Julius Caesar và 11 bài học lãnh đạo.

Tác giả: Louis Stuart

Ngày đăng: 05/02/2017

Link gốc: https://bit.ly/34Mx5Yq

 

Tôi luôn bắt đầu một năm mới bằng cách đọc tiểu sử của những vĩ nhân. “Thử thách quyển sách đít bự” (big ass book challenge) của Roosh vài năm trước là lí do hình thành thói quen này. Dĩ nhiên, để trở nên vĩ đại, bạn cần phải học hỏi từ những người đàn ông thành công đi trước – nghiền ngẫm họ đã làm gì, làm thế nào và những yếu tố chính dẫn đến thành công của họ.

Julius Caesar gây ấn tượng cho tôi bởi danh sách thành tựu dài dằng dặc và sức lôi cuốn mãnh liệt mà sau 2000 năm vẫn còn đó. Thường thì, Caesar được nhớ đến như vị tướng quân vĩ đại, nhưng ông không chỉ có vậy. Ngoài là một chiến binh, ông còn là một người giải trí, quý ông quyến rũ, chính khách, nhà văn và nhiều hơn thế nữa.

Nhà sử học cổ điển Adrian Goldsworthy viết về cuộc đời thăng trầm của Julius Caesar trong quyển Caesar: life of a Colossus (Caesar: Cuộc đời một gã khổng lồ). Khi bạn đọc quyển tiểu sử này cùng nhiều quyển khác nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Julius Caesar, bạn sẽ rút ra được bài học về khả năng lãnh đạo và quyền lực tài tình của ông.

 

Dưới đây là 11 bài học Louis rút ra được khi nghiên cứu về Caesar:

1. Xây dựng talent stack (Hệ thống “tài lẻ” đa dạng).

Nếu bạn quen thuộc với các tác phẩm của Scott Adams, bạn sẽ khá quen với khái niệm “talent stack”, trong đó bạn sẽ lấy điểm B hay B+ ở rất nhiều kỹ năng khác nhau thay vì tập trung phát triển 1 kỹ năng lên A và tất cả còn lại chỉ ở C.

Khi bạn nhìn vào cuộc đời của Caesar, dễ dàng nhận thấy ông là một người đa tài đa nghệ, có thể kể đến như hùng biện, điều binh khiển tướng, hay khả năng đương đầu rủi ro và xung đột. Gần như không có gì mà ông không thạo, nếu lấy đối thủ đương thời của ông là Pompey ra so sánh, thì Pompey vẫn còn non lắm.

Julius Caesar lựa chọn tài năng mà ông cần để phục vụ công cuộc thống trị của ông. Bạn cũng có thể làm điều tương tự, hãy nhắm mắt lại và hỏi bản thân muốn trở thành ai trong tương lai. Xong chưa? Giờ tiếp tục tìm xem kỹ năng nào mà bạn chắc ăn là thiết yếu để đạt được mục tiêu. Hãy lên lịch và rèn luyện mỗi ngày để đạt tối thiểu điểm B.

 

Talent stack nghĩa là thông thạo và kết hợp các kĩ năng thông thường cho đến khi bạn trở nên phi thường

2. Hãy giỏi mọi cách giao tiếp.

Tác phẩm của Caesar Commentaries on the Gallic (and Civil) War (Bài luận về cuộc chiến Gallic và nội chiến La Mã) vẫn luôn là tác phẩm kinh điển thường xuất hiện trong các lớp học tiếng Latin và lịch sử quân sự. Vĩ nhân đương thời như Cicero ấn tượng bởi sự đơn giản và trực tiếp dẫn người đọc đến những gì đã xảy ra. Bài luận không chỉ đơn giản phục vụ cho mục đích truyền lại lịch sử cho hậu thế, mà còn là cách Ceasar xây dựng danh tiếng và giữ liên hệ với đại bản doanh của ông tại La Mã khi ông đi chinh chiến nhiều năm liền. Bằng cách thường trực trong tâm trí người dân, quyền lực của ông luôn gia tăng.

3. Hãy khác biệt.

Khi ông vẫn chưa có gì trong tay, Julius Caesar vẫn tìm được cách riêng để nổi bật. Thực ra ông là một fashionista (người dẫn đầu xu hướng ăn mặc) tại thời của ông ấy, luôn ăn mặc ấn tượng và độc đáo hơn những người khác:

“Caesar yêu thích việc nổi bật giữa đám đông, và luôn ăn mặc theo cách rất riêng biệt. Thay vì áo tunic tay ngắn màu trắng sọc tím thông thường mà các nghị sĩ hay mặc, ông ấy mặc một chiếc của riêng mình. Tay áo dài đến cổ tay được bọc lại bởi đường viền. Mặc dù chả có ai mang thắt lưng hay dây nịt cùng với tunic, Caesar vẫn làm vậy, nhưng ông nghịch ngợm để nó rất lỏng lẻo. Sulla (một vị tướng nổi tiếng cùng thời) lẽ ra phải nhắc nhở các nghị sĩ khác để mắt đến cậu nhóc nghịch ngợm này. Caesar ăn mặc theo 1 cách rất khác biệt để trở nên ấn tượng với các thành viên nghị viện, nhưng đồng thời cũng khiến ông tách biệt khỏi những người đồng cấp.”

 

Nửa sau cuộc đời, Julius Caesar rất chú tâm tâm trở nên khác biệt trong chính trị, ủng hộ những vụ kiện động chạm tay to mặt lớn, như là việc phản đối xử tử hình những người liên quan đến âm mưu của Catiline.

4. Luôn luôn vui vẻ.

Julius Caesar có cách rất riêng để luôn mang đến niềm vui. Ông ta thân thiện và thu hút bất cứ ai trò chuyện cùng. Thậm chí trong những cuộc tranh luận nảy lửa ông cũng không quên sự hài hước của mình. Dưới đây là một trong những ví dụ điển hình nhất về kỹ năng xã hội duyên dáng của ông:

“Caesar thường qua lại với các quý tộc địa phương, nhiều người trong đó chỉ được công nhận là công dân La Mã khoảng 1 thế hệ trở lại. Trong 1 dịp ở Mediolanum, ông có bữa tối tại nhà của Valerious Meto, bữa tiệc đã phạm sai sót khi phục vụ món măng tây sốt với mật nhi lạp đắng ngắt thay vì dầu olive. Caesar ăn nó mà không có bất cứ biểu hiện hay thay đổi nào trên khuôn mặt, thậm chí ông còn quở trách những người tùy tùng khi họ bắt đầu lớn tiếng la ó. Quý ông từ 1 gia tộc lâu đời nhất của Rome luôn là một vị khách hoàn hảo và người bạn tốt.

 

Điều này giúp ông xây dựng được rất nhiều mối quan hệ có lợi cho ông.

5. Liên kết bản thân với những sự kiện quan trọng.

Julius Caesar luôn là một chính trị gia popularis (tiếng latin của popular, ý nói chính trị gia nổi tiếng), ông luôn gắn mình với những sự kiện quan trọng. Trong đoạn đầu sự nghiệp ông hết mình ủng hộ vị tướng nổi tiếng Pompey (lúc này tên tuổi đã vang dội khắp xứ La Mã) và tổ chức các hoạt động giải trí hoành tráng khi ông đang là giám sát cơ sở hạ tầng công cộng tại Aedile. Trong những lần bầu cử, ông liên kết mình với rất nhiều tầng lớp công dân khác nhau và truy tố những công chức không được lòng dân.

6. Trải rộng quyền lực.

Khi ông giữ quyền lực độc tài, Julius Caesar ban hành chương trình lập pháp giải quyết vấn đề của mọi tầng lớp trong xã hội. Thời niên thiếu, ông sống tại khu vực khá nhiều tai tiếng, nhưng điều đó lại giúp ông dễ dàng trò chuyện với những tầng lớp nghèo khổ mà những nghị sĩ La Mã hiếm khi nào để ý tới, ông không hề sống xa rời dân chúng. Ông quen biết nghị sĩ, kỵ binh và cả những công dân bần hàn. Ông thậm chí bảo vệ những người dân các vùng lân cận, như những tộc người Cisalpine Gaul mọi rợ thậm chí còn chưa được cấp quyền công dân. Khi ông nắm quyền kiểm soát trong cuộc chiến Gallic, những mối giao tình trở thành những liên minh lớn mạnh hỗ trợ ông trị vì La Mã.

 

(Giải thích sự độc tài, La Mã khi xưa áp dụng thể chế cộng hòa liên bang, mọi quyết định quan trọng đều phải thông qua một hội đồng nguyên lão, tuy nhiên trong thời khắc Quốc gia đối mặt với tình thế nghìn cân treo sợi tóc, nhằm có thể ứng phó nhanh chóng, hội đồng sẽ bầu ra 1 lãnh đạo độc tài nắm toàn bộ quyền lực, có thể ban lệnh mà không cần thông qua ý kiến của các thành viên còn lại. Khá bất ngờ là chức vụ độc tài đã được trao rất nhiều lần nhưng gần như tất cả nhà độc tài đều trao trả quyền lực tuyệt đối này lại khi La Mã đã vượt qua cơn nguy khốn.)

Luôn luôn hợp tác cùng đa dạng các tầng lớp khác nhau. Tìm cách để đôi bên cùng có lợi. Đừng tạo ra kẻ thù khi không cần thiết.

7. Gần gũi với cấp dưới.

Ông rất nổi tiếng vì khả năng nhớ tên tất cả centurion (cấp chỉ huy 1 đội gồm 83 lính hoặc hơn) dưới quyền, xây dựng mối liên kết đặc biệt với họ. Ông cùng luyện tập với cường độ khắc nghiệt tương đương họ.

Khi Caesar trò chuyện với binh lính của mình, ông luôn gọi họ là ‘đồng chí’, không bao giờ dùng ‘ngươi’ hay ‘quân bây’. Ông ấy và họ đều là những người La Mã cao quý, phục vụ nền cộng hòa bằng cách chiến đầu chống lại kẻ thù và cùng tận hưởng vinh quang phú quý, thứ mà Caesar luôn rộng rãi chia sẻ với họ. Niềm tin và tình cảm như huynh đệ gia tăng giữa người chỉ huy, tướng lĩnh và lính tráng.

 

Niềm tự hào về bản thân và đội quân mà họ phục vụ cũng được nuôi dưỡng kỹ càng. Những vũ khí chạm khắc tinh xảo, một số được dát vàng hoặc bạc, được tạo nên với mục đích ban thưởng cho lòng dũng cảm, tôn vinh những binh sĩ gan dạ. Hệ thống quân đội La Mã luôn chú trọng việc đề cao lòng can đảm và quyết đoán của quân sĩ, nhưng trong những legion (1 quân đoàn legion có từ 3000 – 6000 quân) của Caesar ông đã đưa ý tưởng này lên một tầm cao mới.

8. Khi muốn hùng biện để thuyết phục người khác, đừng bao giờ bắt đầu với fact.

 

Julius Caesar biết rằng fact có rất ít giá trị trong thuyết phục. Ông học hùng biện ở trường giỏi nhất thời bấy giờ tại Rhodes. Mặc dù ông là nhà hùng biện đại tài, một trong những phương pháp thành công nhất mà ông thường dùng là khi muốn can ngăn những legions (chỉ huy) muốn tạo phản. Khởi đầu bằng việc gọi bọn họ là “nhân dân” thay vì “đồng chí” như mọi khi. Điều này làm họ bị shock, họ cảm thấy bản thân không xứng đáng với người chỉ huy đáng kính. Và khi những quân lính cao ngạo này vẫn còn trong trạng thái bối rối và sợ hãi, Julius Caesar khiến họ thèm khát được ông công nhận.

Và Coup de grace (đòn kết liễu – nhưng coup de grace nghe sang hơn nên giữ nguyên), khi ông nói rằng dĩ nhiên ông sẽ không trừng phạt bọn họ – tha cho quân đoàn Legion thứ 10. Họ vứt bỏ sự tự cao tự đại sang một bên, thậm chí cầu xin ông ban hình phạt, để chứng minh rằng đội quân này xứng đáng với người chỉ huy tài ba như ông.

Tôi không đưa bài diễn thuyết này vào vì muốn giữ cho bài viết ngắn gọn, nhưng bạn nên nghiên cứu nó kĩ lưỡng.

9. Nhiễu loạn kế hoạch của kẻ thù.

Một ví dụ điển hình là khi Julius Caesar dùng danh tiếng khoan hồng độ lượng của ông để chống lại phe cánh của Pompey trong cuộc nội chiến, người bị cho là đã quá tay khi ban lệnh trừng phạt lên những phe cánh trung lập trong cuộc nổi loạn. Sự khoan dung của Caesar làm đối thủ của ông trông như những kẻ điên loạn, và dẫn đến kết quả họ mất lòng dân và dẫn đến kết quả bại trận.

Và đó không phải là lần cuối cùng mà Caesar dùng chiến lược này.

10. Kiểm soát thông tin.

Một trong những lá bài chủ lực của Caesar là ông luôn chú tâm điều hướng dòng tin tức hơn là để chúng điều khiển ông. Bài luận của ông là một trong những ví dụ rõ ràng nhất, nhưng ông cũng triển khai nó trên cấp độ chiến lược rộng hơn để điều khiển dòng tin tức theo hướng có lợi cho ông. Trong cuộc viễn chinh tại Gaul, thua 1 trận giao tranh nhỏ có thể bị tam sao thất bổn thành bước thụt lùi của toàn quân La Mã. Không muốn kẻ thù có được lợi thế, Caesar lặp tức điều động quân lực để lật ngược thế cờ và giáng đòn trả đũa rất mạnh tay, không để cho tin tức đem lại thế mạnh cho lũ mọi rợ Gauls, kẻ mà luôn muốn đối đầu với ông.

11. Sự phô trương quyền lực phải phù hợp thời thế.

Sai lầm lớn nhất đã dẫn đến cái chết của Julius Caesar là cách mà ông thể hiện quyền lực của nhà độc tài sau chiến thắng nội chiến. Ông thường ăn mặc như sau:

“Ngoài quyền năng tuyệt đối, Caesar còn tạo ra khác biệt bằng nhiều cách khác nhau. Gia tộc ông nhận rằng mình là dòng dõi của vua chúa xứ Alba Longa, thành phố đã chìm vào quên lãng vì sáp nhập vào La Mã từ rất lâu về trước. Trong những dịp trọng đại, Caesar thường mặc trang phục mà ông nói rằng là trang phục của những vị đế vương tổ tiên ông, một áo choàng da dài đến bàn chân màu đỏ. Áo tunic đỏ tía và toga của tướng quân, cái mà ông mặc để dự các lễ hội và các buổi họp trịnh trọng, và đi kèm với ông là các hầu cận xứng tầm một vị quân vương. Ông đội vòng nguyệt quế – mà ông biện minh rằng để che mái đầu đang hói dần – Và vào năm 44 trước Công nguyên thì ông đội hẳn 1 vòng nguyệt quế bằng vàng.”

 

Ông cũng từ chối vương miện từ Mark Antony, nhưng nó chỉ càng chỉ ra mối liên hệ ngày càng mạnh mẽ giữa Caesar và vương quyền. Mặc dù dân chúng yêu ông, Caesar mất đi liên kết với một tầng lớp quan trọng trong xã hội bấy giờ – những nghị sĩ (hay là các thế lực gia tộc hùng mạnh khắp đất nước) cứng đầu giữ ý tưởng của đảng cộng hòa cũ. Với họ, những hành động của Caesar đã trở nên quá quắt. Nó như là biểu hiện của việc Caesar đang ngầm công nhận mình là một vị vua, một nhà độc tài thực thụ. Điều này làm Cassius và Brutus có cớ để thuyết phục những thành viên nghị viện ám sát Caesar, bảo vệ La Mã khỏi một tên “bạo chúa”-theo như cách nói của họ.

 

Bức “Et tu, Brute?” – Cả con nữa sao, Brutus?

Julius Caesar là người quá hiểu bản chất của nền cộng hòa La Mã, lẽ ra nên tỏ ra khiêm nhường và (giả vờ) trao lại quyền lực sau khi đã được hưởng quyền độc tài để giải tỏa những lời đồn đại về việc tham quyến quyền lực và muốn lật đổ nền cộng hòa. Ông làm ngược lại và trả giá bằng tính mạng. Đây là lỗi lầm mà người con nuôi và kế vị, Octavian, vị vua tương lai Augustus, sẽ không mắc phải.

Và bạn cũng không nên mắc phải lỗi lầm này.

Translator: Cừu (https://www.facebook.com/khaclong.nguyen.90/)

======================

Mỗi một like, share, comment của các bạn là một đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng.

Chia sẻ để phát triển cộng đồng:

Related Posts

0 0 votes
Article Rating
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments