập tại một thành phố lớn. Thực ra là chưa “độc lập” lắm đâu, tại tôi còn đang phải tiêu tiền ba mẹ. Sau những 18 năm sống “nhàm chán” nơi quê nhà, tôi như được dọn đến sống tại một thế giới khác, với một cuộc đời khác.

Những tiết học trên giảng đường quá ư nhàm chán, phải tìm cách ném thời gian rảnh rỗi của mình vào vô số thứ: Tôi tham gia vào bất cứ nhóm, hội nào của đám sinh viên nơi ấy, đi bất cứ đâu mà họ cần. Những mối quan hệ bạn bè mới, những cuộc ăn nhậu triền miên, những buổi liên hoan, ca nhạc, tụ tập chiến game cùng mấy thằng bạn đại học, rồi hẹn hò yêu đương… Quãng hơn một năm trời, cuộc sống của tôi trôi đi như vậy.

Cho đến khi tôi nhận ra, lối sống ấy khiến tôi kiệt sức.

 “Sao lại mệt mỏi như thế này?”, “Chính xác là mình đang đạt được điều gì từ cách sống này?”, “Rồi tương lai mình sẽ là ai? Ở đâu? Sẽ làm gì?”… Những câu hỏi tương tự như vậy cứ ám ảnh trong đầu tôi sau mỗi ngày rệu rã, mệt mỏi trở về nhà.

=====================================

I. BI KỊCH CỦA LOÀI NGƯỜI HIỆN ĐẠI.

Rất dễ để những con người hiện đại ngày nay bị “lạc lối” trong cái xã hội xô bồ nơi chúng ta đang sống. Vô vàn những sự lựa chọn, những lời mời gọi, những mối quan hệ đến và đi, những tiếng ồn từ xe cộ, từ đường phố …

7h sáng. Gã trên đường đến chỗ làm như mọi ngày. Bước lên xe buýt, một thằng nhóc sinh viên ngáo ngơ chẳng may dẫm lên đôi giày da mới láng xi đen bóng của gã…

“Ê thằng l.. mày muốn gì? Mày cẩn thận tao đấy nhá? A đù mày nhìn gì? DM ngon xuống xe mày?”… 

Trật tự xã hội ngày nay được thiết kế rất đặc biệt. Con người nơi ấy, sẽ rất dễ để họ bị xao nhãng, mất tập trung. Rất dễ để họ ném nguồn lực bản thân vào những “cuộc chiến” vô định, không mang lại cho họ một giá trị cụ thể nào.

 

Một gã ất ơ trên facebook thốt ra điều gì đó bạn cho là “ngu ngục”, vậy là bạn mất cả một buổi tối tranh luận, sang công kích, sang chửi bới ném đá tay đôi với gã. 

“Mày muốn gì? Mày thích gì?  Dkm tml, thứ abc, xyz! Như tao mới là đúng. Như mày mới là ngu…”.

Bạn bị RÚT CẠN năng lượng cảm xúc bởi sự xúc phạm phát ra từ một thằng vô danh tính trên mạng xã hội. Bạn trằn trọc, mất ngủ vì tức tối mấy ngày sau đó.

Người bạn gái/bạn trai/bạn cùng lớp/hàng xóm có làm chút gì đó làm bạn cảm thấy “ngứa mắt”: “Tại sao nó lại như thế?”, “Tại sao lại như thế này, mà lại không là như thế kia?”, “Anh/cô phải thế này thế kia cho tôi”…

Bạn cảm thấy khó ở, tức tối, ruột gan muốn lộn tùng phèo khi người bên cạnh không được “vừa ý” với bạn.

Nhìn những Hater hay mò vào trang cá nhân của tôi để moi từng bức ảnh, từng cái status từ cách đây cả chục năm trời. Họ mân mê, thỏa mãn chúng như một chiến thắng vang dội trước một kẻ thù ngàn năm.

Why? Để làm gì thế hả các em? Mục đích cuối cùng là để đạt được điều gì? Nó mang lại thứ gì cho bản thân các bạn?

Người ta bị ném vào một ma trận với đầy những thứ “rác rưởi” (gọi thế này hơi quá, nhưng là để bạn đọc hiểu được điều tôi đang nói tới), đầy những thứ gây xao nhãng, chẳng mấy quan trọng, chẳng mang lại chút lợi ích thực tế nào…

Bạn lên kế hoạch dành cả buối tối để đọc thêm một tài liệu học tập. Ngồi vào bàn, sực nhớ ra mình quên chưa nhắn tin cho người yêu. Nhắn tin xong, lướt facebook chút chút, xong đó làm một trận game, xong đó lướt youtube hay tiktok xem vài clip giải trí… Cuối cùng là đi tong buổi tối luôn.

Đã bao nhiêu buổi tối bạn để thời gian trôi qua như vậy rồi?

Tới một ngày, chàng trai trẻ chợt nhận ra anh ta đang “đầu tư” quá nhiều cảm xúc vào những người Phụ Nữ. Anh nhận sự thật rằng Phụ Nữ không hề tồn tại cái khả năng tự kiểm soát cảm xúc. Lúc lên lúc xuống, lúc nắng lúc mưa, lúc nóng lúc lạnh, thất thường và bồng bột…

Và anh bỏ lỡ rất nhiều thời gian/cảm xúc/ tiền bạc để chạy theo phục vụ mớ cảm xúc vô nghĩa ấy. KIỆT SỨC, ấy sẽ là một cái kết chắc chắn. (https://redpillvn.org/khong-bao-gio-duoc-hau-ha-cam-xuc-dan-ba/)

 

Bạn đã từng hỏi những bạn trẻ này làm gì ở những quán cafe mở xuyên đêm này, Để ngày hôm sau họ thức dậy lúc 12h trưa? Họ không đi làm sao? Họ có đang  ném những ngày tháng thanh xuân đi vô ích không?

3D illustration background of jellyfish. Jellyfish swims in the ocean sea, light passes through the water, creating the effect of volume-rays. Dangerous blue jellyfish

Nhìn những con người ngoài xã hội kia, có khác gì những con sứa biển này không? Họ bị những dòng hải lưu, những cơn sóng xô đi hết nơi này đến nơi khác, ngày này qua ngày khác, từ lúc lọt lòng tới khi về cõi vĩnh hằng.

Họ không hề đang sống (living), họ chỉ reacting (phản ứng) lại những ngoại cảnh tác động lên họ mà thôi.

Tự họ đang dần rút cạn năng lượng bản thân mình mà không hề nhận ra. Rồi cũng sẽ đến lúc họ trở về trạng thái KIỆT SỨC, trong khi những nhu cầu cá nhân luôn luôn vượt quá khả năng của họ.

=====================================

II. CHÍNH TAY BỌN HỌ ĐANG HỦY HOẠI CUỘC ĐỜI MÌNH.

Bao nhiêu lần trong đời bạn được “trải nghiệm” cái hoàn cảnh như những ví dụ trên kia rồi? 

Tại sao? Tại sao bạn lại đối xử như vậy với chính bản thân mình?

Khi con người ta chọn phản ứng lại với vô vàn những kích thích ngoại cảnh, họ vô tình đem phân tán vô ích những nguồn năng lượng cảm xúc (emotional energy – thứ này không phải vô tận), ném chúng vào sọt rác. Cũng giống như việc họ dừng lại, gào thét tức tối với từng bãi phân ngựa rớt ra trên đường đi vậy.

“Mả cha con ngựa của thằng nào đi ngang qua đây vô ý thức đến thế?” – Họ chửi.

Những con ngựa, từ thời khai thiên lập địa nó đã đâu có thể kiểm soát được chức năng bài tiết? Bạn tức tối vì cái gì?

“Emotional energy”- đây là luồng năng lượng cực kì quan trọng. Nó phải được đầu tư vào những điều thực sự cần thiết. 

Emotional Energy, nó là một nguồn lực hữu hạn. Nó cần được bảo vệ, tích trữ, và đem sử dụng vào đúng việc.

Người khôn ngoan đem đầu tư vào phát triển bản thân, phát triển sự nghiệp, học hành, vào những người thân yêu. Những thứ THIẾT THỰC, kiến tạo nên hạnh phúc trong tương lai.

Đám đông còn lại đem ném vào những thứ nhạt nhẽo vô bổ, giới trẻ ngày nay gọi là “Drama” ấy. Chúng hít hà, nâng niu những mớ cảm xúc hỗn tạp, lẫn lộn do ngoại cảnh: Những drama của người khác, rồi drama do chính tay chúng tạo ra. Những clip đánh ghen lột đồ, xé áo. Những màn cà khịa, ném đá, chửi nhau như hát hay của đám tâm thần v…vv…

Trả lời tôi xem, bạn có bao giờ vô tình bị thu hút bởi những “drama” này chưa?

CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI THẾ GIỚI CỦA TỤI LOSER !

=====================================

III. VẬY THOÁT KHỎI CÁI MA TRẬN NÀY BẰNG CÁCH NÀO?

 

Hãy nhớ tới triết lý hàng đầu của chủ nghĩa khắc kỉ:

Chỉ quan tâm tới những thứ TRONG TẦM KIỂM SOÁT, và bỏ qua những điều KHÔNG THỂ KIỂM SOÁT được.

Và một sự khôn ngoan (wisdom) đủ lớn để phân biệt giới hạn giữa hai điều đó.

 

Mỗi khi đang chuẩn bị tham gia bất cứ “trận chiến” nào, hãy cân nhắc về dài hạn: Liệu chiến thắng “trận chiến” này thì tôi đạt được điều gì? Có lợi ích thiết thực gì? Lợi ích có lớn hơn nguồn lực mà tôi phải bỏ ra hay không?

Nếu tôi thua, liệu nó có mang về hậu quả nào quá lớn hay không?

Ngày còn trẻ rất ít người hiểu điều đơn giản này. Thời đó tôi có xu hướng tham gia vào bất cứ “trận chiến” nào mà tôi cho rằng mình đang đại diện cho phe đúng. Kết quả là kha khá lần tôi bị cho ăn đập bởi đám trẻ con to xác hơn. Bởi vì tôi còn trẻ và ngu, có vậy thôi.

Bạn làm việc dưới quyền một ông sếp. Trước một dự án mới, ông sếp chọn phương án giải quyết là A, trong khi bạn lại cho rằng B mới là tối ưu nhất. Trong trường hợp này bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ cãi nhau tay đôi, phân định đúng sai, thắng thua rạch ròi với ông sếp? Bạn không nhận ra rằng mình đang đe dọa quyền lực lãnh đạo của người đó hay sao? Cẩn thận sự nghiệp của bạn sẽ bế tắc, thậm chí là mất việc đấy. Trong những ca thế này, tôi thường giải quyết như sau. Tôi không khuyến khích ai phải bắt chước đâu nhé:

1. Lựa chọn thứ nhất, trong NGẮN HẠN:

Sếp ạ. Em ở vị trí này là để LÀM CÔNG ĂN LƯƠNG. Tất nhiên em sẽ tuân thủ theo hướng dẫn, sự chỉ đạo của sếp để hoàn thành dự án lần này. Nhưng nếu được thì em xin có ý kiến “hơi khác” ý sếp một chút. Nếu sếp cho phép thì em mới nói, không thì thôi, chúng ta vẫn cứ tiến hành như bình thường” – Đa phần họ sẽ để tôi trình bày quan điểm mà không hề cảm thấy bị đối đầu.

Cái hiện tượng “ngựa non háu đá” của mấy thằng thanh niên trẻ nơi công sở xảy ra nhiều lắm rồi đó. Những thằng bảo vệ quan điểm cá nhân đến mức sẵn sàng “chiến” với cấp trên của mình, chúng nó khăng khăng cho rằng mình đang nắm chân lý còn thằng sếp kia là “ngu”. Cuối cùng nó được gì? Ăn một vé sa thải ngay lập tức, hay là 5 năm không được thăng tiến?

2. Lựa chọn thứ hai, trong DÀI HẠN:

Nếu bạn cảm thấy phương án B của mình mới là tối ưu hơn cả, và quan trọng nhất này, ở đấy còn tồn tại một ông “Sếp của sếp” đang ngồi đấy quan sát. Người này đủ thông minh để nhận ra phương án bạn đưa ra mới là tốt nhất, còn phương án A của “sếp phó” là kém khả thi hơn… Thời điểm này, chớ ngần ngại mà hãy bảo vệ quan điểm của mình đến cùng. Có thể bạn sẽ thành công, khẳng định vị thế của mình nơi cộng đồng ấy hơn, có thể còn sẽ được thế chân sếp cũ nữa.

 

Đấy là cách mà người ta “đá” những kẻ ngồi trên mình nơi công sở bấy lâu nay, nó văn minh lịch sự hơn nhiều lần cái trò thảo mai, nói xấu sau lưng rẻ tiền của đám người thiếu chuyên môn.

