Bản dịch sách “No More Mr Nice guy” – Chương 5: Tìm lại sức mạnh nguyên thuỷ của bạn.

Buổi sáng thứ bảy vài năm trước, tôi và Elizabeth (vợ tôi) đã có 1 cuộc cãi vả nảy lửa bởi vì một hành động mà tôi đã làm. Giống như hầu hết các cuộc cãi vã “thường nhật” của chúng tôi, Elizabeth hầu như cảm thấy bất lực trong việc khiến tôi có thành kiến từ chối với cô ấy. Và đồng thời thì tôi luôn cảm thấy bất công mỗi lần rơi vào tình cảnh đấy. Đỉnh điểm của lần cãi vả giữa 2 đứa cao trào tới mức, cô ấy thét toáng lên một cách chán nản,

“Anh chả khác gì hơn là một thằng hèn!”

Sau đấy, cô ấy rời khỏi căn phòng trong không khí yên ắng, còn tôi thì cũng rút lại vào phòng tắm để lau đi hàng nước mắt trên khuôn mặt.

Sau một hồi ngẫm nghĩ, thì Elizabeth tới gõ cửa nhà tắm. Lúc ấy, tôi giả sử rằng cô ấy tìm tôi để “táp” tiếp con mồi đang bị thương của cô ấy. Tuy nhiên, cô ấy lại nói lời xin lỗi với tôi:

“Em xin lỗi vì đã gọi anh là gã hèn, điều đó thật không công bằng tí nào.”

Tôi đáp trong khi gạt đi hàng nước mắt: “Thật ra, đó là điều đúng nhất mà em nói trong sáng nay đấy.”

Định nghĩa một gã “Nice guy” thường mang ý nghĩa là một gã bạc nhược với hầu như là 0% sự nam tính. Tôi thừa nhận, đây nghe có vẻ là một điều hơi khó nghe, nhưng dù sao nó vẫn là sự thật. “Nice guy” (trai tốt) thường mang xu hướng là một nạn nhân của sự nhu nhược (wimpy victim). Bị ảnh hưởng bởi lối sống xảy, cơ chế sinh tồn từ tuổi thơ của họ, nó đòi hỏi những loại người này bắt buộc hy sinh đi phần nào đó thuộc sức mạnh tâm thức của bản thân.
Như đã nói ở một số mục trước, mẫu thức thông thường của 1 “Nice guy” là họ đã thất bại trong việc bộc lộ gu thời trang họ một cách thích hợp, nhu cầu bản thân đúng thời điểm ở quãng thời gian tuổi thơ lớn lên. Những đứa trẻ này đã bất lực trong việc ngăn cản những người xung quanh họ có những hành động như: bỏ rơi, sao nhãng, bạo hành, lợi dụng và đối đãi một cách ngột ngạt. Họ chính là nạn nhân của những con người không thể quan tâm tới họ, thất bại trong việc yêu thương họ, đáp ứng nhu cầu cá nhân và cung cấp sự bảo vệ tới họ.

Như kết quả từ sự trải nghiệm thời ấu thơ, cảm giác của việc “tâm lý nạn nhân” đều xuất hiện ở hầu hết những gã “trai tốt” này. Những gã này đều có lối suy nghĩ chung là: Đều coi những thứ xung quanh bản thân là nguyên nhân gây ra những phiền hà và rắc rối tới cuộc sống mà họ đang sống. Hậu quả là họ luôn cảm thấy bất lực, chán nản, phẫn uất và thịnh nộ hầu hết thời gian. Bạn có thể thấy rõ điều này thông qua cử chỉ hành vi (body language) của họ. Và có thể nghe thấy điều này qua cách giao tiếp của họ nữa cơ.

“Thật là không công bằng.”

“Làm thế nào mà cô ấy luôn là người đặt ra luật?”

“Tôi luôn luôn cho đi nhiều hơn là là việc tôi được đáp trả.”

“Nếu như cô ấy chỉ…”

Khuôn mẫu của sự bất lực


Trong sự cố gắng vô ích để đối phó với việc trải nghiệm sự bỏ rơi từ thưở bé, hầu hết các gã Nice guy đều phát triển chung một đặc thù về tư duy như sau: “Nếu tôi hành xử như một gã trai ngoan (A nice guy) thì tôi sẽ nhận được sự yêu thương, rồi từ đó các nhu cầu bản thân sẽ tự động được giải toả bởi các yếu tố ngoại cảnh khác. Và kết quả là sẽ được trải nghiệm một cuộc sống sống tự tại, tự do (to have a problem free life)”.

Nhưng thật không may, sự biến hoá về tư duy này chỉ mang đến điều trái ngược phũ phàng của cái sự mong chờ ảo mà thôi, nó không đảm bảo được hoàn toàn về điều gì khác ngoại trừ cái cảm giác không ngớt của sự bất lực xảy đến người đó.

Cho dù rằng mấy anh chàng Niceguy luôn bị ám ảnh ở việc phải luôn cố gắng tạo ra một bầu không khí trò chuyện mượt mà, sống một cuộc đời không vướng bận âu lo, thì có hai yếu tố khách quan ngăn cản họ đạt được tới cái mục tiêu này. Đầu tiên chính là ở việc họ đang làm những cái được coi và hiểu là “bất khả thi”. Cuộc sống không hề mượt mà như họ tưởng, nó luôn tràn ngập những trải nghiệm hầu như không thể nào lường trước được và thực tế là con người và sự tồn tại của loài người có được như hiện nay là được tạo nên bởi các yếu tố hỗn loạn trong cuộc sống. Và điều này là hoàn toàn nằm ở ngoài tầm kiếm soát của chúng ta. Cho nên cái ý tưởng ở việc tạo nên một cuộc sống mà ở đó một người có thể hoàn toàn lường trước đuợc điều gì sẽ xảy đến là hầu như không thể nếu không nói đó là một dạng tập luyện phù phiếm (unreal).

Bỏ qua cái thực tế là chúng ta đều đang sống trong một thế giới hỗn loạn và đầy rẫy sự bất ngờ, những anh chàng “trai tốt” này không chỉ tự thuyết phục rằng cuộc sống này có thể trở nên hồng hào (2 hàng cây xanh và nắng ấm trải dài trước mắt) mà họ còn tin rằng cuộc sống phải nên như vậy! Kiểu niềm tin này chính là hệ quả trực tiếp bởi cái quá khứ không mấy tốt đẹp của họ.

Trong sự nỗ lực ở việc đối mặt với sự không chắc chắn từ quãng thời gian lớn lên, các ông Niceguy này đã và tiếp tục hình thành nên một hệ thống niềm tin rằng: Nếu họ hành xử theo lối khuôn mẫu (như bao người bình thường xung quanh họ) thì mọi sự trong đời họ sẽ ổn thoả cả thôi. Đôi khi, họ cũng nghiệm ra được rằng tuổi thơ của họ chính là mục tiêu lý tưởng, tràn ngập với sự vô tư (là điều đối lập với thực tế ở trong xã hội), để tạo cho mình một cái cớ thích đáng và dùng nó để đối mặt, giải quyết với cái tình trạng bị bỏ rơi hay ruồng bỏ. Tất cả những điều này được coi là những niềm tin bị xuyên tạc, bị bóp méo một cách nặng nề, cơ mà những ảo tưởng đấy phần nào đó lại có thể giúp những “bé trai” này đối phó được với tình trạng hỗn độn xảy ra trong đời sống họ (trớ trêu điều này lại hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của họ).

Lý do thứ hai khiến một chàng Niceguy không bao giờ hoàn thành mục tiêu trong việc có một cuộc sống “hồng đượm vô lo” là do họ luôn làm điều ngược lại của thứ nên được làm ngay từ đầu. Bởi khi tiếp xúc với các tình huống thực tế của những người trưởng thành, với cơ chế sinh tồn mà đã được thiết lập lúc họ còn nhỏ, hầu hết bọn họ sẽ không thành công lắm trong việc tạo ra bất kỳ thứ gì tượng trưng cho sự vững vàng (ở nhiều mảng khác nhau) trong cuộc sống.

Sự phụ thuộc bởi các “cơ chế vô dụng” vừa nêu trên tiếp tục kiềm hãm và giam cầm các gã trai tốt trong vòng xoáy của tuổi thơ bất hạnh, việc này vô tình làm duy trì mãi mãi cái vòng quay dữ dội, khắc nghiệt. Tình cảnh càng cực khổ bấy nhiêu, thì họ càng dùng cái “cơ chế tuổi thơ” ấy nhiều bấy nhiêu. Tương tự như vậy, nếu họ càng dùng cái cơ chế vô dụng đó nhiều hơn thì hệ quả chính là khả năng đối mặt với các vấn đề trong xã hội của chính họ sẽ bị giảm thiểu đáng kể, dẫn đến nhiều hơn các thất bại. Và nếu họ càng thất bại nhiều hơn thì đỉnh điểm chính là sự sợ hãi tột cùng ở tinh thần và thể xác..Bạn hình dung được cái viễn cảnh đó rồi đấy.

#bài thực hành số17

Giờ ta hãy điểm qua một số phương pháp mà mấy anh chàng Niceguy hay áp dụng để có thể tạo ra một cuộc sống an nhiên tự do nhé. Bạn hãy viết ra một ví dụ, với chủ đề là 1 trong những phương án dưới. Kế tiếp, hãy giả lập ra tình huống mà ở đó bạn áp dụng phương pháp đó vào để cố gắng nắm lấy quyền kiểm soát trong tình cảnh đó. Hãy để ý kỹ rằng từng cái phương án đó đều có điểm chung là nó khiến bạn cảm thấy như một nạn nhân bị bất lực hoàn toàn. Tôi khuyến cáo bạn chỉ nên chia sẽ những thông tin này với một người bạn “an toàn” thôi nhé.

.Hành xử đúng đắn
.Đừng mạo hiểm.
.Dự đoán không có cơ sở. Cố sửa mọi thứ
.Cố hết sức ở việc đứng yên hơn là hành động.
.Trở nên hữu ích và duyên dáng hơn
.Chưa bao giờ thực sự sống ở hiện tại
.Ham muốn, khát vọng thao túng mọi thứ
.Quan tâm thái quá với mọi thứ
.Giấu giếm thông tin
.Đè nén cảm xúc bản thân
.Mong muốn những người xung quanh trở nên vô hồn
.Tránh các thử thách và xung đột xung quanh.
=======================

Vượt qua nhân tố bạc nhược


Định nghĩa của tôi về tâm thức ổn định là, như một trạng thái tâm trí mà người ở đó hiện diện và có ý nghĩ rằng họ đủ sự tự tin để đối mặt với bất cứ những gì mà cuộc sống ném vào họ. Cái kiểu sức mạnh tâm thức này không chỉ có hiệu quả thành công cực cao ở việc xử lí khủng hoảng mà còn ngược lại nữa. Chính người đó sẽ mong chờ những rắc rối xảy đến với họ nhiều hơn nữa cơ!

Sức mạnh của tâm thức không phải là về một trạng thái không có nỗi sợ. Vì ai ai cũng phải có một nỗi sợ riêng biệt, điều đó là bằng chứng cho việc ta vẫn là “người”. Mấu chốt của sức mạnh tâm thức chính là kết quả bởi việc “Cảm nhận và hiểu nỗi sợ, chứ không đầu hàng trước nó”.

Tuy nhiên, vẫn có giải pháp đặc biệt cho người nào cảm thấy bất lực và dễ bị tổn thương (sensitive). Phương pháp phục hồi của liệu trình này sẽ giúp Nice guy biết coi trọng sức mạnh từ tâm trí (là loại sức mạnh khi sinh ra đã có sẵn). Lộ trình bao gồm:

.Biết đầu hàng, quy phục đúng thời điểm
.Cảm giác chìm đắm trong hiện tại
.Bộc lộ cảm xúc phù hợp
.Đối mặt với nỗi sợ
.Phát triển sự chính trực
.Tạo cho bản thân những quy luật và tuân thủ chúng


“Đầu hàng” có thể giúp những gã Niceguy ra sao?


Đoạt lại nguyên mẫu nam tính.

Trớ trêu thay, khía cạnh quan trọng nhất trong công cuộc giành lấy lại sức mạnh bên trong một người và đạt tới những gì mà người ta muốn trong tình yêu và cuộc sống chính là “sự đầu hàng” hay “quy phục”. Đừng hiểu nhầm ý tôi sang nghĩa là bỏ cuộc nhé, mà ý ám chỉ là có lòng can đảm để từ bỏ những thứ mà một người không thể thay đổi được, và chuyển mục đích sang thay đổi những thứ thiết thực hơn.

Việc từ bỏ không hề mang ý nghĩa trở nên bất cần đời hay là không cố gắng phấn đấu nữa. Buông bỏ có nghĩa là buông bỏ những điều ngoài tầm kiểm soát. Việc này cũng có thể được xem như bạn đang cuộn bàn tay là thành một nắm đấm thít chặt lại. Sau đó từ từ thả lỏng rồi cũng như lúc đó, mọi sự căng thẳng của bạn lần lượt được giải phóng ra bên ngoài. Lần đầu trải nghiệm việc này có thể ngón tay bạn sau khi thả sẽ vẫn có cảm giác muốn siết lại nữa, lúc ấy bàn tay sẽ phải tự học lại cách mở lỏng ra và thư giãn. Đơn giản chỉ có thế thôi, hãy tự học cách đầu hàng và buông bỏ đúng lúc.

Việc buông bỏ này sẽ cho phép những trai tốt trong quá trình hồi phục cảm giác được sự “reset lại mình” và bắt đầu phản ứng lại với vẻ đẹp tuyệt trần của cuộc sống, hơn là mong muốn kiểm soát nó. Việc đầu hàng còn mang ý nghĩa là cho phép họ bắt đầu có cách nhìn nhận đúng đắn hơn với cuộc sống. Nó tựa như phòng thí nghiệm, đặc biệt dành cho môi trường học tập, phát triển và sự sáng tạo. Việc đầu hàng cũng có ý nghĩa là mang đến một cách nhìn nhận mới cho những gã đang ngồi ở kia trong trạng thái hồi phục ấy. Là cách nhìn nhận về sự trải nghiệm của cuộc sống chính là một món quà thiêng liêng từ vũ trụ tới chúng ta, và cũng để kích thích sự tò mò, sự sáng tạo, sức mạnh hồi phục.

Thay vì tự ra câu hỏi: “Tại sao việc này lại xảy đến với mình?” thì anh chàng tốt tính ấy sẽ ngẫm: “Mình học được gì từ tình huống này?” .

Gil giải trình ra quá trình của việc chấp nhận và buông bỏ như sau. Mối quan hệ tình cảm của Gil với cô người yêu đã đạt tới đỉnh điểm của khủng hoảng. Lúc này, Gil đã thử qua việc ngồi với bác sỹ tư vấn tâm lý với Bard trong nỗ lực giải quyết vấn đề của Barb. Anh ấy quả quyết là gần đây cô ấy có dấu hiệu của sự trầm cảm ngày một nghiêm trọng, luôn cảm thấy cáu bẳn, và không hề có một tí hứng thú gì trong việc quan hệ thân mật với nhau. Anh ta cho hay rằng là phải luôn cố gắng làm mọi thứ đúng như ý Barb muốn, tránh làm phật lòng cô ấy.

Cả Gil lẫn Barb đều đã trong độ tuổi 50, đã cùng nhau vai kề vai trong tám năm qua. Cũng đã cùng nhau bàn về vấn đề cưới hỏi, nhưng cả hai đều cảm thấy không có kết quả lắm (nguyên do là “sự không chắc chắn” đang hiện hữu trong mối quan hệ của họ). Sau khoảng thời gian cùng tham gia các buổi tư vấn cho cặp đôi, thì Gil bắt đầu cảm thấy thích thú với ý tưởng rằng có thể tất cả những “vấn đề” trong mối quan hệ này không phải là do Barb. Anh ta bắt đầu nhìn nhận lại bản thân rõ ràng hơn trong các hành vi ứng xử của bản thân hơn. Đồng thời, cũng nhận thức được là gã hầu như có ít sự quan tâm với phía bên ngoài xã hội và hoàn toàn không có lấy nổi một người bạn là đàn ông. Và đoán xem nào, sau thêm một vài buổi trị liệu thì anh ấy đã chính thức gia nhập vào cộng đồng của cánh mày râu: hội “Không đóng vai là gã tốt nữa”.

Kể cả Gil cũng đã bắt đầu nhận ra những vấn đề, lối sống rập khuôn và không lành mạnh, luôn luôn cố tìm ra cái bí kíp để có thể thoả mãn được Barb. Đây thật sự là một quá trình chậm rãi, nhưng dần Gil đã nhận ra là gã không thể nào thay đổi được Barb nữa. Thay vào đó anh ta phải bắt đầu tập trung nguồn lực phát triển cho bản thân nhiều hơn. Khi anh ta bắt đầu tháo bỏ xiềng xích giữa Barb với bản thân, gã cảm thấy có một sự lo lắng tột độ. Điều này khiến gã có nỗi sợ thầm kín rằng điều này sẽ gây ra một “hệ quả nghiêm trọng”. Gil cũng tin là Barb không thể nào tự xoay sở được mọi việc nếu không có sự giúp đỡ từ gã luôn cơ đấy.

Và rồi, với sự hỗ trợ nhiệt tình từ cái group mà toàn “đực” không ấy, Gil nhận ra rằng mọi thứ vẫn sẽ ok dù cho là Gil và Barb không còn trong mối quan hệ cùng nhau nữa. Ngạc nhiên thay, thì mối quan hệ của họ đã bắt đầu có những chuyển biến tốt hơn lúc trước. Ngay khi gã bắt đầu từ bỏ việc phải luôn cố gắng giúp Barb với vấn đề của cô ấy và đồng thời tách rời bản thân gã với tâm trạng của Barb, lúc đó anh ấy đã nhận ra được trên vai đã bớt nặng trĩu hơn và tràn đầy sinh lực hơn trước. Thậm chí gã còn bắt đầu thấy rằng việc Barb ở bên cạnh chính là “một món quà”, giúp đỡ anh ta giải quyết những khúc mắc với người bố hộc hằn của gã.

Một năm sau, Gil chính thức loan tin báo với “hội mày râu” của gã rằng anh ta và Barb đã chính thức đính hôn và đã lên được thời gian ngày cưới cụ thể. Anh ta tả rằng mối quan hệ với Barb đã được cải thiện rõ rệt, hơn cả những gì gã t犀利士
ừng mong đợi lúc trước. Gil chia sẻ rằng dường như cái giây phút khiến mọi thứ quay đảo lộn chính là khoảng khắc gã quyết định mặc kệ việc liệu cả hai có thành đôi hay không.

Cái sự quả quyết ấy mang theo sự nhận thức rằng việc “từ bỏ kiểm soát những thứ ngoài tầm tay” mới chính là việc nên làm. Điều hài hước là, chỉ khi gã chia sẻ ra về điều này thì nó mới cho phép anh ta nhận lại những thứ mà gã thật sự mong muốn.

#bài thực hành số 18.

Hãy nghĩ về một món quà mà vũ trụ đã ưu ái tặng cho bạn, mà hầu như bạn luôn vô thức bỏ qua (hoặc cố tình không thấy). Nhưng bây giờ đã có thể nhận thức rõ như một sự thúc đẩy và khơi dậy được mong muốn khám phá và đồng thời trưởng thành, phát triển hơn nữa.

  • Liệu có “phần quà” nào tương tự như ở trên mà bạn đang mong muốn “từ bỏ” nó không?
  • Hãy chia sẽ điều này với một người an toàn nhé.


Nếu các Niceguy chú ý vào thực tại, điều đó sẽ giúp họ đoạt lại được nguồn lực nguyên bản xứng đáng được hưởng.


Niceguy thường hay cố kiểm soát thế giới của họ bằng cách đưa ra những hệ thống niềm tin, mà trong đó các tình huống và con người được dựng nên từ sự ảo tưởng, và sau đó hoàn toàn chìm đắm và hành động dựa trên “sự ảo tưởng” này mù quáng. Đây chính là lý do giải thích cho việc các hành động và lời nói của họ trong thực tế thường rất sai lệch, nhảm nhí và không có nghĩa đối với người quan sát bên ngoài.

Les, là người đàn ông khá khiêm tốn trong độ tuổi 30 đã có một mối tình ngắn với một người đồng nghiệp. Trong một quá trình trị liệu với gã, tôi hỏi Les tại sao anh lại nghĩ anh đã có một cuộc tình như vậy. Les trả lời: “Tôi không biết, chắc là do tôi muốn có một tí cảm giác được chú ý thôi”.

Tôi tiếp tục hỏi anh ta thường hay dùng cách nào để bày tỏ sự bực dọc đối với vợ gã. Với cái nhìn khó hiểu, gã bảo: “Tôi chưa bao giờ tỏ thái độ giận dữ với Sarah cả”.

Ý anh là trong quãng thời gian cưới được 10 năm, cô ấy chưa hề làm gì để khiến anh nổi đoá ư?” Tôi hỏi một cách đầy ẩn ý châm chọc.

Để mà nghe Les mô tả về người vợ, thì rõ ràng như ban ngày tôi có thể thấy được người vợ đã bị đưa lên cột xét xử rồi. Công bằng mà nói, Les đã không hoàn toàn để bản thân sống ở hiện tại khi có chủ đề hôn nhân xen vào, gã bảo rằng sau khi kết hôn thì Sarah đã tăng cân lên đến 60 pound (1pound = 0.4kg), từ chối làm việc bếp núc, bị trầm cảm theo nhiều kiểu, không còn thôi thúc ham muốn chuyện chăn gối với gã, đối đãi gã hời hợt và luôn trách mắng nộ thiên mặc dù không hề có sự khiêu khích từ Les. Bất chấp tất cả sự kiện này, Les vẫn một lòng bảo rằng cô ấy chính là “định mệnh cuộc đời”, và một lòng yêu thương cô ta tha thiết.

Trong vài tháng tiếp theo của buổi trị liệu, tôi liên tục cho Les nhận ra những sự thật cay đắng liên quan đến người vợ của Les và cả về mối quan hệ này. Đây thật sự là một quá trình chậm rãi và khó nhọc. Les cần có sự nhìn nhận rõ ràng về Sarah, cũng như về nỗi sợ hãi bị cô đơn. Để đặt bản thân vào thực tại nhiều hơn có nghĩa là Les sẽ phải làm những việc đầy thử thách và khó khăn hơn trước nhiều.
Ngay khi mà Les bắt đầu đối mặt với sự cô đơn, anh ta đã bắt đầu nhận ra những điều cay đắng về người vợ. Sự thay đổi này cho phép anh ấy bắt đầu tự hỏi về thứ mà bản thân thật sự mong muốn, đặt ra các quy luật cho bản thân tuân thủ và bảy tỏ ra cơn bứt rứt, giận dữ của gã một cách phù hợp hơn. Và cũng khá rõ để nhận ra rằng Sarah không hề có ý định xem xét lại cách hành xử của bản thân, cũng như vai trò của cô ta trong mối quan hệ với Les. Mặc dù có vẻ như việc này mang lại một cảm giác đau lòng và đắng cay, việc chấp nhận những sự kiện này một cách rõ ràng đã cho phép Les cuối cùng tự nắm lại được quyền kiểm soát. Chính là khi anh ấy quyết định nộp đơn ly hôn và dọn ra sống nơi khác.

Việc để bản thân mình “sống ở khoảng khắc này” nhiều hơn đã giúp cho Les hiểu chính xác tại sao mà anh ấy đã tự tạo ra sự quả quyết thế đối với Sarah. Việc này có thể sẽ đưa Les rơi vào các tình huống khắc nghiệt, nhưng bù lại nó sẽ làm cho Les thấy rõ những thực tế không thể chối bỏ. Bởi sự tác động của việc này, nó sẽ cung cấp cho Les (và chúng ta) những khả năng mới trong sự nhận thức mà ta có thể dựa vào đó để có thể có những thay đổi tích cực hơn. Và cũng đồng thời là việc này mang lại những “cánh cửa” để mở rộng mối quan hệ mới mẻ hơn cho Les.

#bài thực hành số 19

Hãy chọn ra bất kỳ việc gì trong đời sống thường nhật mà khiến bạn cảm thấy chán nản và mất kiên nhẫn cả sự kiểm soát. Hãy bước ra xa và ngẫm: có phải những khó khăn mà bạn đang vướng phải là kết quả của việc bạn tự phóng chiếu và tạo ra viễn cảnh mà bạn tin vào nó sẽ xảy ra trong đời thực không? Nếu như sau khi đã chấp nhận sự thật của tình huống đó, thì bạn sẽ có hành động gì để phản ứng với việc đó?
======================

Việc biểu lộ cảm xúc hợp lý sẽ giúp các Niceguy lấy lại được sức mạnh nguyên thuỷ hơn.


Các gã trai tốt thường hay sợ hai loại cảm xúc chủ yếu – cảm xúc của chính họ và của người khác, và tất cả cái sự leo thang trong xúc cảm mà nó khiến họ cảm thấy mất sự tự chủ. Hồi bé, khi cảm thấy mọi thứ bắt đầu nghiêm trọng hơn thì nó sẽ đi kèm các suy nghĩ “tiêu cực gây chú ý” hoặc hoàn toàn không có sự chú ý nào cả. Bởi vậy đa phần họ sẽ cảm thấy an toàn hơn khi kẹp chặt cái nắp cảm xúc ấy xuống vài mức để tránh thu hút quá nhiều sự chú ý tiêu cực ấy, hoặc bất cứ điều nào có thể khiến họ cảm thấy bị bỏ rơi.

Tôi còn nhớ thời gian đầu lúc cưới, khi Elizabeth biểu hiện sự khó chịu và chán nản với việc tôi không thể hiện cảm xúc của tôi ra ngoài. Như bao gã Niceguy khác, tôi thấy cảm xúc chính là một thứ khá là tiêu cực. Sau hơn 30 năm điều tra, tôi vẫn không thể biết được Elizabeth thật sự muốn gì ở tôi.

Kể cả khi tôi bắt đầu để ý tới cảm xúc của tôi hơn, thì thói quen giấu chúng đi vẫn được lặp lại. Hầu như khá là hài hước khi cái ý tưởng chia sẽ cảm xúc với đối tác của Niceguy nảy thoáng ra trong đầu họ vì điều này không thường hay xảy ra. Vào một dịp khi Elizabeth chất vấn tôi ngay sau khi tôi chia sẽ với cổ về việc thỉnh thoảng tôi hay che giấu những suy nghĩ của bản thân trong tâm trí. “Tại sao anh lại không nói với em những điều này khi mà nó xảy ra lần đầu?” cô ấy hỏi.

Anh đang cảm thấy khá hơn nhiều trong thời gian gần đây”. Tôi đáp theo kiểu điển hình của mấy gã Niceguy. “Nó chỉ mất hai tuần để anh có thể nói với em thôi”.

Tôi thường nghe những gã Niceguy nguỵ biện cho thói “che giấu thông tin, cảm xúc bản thân” bằng sự khẳng định rằng “do họ không muốn làm tổn thương người khác thôi”. Sự thật đơn giản là họ chỉ đang che đi cái điểm yếu của họ mà thôi. Trong khi đó, ý của họ thật sự là, do họ không muốn tái hiện lại cái lịch sử bi kịch trong tuổi thơ. Bọn họ chả có ý định tốt lành như là muốn bảo vệ gì gì đó đâu, họ chỉ đang cố gắng kiểm soát và giữ cho mọi thứ tiếp tục “hồng đậm” thôi.

Tôi thường hay bảo với các gã ấy rằng: “Cái mà anh đang cảm nhận chẳng qua chỉ là sự thuần xúc cảm mà thôi, chúng sẽ không giết ai được đâu. Dù cho đó là các cảm xúc như căm ghét, vô vọng, xấu hổ, cô đơn buồn bã, tức giận, hãy đủ tỉnh táo để biết rằng những cảm xúc này sẽ không thể làm hại ai được cả nếu như ta không cho phép chúng.
Cái mục tiêu của việc huấn giáo lại Niceguy, trở nên biết trân quý cái cảm xúc của chính mình là không nhằm để biến họ trở thành những gã “uỷ mị, nhẹ nhàng” hơn trước. Những người nam và đàn ông nào mà biết xem trọng cảm xúc của họ, thì đa phần đều khá mạnh mẽ, quyết đoán và luôn tràn đầy năng lượng.Trái lại với nhiều niềm tin của Niceguy, thì thường là họ không nhất thiết phải trở nên giống phụ nữ,  để mà có thể hiểu rõ phái nữ hơn. Hoàn toàn không phải như thế. Đây chính xác là nguyên nhân tại sao bạn thấy tôi luôn liên tục ủng hộ việc người đàn ông này có thể học tập cách điều chỉnh cảm xúc từ người đàn ông khác là vậy.

Trong khi hầu như không có công thức hay phương pháp “chuẩn” nào để kết nối lại với xúc cảm đã bị đè nén, nhóm hỗ trợ vẫn luôn có thể chỉ dạy từng bước, đưa ra tấm gương noi theo để có thể giúp cho quá trình chậm rãi này được hoàn thiện tốt dần hơn. Hiểu theo một nghĩa nào đó, thì các nhóm trị liệu này có thể được người người xem là một gia đình khác ở trong xã hội. Trong môi trường này, các Nice guy đang “phục hồi lại bình thường” có thể tham khảo ý kiến của người khác về việc xử lý những cảm xúc mới như nào cho ổn nhất. Bởi cảm xúc có thể rất đa dạng và rối rắm, việc có một nhóm người đóng vai trò hỗ trợ bạn trong tình huống mất kiểm soát ấy là sự cần thiết.

Ở đây, các Niceguy cũng sẽ nhận ra một điều là sẽ chẳng có gì nghiêm trọng xảy ra nếu mà họ định làm khuấy động “con tàu” mạnh hơn. Hơn thảy Niceguy sẽ học được rằng họ sẽ không trở nên phải khúm núm nếu bị tác động bởi những người có cảm xúc mạnh mẽ hiện diện xung quanh.
Các xúc cảm chính là một phần không thể và sẽ không bao giờ bị tách rời ra khỏi con người. Khi học và thấu hiểu được ý nghĩa các cảm xúc tồn tại trong mình, các Niceguy sẽ có thể bỏ đi một số gánh nặng không cần thiết trên vai. Khi ấy họ sẽ cảm thấy được trải nghiệm một lối sống hoàn toàn mới toanh, đầy năng lượng và sự lạc quan kèm các sự đa dạng thú vị khác trong cuộc sống.

Cái hiện thực này đến với tôi hoàn toàn tự nhiên và bất ngờ một vài năm trước. Vào ngày nọ, Elizabeth bảo rằng cô ta đã cho xe đi lùi, tông vào một chiếc xe đang đậu khác. Và đang đợi tôi đến để giải quyết vấn đề đó. Trước khi tôi có cơ hội để trả lời, thì ngay lập tức cô ấy xây nên một bức tường với hàng hàng lý do để có thể bảo vệ bản thân và rằng đó hoàn toàn không phải lỗi cô ta. Tôi trở nên giận dữ, không phải về vấn đề chiếc xe hay vụ va chạm, mà là vì cách hành xử như đẩy tôi ra mà không thật lòng với tôi. Tôi đã bộc lộ cảm nhận của mình một cách rõ ràng, trực tiếp. Với thể hiện kiên quyết và không ác ý, tôi bảo: “Em thôi việc đấy lại đi”. Sự bộc lộ xúc cảm mãnh liệt này đã làm ngạc nhiên cả hai người bọn tôi, tôi đã thể hiện rõ ý rằng tôi sẽ không để bản thân mình đẩy cô ấy ra xa trong mối quan hệ này, hay ngược lại. Và cô ấy cũng hiểu điều đó rõ hơn bao giờ hết. Tôi bày tỏ rằng tôi cũng quan tâm về chiếc xe nữa, nhưng tôi còn có cảm xúc mạnh liệt hơn về cách hành xử của cô ấy nữa. Tôi nói: “Em cứ để cho anh bày tỏ sự quan tâm về chiếc xe đi, rồi chúng ta sẽ cùng nhau giải quyết việc này đâu vào đấy sau”.

Sau buổi nói chuyện hôm đó, cô ấy nói với tôi (kèm một vài người bạn khác của cổ) rằng đã cảm thấy an tâm hơn khi tôi đã biết bày tỏ cảm xúc rõ ràng như vậy. Cô ấy giờ đã cảm nhận rõ được cảm xúc buồn bực của tôi nghiêng về chiếc xe, nhưng lại không hề có ác cảm rằng cô ấy xấu tính, cả việc tôi sẽ không bỏ rơi cô ấy. Nội cái ý nghĩa về việc tôi sẽ không chấp nhận việc cô ấy đẩy tôi ra cũng đủ làm Elizabeth cảm thấy hạnh phúc và được che chở hơn hẳn. Kết quả là cô ấy đã chịu ngồi để lắng nghe ý kiến của tôi về vụ việc chiếc xe. Cả sự cố này đã mang đến cơ hội cho cả hai bọn tôi trở nên kết nối và thân mật hơn, và cũng đồng thời là luận điểm chứng minh việc: Bộc lộ cảm xúc rõ ràng sẽ mang lại sức mạnh như thế nào.

#bài thực hành số20

Vài phương pháp để bộc lộ cảm xúc:

  • Đừng hướng sự tập trung của bạn về phía người khác, “bạn làm tôi bực mình.”
    Thay vào đó, hãy tự nhìn nhận cảm xúc của bạn là như thế nào: “Tôi đang cảm thấy bực mình.”
  • Đừng dùng từ cảm nhận (cảm thấy) để miêu tả bạn đang suy nghĩ gì, như là: “Tôi cảm thấy rằng Joe đang cố lợi dụng tôi.”
    Thay vào đó bạn hãy thử tập trung vào những gì bạn đang cảm nhận trong cơ thể: “Tôi cảm thấy bất lực và sợ hãi.”
  • Tóm gọn là, hãy cố thay đổi cách dùng từ để miêu tả những gì bạn nghĩ, như từ “tôi” hơn là từ “bạn” .
  • Cố tránh tình trạng dùng từ kiểu “tôi cảm thấy như là”  như trong câu “tôi cảm thấy như bạn đang có ác cảm với tôi”.


Đối mặt với nỗi sợ sẽ giúp Nice guy lấy lại được sức mạnh nguyên thuỷ của họ

“Nỗi sợ” (nói chung) hoàn toàn là một phần bình thường hiện hữu trong đời sống con người. Ai ai cũng có nỗi sợ riêng biệt, kể cả những người tỏ ra vẻ cứng rắn nhất. Nỗi sợ có lợi chính là dấu hiệu cảnh báo việc nguy hiểm sắp xảy đến. Điều này hoàn toàn có tính chất trái ngược với “sự sợ hãi” mà các Nice guy hay trải nghiệm trong đời sống hàng ngày.

Đối với các gã Nice guy thì nỗi sợ hãi được nhân lên với tốc độ sinh sản của tế bào. Nó như kiểu là một cái kho lưu trữ lại hầu hết các trải nghiệm thực tế éo le của chính họ. Cái hoàn cảnh nó được sinh ra chính là khoảng khắc tuyệt vọng và hoàn toàn bị động nhất. Nó bắt nguồn từ việc nhu cầu của họ luôn không được đáp ứng kịp thời và đúng đắn.

Được nuôi dưỡng bởi một hệ thống niềm tin khuyến khích việc không chấp nhận sự mạo hiểm cần thiết và hoan hô chủ nghĩa bảo thủ. Nó được tăng cường bởi hiện thực cuộc sống là sự vô nghĩa, rắc rối, hỗn độn theo mọi hình thức và bất kỳ sự thay đổi nào sẽ hứa hẹn là một chuyến đi tới cõi vô thường. Tôi đặt kiểu nỗi sợ này là

Nỗi sợ trí nhớ

Bởi “nỗi sợ trí nhớ” hình thành từ hồi bé, Niceguy vẫn tiếp nhận thế giới với tư duy sợ mọi thứ sẽ gây nguy hiểm và quá sức với bản thân. Cách họ tiếp nhận “sự thật” là lối chơi an toàn và an bài với cuộc sống (sóng đẩy thuyền đâu, thuyền đi đó).

Như một hệ quả của sự an toàn ấy, Nice guy thường hay bị lâm vào sự khổ sở mà nó không đáng có ngay từ đầu.

Khổ sở vì họ tránh né đối mặt thử thách mới.

Khổ sở vì họ muốn mọi thứ như cũ (không cầu tiến).

Khổ sở bởi do sự trì hoãn của chính họ, thất bại ở việc hoàn thành thứ họ đã bắt đầu.

Khổ sở vì họ làm tình huống xấu trở nên tệ hơn do vẫn cắm đầu làm theo cái ý tưởng mà ở quá khứ đã không có hiệu quả.

Khổ sở vì họ đã tiêu hao quá nhiều năng lượng để cố kiếm soát thứ hoàn toàn nằm ngoài khả năng họ.

Nolan là một ví dụ tốt thể hiện “nỗi sợ trí nhớ” có thể làm tê liệt ra sao. Nolan biết tiếng tôi thông qua sự đề xuất của một người bạn. Anh ta đã sống ly thân với vợ hơn được một năm nhưng vẫn chưa có sự quyết định cuối cùng về việc có nên nộp đơn ly dị không.

Nolan thường hay chia sẽ với tôi là anh ta hay có cảm giác “rối bời”. Nếu như lỡ sau khi rời bỏ người vợ và nhận ra đó là một sai lầm khủng khiếp thì sao? Nếu như anh ta làm đảo lộn cuộc sống của những đứa trẻ sao? Lỡ như bọn chúng sẽ không bao giờ muốn liên lạc lại anh ta sao? Nếu như những người bạn nghĩ gã là một thằng tồi thì sao? Liệu Chúa sẽ cho anh ta xuống địa ngục thay vì thiên đàng? Nếu mà Nolan tiếp tục giữ nguyên “sự bối rối” này tiếp tục thì anh ta sẽ mãi mãi bị tê liệt bởi chính các suy nghĩ ấy.
Khi mà tôi bảo Nolan rằng tôi không nghĩ đó là sự bối rối mà đó chính là sự sợ hãi xuất phát từ bản thân anh ta, gã liền lập tức có vẻ bạo biện lại. Anh ta không thích tự nhìn bản thân với ý nghĩ là người nhát gan và sợ hãi. Sau khi chúng tôi đi sâu hơn vào quá khứ của Nolan lúc bé, anh ta dần nhận ra rằng bất kỳ lỗi lầm nào gã gây ra đều có hậu quả trường tồn mãi. Anh ta nghĩ điều tương tự cũng đang xảy ra lúc này.

Đằng sau nỗi sợ của Nolan về việc đưa ra bất kỳ quyết định nào là sự lo lắng từ ấu thơ của việc không thể xử lí những việc có thể xảy ra. Cùng nhau chúng tôi có một buổi động não, đưa ra các khả năng về hậu quả của việc ly dị. Đằng sau những kết quả đó hiện lên niềm tin rằng Nolan sẽ không thể tiếp nhận được sự thật của việc ly dị với vợ.
Sau đó tôi gửi Nolan về nhà cái danh sách về các nỗi sợ hãi ấy, kèm với một lời khẳng định rằng: Dù bất cứ việc gì xảy ra, anh vẫn phải tự thân xử lý nó. Vào tuần tiếp theo, Nolan tỏ vẻ kiêu hãnh khi thông báo việc anh ấy đã liên hệ với bên một luật sư. Dù là anh ta cảm thấy lo lắng và sợ hãi, nhưng cùng lúc Nolan đã tìm thấy được dũng khí và tự nhủ rằng: Mình có thể xử lý được vấn đề này.

Giải pháp duy nhất để có thể vượt qua nỗi sợ từ quá khứ chính là có dũng khí để đối mặt với nội sợ hiện tại. Cứ mỗi lần Nice guy đối mặt với nỗi sợ, trong vô thức hình thành nên suy nghĩ là họ xử lí được bất kỳ vấn đề nào mà anh ta đang lo sợ ấy. Điều này mang ý nghĩa “thách thức” với nỗi sợ nói chung. Việc thách thức này khiến mọi thứ xung quanh họ lúc đấy trở nên ít sự hoang mang và đỡ đe doạ hơn. Khi mà những việc này có xu hưởng giảm thiểu, thì nó đồng thời gia tăng lên độ tự tin của người đó lên. Sự tự tin tăng bao nhiều, thì cảm giác sợ hãi giảm bấy nhiêu.

#bài thực hành số21

Liệt kê ra một nỗi sợ mà nó luôn kiểm soát bạn. Khi mà bạn đã quyết đối mặt với nó, hãy tử nhủ mình, “Bất cứ chuyện gì xảy ra thì mình phải giải quyết nó bằng mọi giá.” Liên tục lặp lại câu thần chú này cho tới khi bạn có hành động thiết thực để đối đầu với các vấn đề của bạn.
========================

Phát huy “sự chính trực” sẽ đưa các Nice guy trở về với bản chất nguyên thuỷ của họ


Đa số các Nice guy đều tự xem mình là luôn thật thà và đáng tin cậy. Trong thực tế về cơ bản thì họ luôn thiếu sự trung thực. Họ có xu hướng có thể đưa ra lời nói dối (nói chung) và tự huyễn hoặc với bản thân rằng họ đang thật sự là một người tốt bụng và hiền lành đối với thế giới. Bởi sự thiếu trung thực hình thành từ nền móng của “hành vi lo sợ”, cho nên việc nói dối và giấu giếm sẽ có khả năng cao cướp đi mất các sức mạnh nguyên thuỷ của Nice guy đi mất.

Tôi định nghĩa “dối trá” là không bằng một phần ý nghĩa nhỏ mà sự thật mang lại. Điều này có vẻ hiển nhiên với mọi người, nhưng cũng rất quan trọng để ta phân định rõ thế nào là “dối trá” và “nói ra sự thật”, vì Nice guy khá thạo ở việc tạo ra các định nghĩa mà nó mang lại sự thoả đáng và hợp lý với hành vi của riêng họ. Không thường hiếm thấy khi họ đưa ra nhận định như: “Tôi khá là trung thực”, “hầu như tôi luôn trung thực mọi lúc có thể” mà không hề có chút ý thức nào về sự mâu thuẫn trong câu nói. Nó giống như cách cư xử của một đứa nít ranh, Nice guy hay chống chế biện hộ như: “Không phải tôi nói dối, chả qua tôi chưa kể ra mọi thứ thôi.

Joe là chủ sở hữu một loại hình thầu xây dựng đang trên đà phát triển. Thỉnh thoảng ông ta hay có những ngày tan ca sớm để tới xem một bộ phim rạp trước khi đi về nhà sau đó. Bởi do nơi anh ta sợ việc người vợ sẽ không chấp thuận hành động đó nên anh ta luôn miệng nói khác đi về cách gã dành buổi chiều làm những hoạt động gì. Anh ta luôn đề ra sẵn những cách nói, lý do để đề phòng lúc vợ gã gọi điện trong thời gian gã đi chơi. Cái sự trớ trêu trong tình huống này chính là Joe hoàn toàn không có lý do chính đáng nào để luôn phải nói dối với vợ của mình mọi lúc cả. Mặc cho tất cả nỗ lực Joe tạo ra để che đậy về chỗ mình đang ở lúc đó, chưa bao giờ một lần gã nhận ra gã đang tự lừa dối bản thân và cả người vợ. Điểm mấu chốt là những lời nói dối của Joe đều dựa trên việc nỗi sợ hãi của gã với người vợ, điều này đã dẫn đến hậu quả là sự mất đi bản năng chính trực nguyên thuỷ bên trong anh ta.

Khi Nice guy học cách nói lên sự thật tôi hay khuyến khích họ để ý kỹ những điều mà họ muốn ít người biết tới. Có những thứ mà họ nên giữ riêng cho họ, tương tự cũng có những thứ mà họ nên thành thật với người khác. Họ cũng nên tập luyện trước vài lần về cách nói ra một vài sự thật cho đến khi thành thạo nói ra tất cả cùng lúc.

Thỉnh thoảng, sau khi bày tỏ sự thành thật thì có vài cá nhân xem đó là một “sai lầm tai hại” vì một vài người phản ứng với sự giận dữ. Việc nói ra sự thật chắn chắn không là công thức để có được một cuộc đời bình yên hồng đượm. Cơ mà trái lại thì sống một cuộc đời với sự chính trực quả là dễ hơn là so với việc suốt ngày chỉ biết sống kiểu không thành thật và xảo quyệt và đầy rẫy với sự xuyên tạc.

Phát triển tính trung thực và chính trực là một phần thiết yếu trong quá trình tránh tiếp tục là nạn nhân của hội chứng Nice guy.

Định nghĩa của tôi về sự chính trực là: “Phân biệt đâu là lẽ phải và hành động theo đó.

Biện pháp thay thế là tiếp cận theo kiểu “uỷ ban”. Phương pháp này hoạt động dựa trên việc đoán suy nghĩ của mọi người rằng liệu việc nào là đúng đắn. Đây chính là con đường ngắn nhất dẫn tới trải nghiệm cảm thấy bối rối, sự bất lực và sự không thành thật.

Khi áp dụng phương pháp trên thì nó sẽ cho ra 2 cách để giảm lại sự chính trực của 1 người và lại chỉ có 1 cách để có lại được sự chính trực. Khi mà một gã Nice guy chả thèm bận tâm tự vấn: “Với mình như thế nào mới là đúng?” hoặc dùng cách “uỷ ban” thì anh ta sẽ luôn làm tổn hao sự liêm chính của bản thân. Chỉ khi nào anh ta tự vấn điều gì làm đúng làm theo y vậy, thì lúc ấy anh ta mới thực sự là con người của chính trực.

#bài thực hành số 22.

Hãy chọn 1 lĩnh vực mà ở đấy sự chính trực của bạn bị mất đi đáng kể. Xác định cụ thể việc gì đã ngăn cản bạn nói lên sự thật và làm theo điều lẽ phải. Thuật lại việc này với một người khác (có thể là người thân cận mà bạn tin tưởng). Sau đó hãy nói ra sự thật đang được giấu trong tình huống ấy hay làm bất cứ gì mà bạn cho là lẽ phải nhất. Tự nhủ bản thân mình có thể xử lý việc này được. Bởi vì tính chất của việc bộc lộ ra suy nghĩ thật của mình, có thể nó sẽ mang lại cảm giác khó chịu cho đôi bên nhưng bạn hãy vững niềm tin rồi mọi thứ sẽ ổn cả thôi là được.

Việc đặt ra các giới hạn (nguyên tắc) sẽ giúp các Nice guy quay lại với gạo cội nguyên thuỷ của chính họ

Việc có giới hạn riêng là rất thiết yếu cho khả năng sinh tồn của một người. Khi đã học được cách nhận biết được giới hạn của mình là gì, nó sẽ cho phép các Nice guy ngưng tự đổ lỗi cho mọi thứ xung quanh, có “tâm lý nạn nhân”. Việc đưa ra nguyên tắc cho bản thân chính là một trong những kỹ năng thiết yếu nhất mà tôi dùng để chỉ dẫn các Nice guy trong lộ trình này.

Tôi miêu tả ý tưởng của việc có giới hạn này qua việc đặt xuống sàn một sợi dây giày. Tôi bảo các Nice guy rằng tôi sẽ vượt qua cái mức ranh giới này và đẩy anh ta lui về sau. Tôi chỉ thị anh ta cứ tự nhiên cản tôi lại nếu cảm thấy không thoải mái. Không phải khác thường khi mà có 1 gã đứng yên đó và cho phép tôi lấn tới và xâm phạm không gian riêng của anh ta. Một khi tôi bắt đầu đẩy, không ngạc nhiên khi Nice guy để cho tôi đẩy mà không hề có sự phản ứng nào, có khi tôi đẩy tới mức họ đụng bức tường và hết chỗ lùi.

Tôi dùng dạng minh hoạ này để ví dụ cho sự cần thiết nên có những giới hạn nhất định trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Nice guy thường thích việc ngược lại hơn ,chính là giữ sự yên hoà và có xu hướng bỏ cuộc. Họ tin rằng nếu họ càng nhượng bộ thì đối phương cũng sẽ làm thế và rồi mọi thứ sẽ êm đềm hơn.

Khi lần đầu tiếp xúc với khái niệm này có thể Nice guy sẽ hơi phản ứng thái quá và có thể đi từ một mớ khủng hoảng này sang khủng hoảng khác rất nhanh chóng. Họ trở thành những người thiết lập ranh giới cực đoan. Họ cố gắng thiết lập ranh giới bằng búa tạ hoặc dao rựa. Đa phần họ nghĩ họ sẽ cần vận dụng sự kháng cự càng nhiều càng tốt để hoàn thành xong công việc.

Tới lúc họ sẽ nhận ra rằng việc đặt ra giới hạn như này mang ý nghĩa là làm cho bản thân trở nên khác biệt, chứ không phải là khiến mọi người xung quanh trở nên khác biệt. Nếu có 1 ai đó vượt qua giới hạn của họ, thì đấy không phải là vấn đề cũng những người đó. Mà đó là chính họ cho phép người khác làm vậy với họ. Vì chứng sợ ký ức, nice guy thường hay vô thức lặp lại hành vi mà chính họ nghĩ rằng nó không phù hợp. Bởi ảnh hưởng của quá khứ ấu thơ, họ cho mọi người biết rằng họ có thể xâm phạm các giới hạn của nice guy một cách thoải mái vô tư. Khi mà nice guy trong quá trình hồi phục nhận thức được cái tầm quan trọng của việc giữ mọi người ngưng xâm phạm các quy tắc của họ thì đó cũng là lúc hành vi của nice guy cũng thay đổi theo. Điều này sẽ cho phép các mối quan hệ của nice guy được cải thiện và tồn tại lâu hơn theo thời gian.
Jake, một người nhập ngữ đang ở ngưỡng tuổi 20 là một ví dụ điển hình về cách mà hành vi không khoan dung có thể giết chết mối quan hệ như thế nào và cách thiết lập ra các ranh giới có thể tạo cơ hội cho sự tồn tại của mối quan hệ. Trước khi anh ta cưới Kisha làm vợ, thì Kisha đã có một ngoại tình với người bạn trai cũ của cô ta. Nhưng do Jake không muốn đánh mất cô ấy nên Jake đã tha thứ cô ấy và hứa sẽ không bao giờ nhắc tới sự bội tín của cô ta. Điều nãy đã thiết lập nên một khuôn mẫu cho phép Kisha muốn làm gì thì làm còn phần Jake thì tiếp tục chôn vùi cái cảm xúc của mình và tiếp tục quỵ luỵ đối với Kisha. Jake cố tránh việc dùng từ nào mà có thể làm tổn thương Kisha nhất có thể.

Vào ngày hôm kia, họ đi ra ngoài để uống vài ly cùng hội bạn, lúc sau Kisha say mèm. Cứ mỗi lần lên cơn say, Kisha đều trở nên lộn xộn và có phần quá khích. Vào những lúc như vậy, Kisha hay bỏ rơi Jake một mình và thay vào đó đi ra nhảy cùng các người đàn ông khác quán bar.

Sau hồi không thể kiềm chế nữa, Jake nói ra rằng cô ta đã say mèm và đã đến lúc đi về. Cô ta liền chửi rủa lại và tiếp tục làm việc mà cô ta đang dở. Jake đáp lại bằng cách gọi ả là “đồ điếm” và lấy xe lái thẳng về nhà sau đó.

Sáng hôm sau cô ta được đưa về nhà bởi một trong những người bạn của ả. Trong suốt ngày hôm đó cô ta không hề nói gì với Jake. Anh ta cố không nói gì nhưng sau một vài tiếng không thể chịu được nữa, gã nói lời xin lỗi vì đã gọi cô ta là “đồ điếm” lúc tối qua.

Một tuần trôi qua, anh ta chia sẽ câu chuyện này lên nhóm No more mr niceguy và nhận được sự phản hồi tích cực đầy quan tâm của các thành viên. Họ cùng nêu lên cái quan điểm rằng chính sự nhu nhược tha thứ cho hành động đáng trách của Jake với vợ gã chính là bàn đạp để Kisha có được cái quyền muốn làm bất cứ thứ gì cô ta thích. Họ bảo rằng vấn đề không phải do Kisha mà là bởi do chính anh ta gây nên điều đó. Nếu Jake không tự thay đổi thì vợ gã sẽ vẫn tiếp tục hành xử như thế mãi mãi. Bởi do không tự đưa ra các giới hạn cụ thể, tự tay anh ta đã vô tình bóp nghẹt chết đi cái mối quan hệ tình cảm mà đáng lẽ ra nên có được kết cục tốt hơn như vậy.

Ngày hôm sau, Jake chất vấn với vợ gã sau khi đã nhận thức được vai trò của mình là gì trong mối quan hệ này. Anh ta bảo với cô ấy rằng sẽ không tha thứ cho bất cứ hành động nào có lỗi với gã nữa, Jake chia sẽ các quy tắc của mình cho cô ấy và cũng đồng thời không tha thứ cho việc Kisha đi nhảy và tán tỉnh cùng những gã đàn ông khác. Gã cũng không tha thứ cho việc Kisha hạ thấp phẩm giá của mình trước mặt người khác. Anh ấy bảo cô ta nên đi khám và điều trị cái vấn đề uống rượu nghiêm túc nếu vẫn còn muốn có cho mình một người chồng bên cạnh.
Kisha phản hồi Jake sau đó rằng không ai có quyền bảo cô ta phải làm gì. Sau đó đóng hành lí và rời khỏi căn nhà vào tối hôm đó, để đến tá túc ở nhà 1 người bạn. Mặc dù Jake vẫn tỏ vẻ u sầu các ngày sau nhưng đã có thể chống lại cám dỗ việc chủ động gọi điện cầu xin cô ấy quay lại. Thay vào đó anh ta gọi cho nhóm bạn nam của mình.

Ba đêm sau đó, Kisha chủ động gọi và bảo là muốn nói chuyện. Cô ấy qua nhà và bảo rằng mặc dù cô muốn hét lên với Jake là biến xuống địa ngục đi, cô ta nhận ra Jake đã nói đúng. Lần đầu tiên trong cuộc hôn nhân này, Kisha bảo rằng Jake đã có được sự nể trọng từ cô ấy. Cô ấy còn nói là muốn cùng Jake cứu cuộc hôn nhân và nguyện rằng sẽ làm bất cứ thứ gì để có thể biến điều đó thành sự thật. Tuần tiếp theo Kisha đã tham dự vào khoá điều trị cùng Jake.

#bài thực hành số 23

Trước khi bạn đặt ra các quy tắc và giới hạn, thì bạn phải nhận ra được cường độ ở việc bạn hay nhượng bộ để tránh sự xung đột rõ ràng. Trong tuần tiếp, tự quan sát bản thân mình.

Bạn hay nói “có” nhiều hơn là việc bạn nói “không”?
Bạn có đồng ý thoả hiệp điều gì để tránh sự xung đột không?

Bạn có hay tránh làm gì mà có thể nó làm phiền lòng bạn không?

Bạn có dành sự tha thứ cho một việc không đáng được tha thứ, và chỉ biết cầu cho nó qua đi cho khoẻ không?
Hãy viết các sự quan sát này xuống giấy và bàn luận nó thật kỹ với một người bạn tin tưởng.
======================

Hãy chọn bước đi bên phía ít an toàn

Không hề có bí kíp nào mang đến một cuộc sống mượt mà cả. Làm “tốt” hay làm “đúng” không hề cách ly các gã Nice guy khỏi tình trạng thực tế vô cùng hỗn độn của cuộc sống cả. Tất cả những gì mô hình Nice guy đang làm là tạo ra các ông “wimpy” (bạc nhược), gián tiếp tạo ra vô số kẻ bắt nạt có quyền ném đất vào mặt mình hoặc sỉ nhục họ thậm tệ bằng từ ngữ.

Còn về những ông Nice guy đang dần hồi phục về bản tính tự nhiên của họ, bởi do họ bắt đầu biết đầu hàng, chìm đắm trong thực tại, bày tỏ các quan điểm cảm xúc, đối mặt với nỗi sợ, phát huy tính chính trực và đưa ra các quy tắc giới hạn. Thì họ đã chạm đến một kiểu sức mạnh mà nó cho phép họ chào đón và trân trọng những thử thách mới và các món quà của cuộc sống mang lại. Cuộc sống chính là trò chơi cầu lượn siêu tốc vậy đấy. Khi đã sở hữu lại được tiềm năng bên trong họ, họ sẽ được trải nghiệm thế giới này lại theo một vẻ đẹp tự nhiên, vốn có của nó. Cuộc sống không phải là về chuỗi ngày an nhàn an phận mà nó là một hành trình đầy thử thách và đáng mong đợi tới nỗi không thể bỏ qua được.

Theo dõi loạt bài trước của Series:

======================

Mỗi một like, share, comment của các bạn là một đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng.

Chia sẻ để phát triển cộng đồng:

Related Posts

0 0 votes
Article Rating
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments