Xin chào anh em, dạo này tôi đang xây dựng một kênh tin tức với chủ đề công nghệ là MacLife tại địa chỉ maclife.io.vn. Website này chuyên viết về các sản phẩm của Apple, bao gồm nhận định về các sản phẩm, hệ điều hành, thủ thuật cũng như các tin tức có liên quan. Anh em có quan tâm đến chủ đề này có thể ghé qua để tìm hiểu tại các kênh thông tin sau đây. Cảm ơn anh em!
Q: Anh ơi em cũng là 1 damaged woman. Hồi trước bài viết anh có bảo là nên tìm đến Chúa đi. Như thế có phải là không chữa được phải không ạ? Chỉ có Chúa mới cứu được phải không ạ?
A: Em nói đúng đấy. KHÔNG CHỮA ĐƯỢC.
Đây là 1 dạng bệnh tâm thần dạng nhẹ. Chớ vội nói anh xúc phạm em là kẻ tâm thần nhé. Bệnh “Tâm thần” nó có cả ngàn loại bệnh, mấy dạng nặng, triệu chứng nhìn ngoài ai cũng thấy: đầu đội vòng nguyệt quế, miệng cười hềnh hệch, tay bắt chuồn chuồn… thì dễ rồi.
Chứng bệnh này tên khoa học nó là BPD ( borderline personality disorder- Hay rối loạn nhân cách ranh giới), em lên google mà tra xem. Triệu chứng của nó cũng không giống nhau ở từng người. Có người nhẹ thì lâu lâu mới lên cơn 1 lần, người nặng thì cứ đến giờ cơm là lên cơn với người nhà cùng mâm. Tội lắm.
Não bộ – hay tâm thần học, nó là một lĩnh vực thuộc dạng “cấm”, y học ngày nay nhìn hiện đại thế thôi chứ thực ra chưa đặt chân được vào vùng đất cấm này đâu. Những loại thuốc mà người ta hay bắt người bệnh tâm thần uống ấy, thực ra nó chỉ DẬP TẮT TRIỆU CHỨNG của bệnh trong nhất thời mà thôi. Chứ người ta chưa chữa trị được tận gốc của bệnh. Anh đâu có phải là bác sĩ tìm ra bệnh “damaged” này đâu? Phương Tây người ta tìm ra nó lâu lắm rồi, người ta cũng bó tay. Chỉ có thuốc hỗ trợ an thần mà thôi, không có thuốc trị dứt tâm bệnh.
Tức là mỗi lần người bệnh “lên cơn”, người ta cho uống thuốc là trở về trạng thái mềm nhũn, ngoan như cún. Có nhiều thuốc, anh không biết thành phần nó gồm những cái gì mà công năng kinh khủng lắm. Người bệnh dữ dằn phá phách đến mấy chỉ cần làm 1 liều thôi là ngồi thần người 1 chỗ cả ngày luôn ấy.
Y học ngày nay chưa chữa trị được tận gốc của những ca bệnh tâm thần.
Người bệnh nếu phải điều trị bằng thuốc thì sẽ phụ thuộc nó cả đời. Nhiều người vào nhà thương điên cũng hết đời luôn là như thế.
Cho nên trong trường hợp này anh mới khuyên em tìm đến một đạo nào đó, ví dụ như Công giáo, Phật giáo. Kết hợp thiền, stoic, ăn uống ngủ nghỉ lành mạnh chắc chắn sẽ bớt được phần nào. Trong y học người ta gọi là LIỆU PHÁP TÂM LÝ. Đừng phụ thuộc vào thuốc. Nhiều bác sĩ ngày nay họ ác lắm, kê thuốc bán lấy tiền không à, họ đếch quan tâm di chứng của thuốc lên người bệnh đâu.
Mình dịch luôn một bài nghiên cứu ở nước ngoài để mọi người cùng đọc tham khảo. Nguồn link: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/borderline-personality-disorder/symptoms-causes/syc-20370237
=======================================
BODERLINE PERSONALITY DISORDER (BPD, hay rối loạn nhân cách ranh giới).
TỔNG QUAN:
Rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline personality disorder – BPD) là chứng rối loạn tâm thần đặc trưng bởi tâm trạng, suy nghĩ và hành vi không ổn định. Bệnh ảnh hưởng đến cách bạn nhìn nhận bản thân, người khác và các tình huống trong cuộc sống.
Bệnh gây rối loạn các chức năng về não bộ, ảnh hưởng đến hành vi của người bệnh. Ví dụ:
_ self-image issues: Họ có vấn đề về khả năng nhận định (Tức nghĩ về một viễn cảnh tưởng tượng nào đó không có thật và tự thuyết phục mình rằng điều đó là đúng luôn. Dân mình gọi là chứng “hoang tưởng”).
_ difficulty managing emotions and behavior: Khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc và lối cư xử. (Những hành xử “điên rồ” trong đời sống hằng ngày là từ đây mà ra)
_ and a pattern of unstable relationships: Và là một khuôn mẫu để tạo nên những mối quan hệ không lành mạnh sau này. (Sự gắn kết giữa người bệnh với các mối relationship là khó khăn hơn người bình thường. Đọc tiếp phần sau sẽ rõ).
Những người bị BPD thường xuyên có những thay đổi nhanh về cảm xúc khiến họ nhầm lẫn và không rõ cần phải làm gì. Chính vì sự nhầm lẫn này nên bệnh nhân cực kỳ nhạy cảm, có xu hướng đả kích hoặc phản ứng dữ dội. Khi cảm xúc mãnh liệt, họ rất khó suy nghĩ thấu đáo và giữ bình tĩnh nên có thể làm những việc nguy hiểm và tổn thương chính mình cũng như những người xung quanh.
Những người bị BPD mang một nỗi sợ mạnh mẽ, ám ảnh về việc bị ruồng bỏ, cũng như tính thiếu ổn định của họ. Họ dường như không thể tha thứ cho người khác việc họ bị bỏ mặc một mình (Tôi đã ở trong mối quan hệ với rất nhiều Phụ Nữ kiểu này, trong đó tính cả mẹ tôi. Việc xuất hiện bên cạnh hay bỏ mặc họ một mình, cả hai lựa chọn đều rất mệt mỏi. Như thể mình bị rút cạn năng lượng liên tục vậy. Những cơn giận giữ vô lối, tính bốc đồng, và trạng thái cảm xúc thay đổi liên tục khiến họ vô tình đẩy người bên cạnh ra xa, kể cả khi trong thâm tâm họ thực sự muốn có một mối quan hệ yêu thương lành mạnh).
BPD thường hay bắt đầu thấy triệu chứng ở GIAI ĐOẠN ĐẦU tuổi trưởng thành. Thường thì ở tuổi thanh niên bệnh sẽ nặng hơn, và giảm nhẹ dần khi người đó thêm tuổi.
Nếu bạn cũng mắc BPD, chớ có nản lòng. Rất nhiều người đã thấy tiến triển qua thời gian bằng các biện pháp trị liệu, và họ có được một cuộc sống viên mãn sau này.
TRIỆU CHỨNG (Symtoms)
BPD tác động, ảnh hưởng lên cách mà bạn cảm nhận về bản thân, cách kết nối với người đối diện và lối cư xử hằng ngày của bạn nữa.
Dấu hiệu và triệu chứng gồm có:
- Sự sợ hãi tột độ vì bị ruồng bỏ cho dù nó có phải là sự thật hay không, thường có những phản ứng cực đoan như hoảng loạn, giận dữ, hay phản ứng điên cuồng (Mấy cô ở ngoài đời cứ bám dính lấy chồng/người yêu 24/7, luôn thường trực cảm giác sợ hãi hắn sẽ đi với gái, gọi điện quấy rầy liên tục kể cả khi họ làm việc, dọa sẽ tự tử nếu anh không thương tôi v..vv…)
2. Tính cách tạo nên một khuôn mẫu cho mối quan hệ thiếu lành mạnh, chông chênh. Ví dụ như họ “lý tưởng hóa” người tình ở một thời điểm, rồi NGAY SAU ĐÓ coi người ta thuộc dạng chẳng đáng để tâm, thậm chí là kẻ tàn ác (Nói chuyện với họ khi “lên cơn” sẽ nhận ra rất rõ. Phút trước còn mặn nồng yêu thương, phút sau đã cảm thấy mình như kẻ tội đồ).
3. Thay đổi xoành xoạch trong khả năng tự đánh giá bản thân và tự nhận dạng bản thân, bao gồm mục tiêu và giá trị luôn thay đổi. Nhiều khi nhìn bản thân mình là xấu hoặc thậm chí không tồn tại.
4. Có nhiều thời kì stress – Đây là khi họ có tâm lý hoang tưởng bị bạc đãi, bị mất kết nối với thực tại. Có thể kéo dài vài phút cho đến nhiều giờ.
5. Có những hành vi BỐC ĐỒNG và RỦI RO. Ví dụ như tham gia cờ bạc, liều lĩnh trong lái xe, Quan hệ tình dục thiếu lành mạnh (unsafe sex), tiêu tiền mất kiểm soát (spending sprees), nhậu nhẹt thả cửa, lạm dụng chất kích thích… và sau cùng này, sẵn sàng HỦY HOẠI thành công hiện tại bản thân, ví dụ như quit luôn job lương cao đang làm, hay sẵn sàng đạp đổ mối quan hệ lành mạnh hiện tại.
(Đây là lý do tại sao ở phần I bài Damaged woman https://redpillvn.org/nhung-phu-nu-hu-ton-damaged-woman/, tôi chỉ ra được 8 dấu hiệu nhận biết họ từ vẻ bề ngoài: xăm trổ, đính đá, bia rượu, thuốc lá, miệng nói hay vô thức đề cập đến chủ đề sex…
Tôi gặp những Phụ Nữ thế này rất rất nhiều lần trong đời. Có người bị damaged cả 2 chị em ruột luôn. Biết miêu tả thế nào về họ nhỉ? Mọi thứ trên đời chẳng có gì là quan trọng, miễn chỉ cần “fun” là đủ !
Nếu bệnh ở Đàn Ông, ta sẽ gặp mấy thằng trai trẻ liều lĩnh bất cần, làm đủ thứ trò phá làng phá xóm mà người ta thường thấy trên truyền hình An ninh TV.
Bởi thế nên 2 “đối tượng” này: Damaged Girl và “bad boy” luôn có cùng tần số, hút nhau như âm và dương – Đám thanh niên “dân chơi” nam nữ tụ tập khắp các hang cùng ngõ hẻm là đây).
6. Đe dọa sẽ tự tử, hay là những hành vi tự hủy hoại bản thân, thường là để phản ứng lại với sự sợ hãi sẽ bị ruồng bỏ hoặc xa cách. (Mấy đứa con gái bị người yêu bỏ, hoặc thậm chí vì mấy lý do rất củ chuối như thích thằng nào đó mà nó không thích lại chẳng hạn, thường đau đớn dằn vặt mà tự rạch tay, uống rượu say mềm, hay đi xăm mình… Chính họ đấy).
7. Mood thay đổi liên tục, từ vài giờ đến cả vài ngày, bao gồm cả một tổ hợp hỗn mang: trạng thái hưng cảm, cáu bẳn, xấu hổ.
8. Những cảm giác trống rỗng cứ liên tục tái diễn.
9. Thường hay tức giận vô lối, thường xuyên mất bình tĩnh, có những hành vi chế nhạo và cay nghiệt, đôi khi sẵn sàng sử dụng bạo lực. (Đám người chuyên đi bắt nạt hóa ra cũng có nguồn gốc từ bênh tâm thần).
NGUYÊN NHÂN BỆNH.
Cũng như các bệnh về rối loạn tâm thần khác, nguyên nhân của bệnh BPD đến nay vẫn chưa được xác định một cách đầy đủ. Ngoài các yếu tố môi trường – như là tiền sử LẠM DỤNG và BỎ BÊ trẻ em, BPD còn liên quan đến:
- YẾU TỐ DI TRUYỀN (gen): Có vài nghiên cứu về các cặp song sinh hay các gia đình đã chỉ ra rằng, BPD có liên quan chặt chẽ đến việc thành viên gia đình từng có tiền sử bệnh.
- NÃO CÓ BIỂU HIỆN BẤT THƯỜNG: Một số nghiên cứu đã chỉ ra những thay đổi trong một số lĩnh vực của não liên quan đến điều tiết cảm xúc, sự bốc đồng và hung hăng. Ngoài ra, một số hóa chất não giúp điều chỉnh tâm trạng, chẳng hạn như serotonin, có thể không hoạt động đúng.
CÁC RỦI RO (Risk factors):
Một số yếu tố liên quan đến phát triển nhân cách có thể làm tăng nguy cơ phát triển bênh BPD. Bao gồm:
- DI TRUYỀN. Bạn có thể có nguy cơ cao hơn nếu người thân – mẹ, cha, anh hoặc chị của bạn – mắc chứng rối loạn tương tự.
- TUỔI THƠ CĂNG THẲNG. Nhiều người mắc chứng rối loạn báo cáo bị lạm dụng tình dục hoặc bạo hành, hoặc bị bỏ rơi trong thời thơ ấu. Một số người đã mất hoặc bị tách khỏi cha mẹ hoặc người chăm sóc gần gũi khi họ còn trẻ, hoặc có cha mẹ hoặc người chăm sóc lạm dụng chất gây nghiện, hoặc các vấn đề sức khỏe tâm thần khác. Những người khác đã tiếp xúc với xung đột thù địch và mối quan hệ gia đình không ổn định. (Cái này cực kì quan trọng. Từ điểm này bạn sẽ nhận ra những đứa trẻ lớn lên trong gia đình THIẾU LÀNH MẠNH: Single mom, cha mẹ bạo hành, ly thân, ruồng bỏ, cãi vã… đều có kết cục dẫn đến bênh thần kinh BPD).
NHỮNG RẮC RỐI MANG LẠI:
BPD có thể hủy hoại, tàn phá nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ thân mật, công việc, trường học, các hoạt động xã hội và hình ảnh bản thân, dẫn đến:
1. Mất việc, hoặc nhảy việc liên tục (Không ai có thể làm việc được với những người thiếu ổn định về tâm thần, lẫn không kiểm soát được cảm xúc. Họ thiếu khả năng thấu hiểu, thương lượng, hợp tác với đồng nghiệp. Mẹ tôi là 1 bệnh nhân BPD hạng nặng, bà hầu như không thể làm việc mà không gây xung đột với đồng nghiệp).
2. Không hoàn thành những chương trình giáo dục (bỏ học giữa chừng).
3. Dễ gặp vấn đề dính dáng đến pháp luật.
4. Mối quan hệ đầy mâu thuẫn, căng thẳng trong hôn nhân hoặc ly hôn. Thậm chí thèm muốn cả cảm giác BỊ LẠM DỤNG (Họ thường có xu hướng BỊ THU HÚT bởi những đối tượng thiếu lành mạnh, ví dụ như con gái toàn tìm bọn trai hư, trai xấu để yêu và cưới. Càng hung bạo, càng hoang tàn họ càng “khoái”. Thậm chí nếu lấy được người tốt rồi họ cũng CHỦ ĐỘNG tạo drama liên tục trong hôn nhân, khiến đối phương đau đớn, mệt mỏi, kiệt sức.
Ở Mỹ nhiều tên tội phạm giết người hằng loạt, nằm trong khám rồi vẫn nhận được cả hằng ngàn thư tình từ những em gái trẻ khắp đất nước. Việc này dưới góc nhìn tâm lý học chẳng có gì là lạ).
5. Tự gây thương tích, chẳng hạn như cắt hoặc đốt, và thường xuyên phải nhập viện.
6. Mang thai ngoài ý muốn, có nguy cơ mắc bệnh đường tình dục. (Họ thiếu khả năng kiểm soát trong sinh hoạt tình dục). Dễ gây tai nạn xe cơ giới và có hành vi thô bạo với người khác, do hành vi bốc đồng và rủi ro. (Đọc lại https://redpillvn.org/nhung-ong-bo-toi-part-i/, những đứa trẻ lớn lên thiếu đơn vị người Cha chuẩn mực sẽ không có khả năng Emotional Control – Kiểm soát cảm xúc)
7. Thường dám thử, hay thường xuyên nghĩ đến chuyện tự tử.
Ngoài ra còn hàng loạt triệu chứng rối loạn tâm thần dạng nhẹ khác. Ví dụ như:
- Suy sụp, phiền muộn.
- Lạm dụng rượu và chất kích thích.
- Rối loạn lo âu, rối loạn ăn uống, rối loạn lưỡng cực, rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD), Rối loạn tăng động thái chú ý (ADHD – cái này cực kì nguy hiểm. Mấy em “Attention whore” luôn thèm khát sự chú ý, mỗi ngày dành hàng nhiều giờ lang thang trên mạng xã hội post ảnh cơ thể. Họ cần được “bơm” vào cảm giác được khao khát, được chú ý, được trọng vọng liên tục).
- Và hằng loạt chứng rối loạn khác.
=======================================
KẾT.
Đọc đến đây có lẽ bạn đã có cái nhìn toàn cảnh hơn về xã hội mà chúng ta đang sống. Tôi có nói quá không khi ước tính ngày nay có tới 50-70% loài người đang bị bênh thần kinh BPD? Nếu không có những liệu pháp chữa trị tâm lý kịp thời liệu họ có sống yên ổn được hay không?
Có nói quá không khi nhận định những “gia đình” Single Mom nuôi con là một “cái ổ” sản sinh tội phạm phá nát xã hội? Bài sau tôi sẽ đưa ra hằng loạt con số thống kê đáng sợ khác.
Tôi từng gặp nhiều gia đình có vợ hoặc chồng bị BPD, mỗi khi họ “lên cơn”, người nhà thì không biết cách ứng xử, quay ra đánh đập hành hung họ. Một gia đình hàng xóm của tôi thời còn ở Hà Nội, có người mẹ bị BPD, thế là mấy bố con đánh đập, tra tấn, trói mẹ lại mang lên trại tâm thần. Ở đấy họ kê cho uống loại thuốc gì đó nặng lắm, dành cho những ca bệnh nặng ấy. Kết quả là bà ấy từ BPD biến thành tâm thần nặng luôn.
Sẽ ra sao nếu 2 người bị BPD cưới nhau về? Đánh nhau, chửi nhau, hành hung nhau, rồi ly dị? Bên phương tây (và rất nhiều ở Việt Nam nữa) tôi đã nhìn thấy những gia đình có tới 3 thế hệ là single mom (bà, mẹ, con gái) rồi đấy.
——————————————
Hôn nhân- nó không đơn giản chỉ là 1 tờ giấy. Mấy người tưởng đây là chơi game đấy à? Thích thì cưới, không thích nữa thì bỏ?
——————————————
Bài viết này cũng là để cảnh tỉnh những bậc phụ huynh. Nuôi con không ra hồn, Cha không chuẩn men, mẹ không chuẩn nữ tính, gia đình không hoàn chỉnh, bất hòa và xung đột… thì con cái sau này nó chịu cái ách oan nghiệt SUỐT CUỘC ĐỜI.
SUỐT CUỘC ĐỜI!
—————————————————-Pill
Tham khảo series bài về daddy issues để nhìn rõ toàn cảnh bức tranh:
Những ông bố tồi Part I: http://bit.ly/2PnNTxp
Những ông bố tồi Part II: http://bit.ly/2Teiw9E.
Incel: http://bit.ly/2PpBE3s
Damaged Woman phần I http://bit.ly/2SZOVC0
Damaged Woman phần II http://bit.ly/2PnlPtK
Một dẫn chứng về hiện tượng Daddy issues https://bit.ly/3cohGim
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Donate cho tác giả tại đây để duy trì website và phát triển thêm những nội dung hữu ích khác.