Ở những đấu sĩ boxing chuyên nghiệp, họ chỉ được chọn lựa một số rất ít những trận đấu QUAN TRỌNG, những trận đấu sẽ quyết định nâng họ lên hay dìm họ xuống ở mức “rank” hiện tại. Nơi đó thường họ phải đối đầu với những đối thủ mạnh tương đương. Vậy nên họ phải tuyệt đối tránh đi những trận đấu “vô bổ” khác. Một tên gà mờ, trẻ măng mới vào nghề và thách đấu Mike Tyson chẳng hạn, bạn có nghĩ ông ta sẽ lên đài so găng với thằng nhóc này không?

Khi người ta còn trẻ và thiếu đi cái tầm nhìn xa để thấy cái bức tranh toàn cảnh, người ta thường chọn phản ứng với vô số điều lặt vặt trong cuộc sống như vậy. Cũng như thể bạn được Thượng Đế trao cho một số “lá bài” nhất định – những nguồn lực hữu hạn ban đầu cần thiết, và bạn đem quăng chúng vào sọt rác vậy.

Số lá bài bạn được “chia” là hữu hạn. Hãy sử dụng cho thật khôn ngoan.

Không phải gặp bất cứ cái gì cũng nhảy vào mà CHIẾN – Lối phản ứng ngu đần đó không chỉ thấy ở chàng  Đôn Ki-hô-tê đánh cối xay gió xứ Mancha, ngày nay còn xuất hiện đầy rẫy ở đám thanh niên trẻ.

Bài học này, kinh nghiệm này, có người mất cả cuộc đời không thể tự nhận ra đâu. Sau bao nhiêu năm ném nguồn lực đi vào những điều xao nhãng vô bổ, về già ngoảnh lại họ nhận ra mình đã… trắng tay. Bạn nhận ra nó càng sớm bao nhiêu thì về sau càng hạnh phúc bấy nhiêu. 

Đứng trước mỗi lựa chọn, hãy dừng lại, suy nghĩ thật kĩ: Liệu tôi có nên tham gia “trận chiến” này không? Lợi ích thực tế nó mang lại trong ngắn hạn và lâu dài là gì? 

Đây là bài toán Cost and Benefit: https://redpillvn.org/hanh-trinh-free-thinker-phan-vi-giai-phapchi-phi-va-loi-ich/ . Bởi vì nhiều khi trong cuộc sống, THUA nó mới là THẮNG

Bạn và một người khác đang cùng nhau nhắm đến một mục tiêu X nào đó. Mục tiêu X ấy với họ là cực kì quan trọng, cực kì thiết yếu, còn với bạn nó lại chẳng mấy đáng kể. Vậy nhường cho họ thắng để thu phục nhân tâm về dài hạn sẽ hơn là ăn thua đủ chứ?

THUA mà lại là THẮNG – Cứ nghĩ đến câu chuyện Hàn Tín chui háng mấy thằng du đãng năm xưa là một minh chứng đơn giản rõ ràng nhất.

Đây là nguyên lý quan trọng mà con người sống trong xã hội ngày nay cần phải nắm rõ, bởi vì người ta luôn luôn bị đẩy vào những tình huống tương tác cần đến khả năng thương lượng, để tìm kiếm cái đích đến thỏa mãn cho cả đôi bên. 

—————————————-

Đừng cố làm anh hùng rơm- những kẻ ngốc tham gia  mọi cuộc chiến mà hắn gặp, và tìm mọi cách để win dù cho lợi ích mang về chẳng được là bao.

—————————————-

Nói đến đây mình lại nhớ tới mấy thằng bạn có máu me làm “anh hùng” thời còn đi học đại học. Chúng nó cãi nhau nảy lửa với thầy bộ môn vì vấn đề chết tiệt nào đó, để lấy le với gái? Để chứng tỏ bản thân nó có kiến thức? Chẳng quan trọng. Kết quả là nó bị ông thấy ấy trù dập suốt học kì và đánh trượt môn. Quá ngu xuẩn.

=====================================

Bạn có lời giải cho việc tại sao những người theo triết lý khắc kỷ lại thường thành công hơn người bình thường rồi đấy.

Bất cứ lựa chọn hành động nào của họ đều nhắm tới những MỤC TIÊU DÀI HẠN, mang về lợi ích cụ thể.

Không biết cái đám trẻ con, đám hater hay lên đồng chửi bới tôi nó có đang đọc bài này không ta? Get a life, LOSER!

—————————————————-Pill.

Chia sẻ để phát triển cộng đồng:

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Donate cho tác giả tại đây để duy trì website và phát triển thêm những nội dung hữu ích khác.

Related Posts

0 0 votes
Article Rating
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments