Những ông bố tồi Part II

Trong khuôn khổ bài viết trước không thể truyền tải hết mọi thông tin nên tôi mới viết tiếp bài này. Câu hỏi đặt ra cho bài viết này là :

Tại sao xã hội ngày hôm nay lại đẩy những người Đàn Ông biến thành những người Cha thiếu trách nhiệm như vậy? Và giải pháp là gì ?

Những ông bố tồi part II

“Bố tồi” thì có nhiều loại hình lắm. Rất nhiều bạn nữ inbox cho tôi than thở về những “Đức ông chồng” bê tha nhậu nhẹt, tiền kiếm được không mang về nuôi vợ con mà ném hết vào “Quan hệ xã hội” – Loại này là loại súc vật điển hình. Thằng nào trúng loại này, nếu nhột thì tự chịu nhé. Mày đi chết đi chứ sống làm gì nữa ?

“Bố tồi” còn phải kể đến những anh Đàn ông hoàn toàn là đứng đắn chững chạc. Đi làm về là tạt qua đón con, không bao giờ nhậu quá giờ ăn cơm tối, lương lậu “nộp” đầy đủ cho vợ. Tại sao mấy anh này tồi?

Nói một cách dễ hiểu, những anh này chỉ có mặt ở đấy, làm một người Cha trên DANH NGHĨA mà thôi. Anh ta không thực sự thể hiện là một người Cha. Thay vì đứng ra làm một Leader, làm một người dẫn dắt gia đình, anh ta thảy hết trách nhiệm cho Vợ. Anh ta “trao quyền” chỉ đạo, ra mọi quyết định lớn bé trong gia đình cho người Vợ. Tôi gọi những người như thế này là Passive Dad- Những ông bố thụ động. Chi tiết hơn, trong quá trình nuôi dạy những đứa trẻ, anh ta không đặt ra những giới hạn, những lằn ranh đỏ cần thiết. Những “ông Địa” này chỉ sống trong ngôi nhà ấy, nhìn những đứa trẻ chạy quanh nhà và tự do làm điều chúng thích. Lý do nào đưa đến hiện tượng tồi tệ này ?

Có hai hướng giải thích.

Lý do số 1.

Loài người ngày nay đã chuyển biến sang một mô hình xã hội hoàn toàn mới mẻ và đặc biệt. Khác với tổ tiên xa xưa, để phục vụ cho vấn đề SINH TỒN, chúng ta không còn quá phụ thuộc vào cái thực thể GIA ĐÌNH nữa.

Hàng trăm, hàng ngàn năm trước, Con người thời điểm đó cần đến GIA ĐÌNH mới có thể sống sót. Người cha, ông ấy phải ra ngoài SĂN BẮN hoặc làm những công việc nặng, người Mẹ thì đảm nhiệm chăm sóc những đứa trẻ và ngôi nhà, HÁI LƯỢM những thực phẩm xung quanh đó. Đặc điểm sinh hoạt của những bộ tộc. Thời đại ngày nay, khoảng thời gian mới chỉ 50 năm trở lại, vấn đề SINH TỒN không còn là mục tiêu hàng đầu nữa.Tất cả những gì anh cần là một cái thẻ Credit Card, mang xuống siêu thị và nhặt nhạnh mọi thứ anh muốn . Mấu chốt ở chỗ , làm cách nào để anh “bơm” tiền vào cái thẻ ấy mà thôi. Ở các xứ phát triển và ngay cả Việt Nam ngày nay, cái việc để cho con người ta chết đói đã là dĩ vãng , chính phủ sẵn sàng đứng ra trợ cấp những người không có khả năng lao động , chu cấp cho họ một mức sống tối thiểu để tồn tại.

Con người ngày nay, có thể SINH TỒN mà không phải TƯƠNG TÁC với bất cứ ai.

Những chàng trai trẻ ngày nay, họ lớn lên mà không thực sự cần đến những người Cha.

Những chàng trai trẻ ngày nay, họ đâu cần người Cha chỉ dẫn cho họ cách săn voi ma mút? Họ đâu cần những chỉ dẫn kinh nghiệm từ những bậc trưởng lão, những người đàn ông khác trong bộ tộc? Những người đàn ông thời điểm bấy giờ, qua việc họ tương tác và sinh hoạt ngoài thiên nhiên cùng nhau , họ học hỏi được từ nhau cái cách để làm một thằng ĐÀN ÔNG: Làm sao để gạt đi nỗi sợ hãi? những kinh nghiệm chinh phục phụ nữ? cách nuôi dạy con cái? những kỹ năng cần thiết để đối chọi thiên nhiên khắc nghiệt?… Muốn tìm thêm về chủ đề này, hãy xem bộ Phim Apocalypto của Mel Gibson. Các bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn.

Ngày hôm nay, tất cả những gì họ cần chỉ là một cái NGHỀ, nhằm mục đích lấp đầy cái tài khoản ngân hàng kia. Chấm hết.

Xã hội hiện đại nhưng mà “hại điện”, chết là chết ở chỗ này.

 

Lý do số 2.

Một đặc tính của xã hội “Mẫu hệ” mà chúng ta đang sống, đó là đàn ông không còn được trao quyền để trở nên “nam tính” như họ vốn là. Những tố chất: thẳng thắn, quả quyết, dũng mãnh (aggressive) mà họ vốn có dần dần bị xã hội gạt bỏ. Cái này không hề được luật pháp quy ước, nhưng nó lại biến thành một “quy tắc ngầm” mà loài người công nhận với nhau.

Hơn 30 năm qua, từ nhà trường, sách giáo khoa, phim ảnh, báo chí cho đến các gia đình, đàn ông được “dạy” rằng phải hoàn toàn Hands-off , tức là trở nên thụ động. Đàn ông tụi bay là đám chuyên gây trở ngại, thứ nam tính độc hại kia là tác nhân gây nên mọi lỗi lầm, tội ác trên thế giới này (Xem thêm bài viết: Giải mã hiện tượng Trẻ Trâu)

Bọn họ nỗ lực không ngừng nghỉ để biến đàn ông trở nên nữ tính, thành những THẰNG ĐÀN BÀ. Tôi còn nhớ ngày nhỏ, tôi là thằng chuyên đứng lên hỏi vặn vẹo lại cô giáo những điều trong bài giảng tôi cho là bất hợp lý. Tôi cảm thấy rõ ràng cái sự khinh bỉ trong mắt đám con gái dành cho tôi, cùng với sự dè dặt của đám con trai, bọn nó nửa phần đồng tình, nửa phần không dám quả quyết. Nói thật với nhau như những thằng đàn ông đi, có thằng nào hồi nhỏ lại thích đi học, phải bị nhét vào những cái bàn gỗ chật chội và ngồi chăm chỉ lắng nghe 2 tiếng liên tục như những đứa con gái?

Hệ thống giáo dục này là dành cho Đàn bà. Không phải dành cho Đàn ông.

Trong vấn đề nuôi dạy trẻ, đàn ông bị tước quyền hoàn toàn. Trong gia đình, Mẹ là người biết mọi thứ. Người Cha, ngoài cái nhiệm vụ chu cấp tài chính và hiến tặng tinh trùng ra, anh ta bị biến thành một thứ “thú cảnh” trong gia đình. “Ba mày thì biết cái gì!”.

Cái thành ngữ “Con hư tại mẹ” cũng là một sản phẩm của chế độ Mẫu hệ đấy.

Ở phương Tây các bạn sẽ nhìn thấy rất rõ , mỗi khi mà người Cha muốn đứng ra dạy dỗ con cái, họ luôn bị “khuất phục” bởi những bà mẹ hay dư luận xã hội. Bằng cách đó, dần dần , qua vài thế hệ, họ bị tước quyền hoàn toàn. Ở Việt Nam do còn ảnh hưởng bởi màu sắc gia trưởng Nho giáo, ở một số gia đình còn giữ được cái “truyền thống” từ người Cha, đa số còn lại cũng đã tan tành theo phương Tây.

Thế kỉ 20 là thế kỉ của chiến tranh đối với người Việt Nam. Đa số đàn ông phải ra chiến trường, thế hệ những đứa trẻ sinh ra trong thời chiến họ cũng đã từng lớn lên trong gia đình không có cha, cái việc mà ngày nay họ bị mất đi những phẩm chất cốt lõi của người Cha cũng đúng thôi.

Người Cha

Nếu chưa hoàn toàn tin tưởng vào hai cách giải thích như trên, tôi sẽ đưa ra một loạt ví dụ để bạn đọc hình dung.

Đứa bé con trong nhà đã đủ lớn để tự xúc ăn. Thay vì dạy nó từng bước, làm thế nào để xúc cả cơm và thức ăn vào muỗng, để khỏi rớt đồ ăn ra bàn, thì tôi lại nhìn thấy hàng loạt ông bố bà mẹ chạy theo chèo kéo nó, năn nỉ nó, mang “mồi nhử” như đồ chơi hay Ipad ra để dụ đứa trẻ ăn, đút cho nó từng thìa một. Sao phải khổ thế? Những đứa trẻ lớn tồng ngồng 10 tuổi đầu vẫn nũng nịu chờ ba mẹ đút trong bữa ăn. Các vị tưởng như vậy là thương yêu trẻ ấy hả?

Đừng trông chờ vào những bà mẹ, họ có sẵn cái đặc tính nuông chiều con trẻ. Một ông bố chuẩn mực – Real dad trong trường hợp này sẽ làm gì?

“Con tự xúc ăn ngay! hoặc là sẽ bị bỏ đói cho đến bữa ăn tiếp theo.”

Đứa trẻ đi chơi xe điện.Người mẹ luôn theo sát bên nó, mỗi lần nó trèo lên xe không được là người mẹ lập tức có mặt, bế nó lên, đặt nhẹ nhàng vào xe. Cả một buổi sáng người mẹ chạy theo “cung phụng” nó. Chở che và chăm sóc, nó đã là một thuộc tính của những bà mẹ. Nếu tôi là ông bố trong hoàn cảnh đó, tôi sẽ làm gì?

“Con phải tự học cách trèo lên cái xe này. Không ai làm thay con được cả. Đặt chân vào đây, tay bám vào đây, dùng lực trèo lên!‘’. Tôi đảm bảo đấy sẽ là lần cuối cùng tôi phải hỗ trợ đứa trẻ chuyện này, bởi vì tôi đã dạy nó cách làm.

Cậu nhóc nhà bạn đến trường bị bạn bè bắt nạt. Nó bị một thằng oắt to xác hơn đánh, xé áo. Trong trường hợp này bạn sẽ làm gì? Tôi nhìn thấy là, phải đến 99% những ông bố bà mẹ ngoài kia sẽ đứng ra “giải quyết” vấn đề theo cái cách mà họ cho là hợp lý: báo cáo lên nhà trường, hoặc còn tệ hơn, họ quay ra chửi mắng thằng oắt con to xác kia. Một sai lầm điển hình. Làm như vậy thì cái thằng con của anh chị suốt đời nó cũng vẫn bị thằng khác chà đạp mà thôi. Nếu tôi – một thằng asshole đích thực, là người cha trong câu chuyện thì sao ?

“Con ạ. Trường học là nơi để học, không phải là nơi của bọn xã hội đen. Lần tới nếu có chuyện tương tự xảy ra, điều đúng đắn nhất mày nên làm là:

TÁNG CHẾT CON MẸ NÓ! Bằng tất cả sức lực của mày.

Máu mày sẽ đổ, răng mày sẽ rụng, nhưng bố bảo đảm, lần sau, KHÔNG một thằng con hoang nào trong trường đấy sẽ dám đụng đến mày. ‘’

 

Bạn đã hiểu ra vấn đề chưa? Chỉ có những người Cha mới có thể dạy dỗ đứa trẻ trưởng thành. Bằng cái cách ông ta chơi đùa cùng nó, dạy dỗ nó từng thứ nhỏ nhặt, PHẠT nó mỗi khi đứa trẻ trở nên hư đốn… Dần dà đứa trẻ sẽ học được tính kỷ luật, tính kiên trì, khả năng kiềm chế cảm xúc, những kỹ năng cần thiết để sinh tồn.

Người mẹ, do có bản năng che chở và chăm sóc, họ KHÔNG có khả năng DẠY DỖ đứa trẻ. Tất cả những gì họ có thể làm là: “Honey à, đừng lo, để đấy mẹ làm thay con “

Đấy là lý do mà xã hội ngày nay ngày càng đông những “mama boy”, cái cục cức gì cũng chạy về hỏi mẹ, không kiềm chế được bản thân, những THẰNG ĐÀN BÀ vô dụng.

Những thằng không hề có một tí kĩ năng gì về phụ nữ, tôi kể câu chuyện tôi tán đổ gái trong cuộc hẹn đầu tiên mà chúng nó cho là chuyện cổ tích.

Những thằng snow flake luôn đòi hỏi chính phủ và cái xã hội này phải chiều theo ý chúng nó, từ welfare, học phí đại học, trợ cấp mua nhà… Thay vì ra ngoài kia lao động và tự đoạt lấy thứ chúng muốn.

Những thằng đàn ông thụ động hoàn toàn trong tương tác xã hội, thấy gái đẹp không bao giờ dám đến bắt chuyện.

Trong lịch sử loài người, mỗi khi một nền văn minh trở nên yếu nhược, khi mà bọn Đàn ông không còn thực hiện được cái nhiệm vụ thiêng liêng của mình, cũng là lúc nền văn minh đó đi đến bờ sụp đổ. Đó là thời kì nhà Đường của Võ Tắc Thiên, thời kì nhà Thanh của Từ Hy Thái Hậu, Thời kì đang xảy ra với Đế chế 500 năm Châu Âu. Tôi còn phải đem ra bao nhiêu dẫn chứng lịch sử nữa ?

Đàn ông à, hãy tự giáo dục và rèn luyện bản thân. Chỉ có các anh mới cứu được cái xứ sở này, cứu lấy giống nòi Việt chúng ta.

Mr Pill

Chia sẻ để phát triển cộng đồng:

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Donate cho tác giả tại đây để duy trì website và phát triển thêm những nội dung hữu ích khác.

Related Posts

0 0 votes
Article Rating
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments